6-7-2022
“Cần thay chữ “Liệt sĩ vô danh” thành “Liệt sĩ chưa xác định được thông tin” trên bia mộ liệt sĩ. Đây là việc làm vì lương tâm, trách nhiệm, danh dự với thế hệ trước chứ không phải vì thành tích” – là chỉ đạo của ông Bộ trưởng Đào Ngọc Dung từ năm 2020. Nay ông tiếp tục chỉ đạo “quyết liệt thực hiện việc đổi tên bia mộ”, “… cùng làm một loại đá, làm đẹp, dày dặn, chữ khắc sâu, rõ ràng” – lời ngài bộ trưởng.
Đã gắn lên hai chữ “liệt sĩ” là bao hàm sự hy sinh vì đất nước, dân tộc. Chẳng ai suy diễn đằng sau hai chữ “vô danh” ấy theo nghĩa tầm thường, thấp kém, vô ơn cả. Mà ngược lại, đã hơn 47 năm hay dài hơn thế, đất nước này vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ vô danh, nó như một vết thương chưa kịp lành, nó hằn lên cái giá của hòa bình, độc lập, nó là lời tố cáo chiến tranh đanh thép.
Cái danh vị ấy – dẫu có là “vô danh” do chưa tìm ra được tên tuổi đích xác thì lẽ sống cao quý của những con người đang yên nghỉ dưới lòng đất cũng là sự hữu danh với lòng biết ơn đời đời. Lương tâm, trách nhiệm của hậu sinh là tiếp tục hành trình đi tìm đồng đội, là bù đắp cho người còn sống trở về, người thân của người nằm xuống có được cuộc sống no ấm; là chung tay xây đắp cho một xã hội giàu đẹp, văn minh, tiến bộ như những người đi trước mong mỏi.
Chứ nó không nằm trong mấy viên đá đẹp, dày dặn, khắc chữ sâu với cũng bấy nhiêu nội dung. Chỉ tổ thêm tốn kém. Tiền lo cho người sống còn thiếu lên hụt xuống, cả nước, riêng gói hỗ trợ tiền thuê nhà trong cơn bạo bệnh Covid-19 mới vỏn vẹn giải ngân hơn… 1%, ở đó mà lo “đục đẽo” mộ bia.
Khi tôi đến bảo tàng Hermitage (St. Petersburg – Nga), có một phòng trưng bày hình của các vị tướng lĩnh đã hy sinh trong cuộc chiến vệ quốc vĩ đại. Có những ô bị bỏ trống. Người hướng dẫn viên già giải thích: do chưa tìm ra tên tuổi chính xác, nhưng biết là có người đã hy sinh trong trận chiến ấy, giai đoạn ấy nên chúng tôi vẫn để dành những ô trống để ngầm tôn vinh họ.
Khi tôi có dịp về nghĩa trang Trường Sơn, trước hàng ngàn bia mộ liệt sĩ vô danh, hữu danh, tôi chỉ biết lặng thinh. Một lời xin lỗi và biết ơn. Xin lỗi bởi mình đã sống trên sự chết của họ. Biết ơn bởi cái chết của họ mang lại sự sống cho người sau.
Khi tôi ghé thăm chùa Ba Đồn, Huế, trong không gian u tịch, chỉ biết gửi một lời nguyện cầu đến bao vong linh trong Ngày thất thủ kinh đô; và đi ngang qua những điểm mà tôi từng nghe kể, là nơi còn lưu dấu của những ngày Huế tang tóc Mậu Thân, dừng lại lâu hơn, chẳng biết là ai, vì ai thì cũng cần một lời sám hối.
Nhớ, hồi năm 2018, dư luận cả nước bùng lên khi Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội công bố quy hoạch xây dựng nghĩa trang cho cán bộ cao cấp với kinh phí lên tới 1.400 tỷ đồng. Sống, lại sống dưới nhãn cán bộ cao cấp, cái để lại là lo được gì cho dân, giúp được gì cho nước, ở đó mà lo cho cả phần mình khi chết, đến chết cũng còn… độc tôn, độc địa – là nghĩa địa của một mình ấy!
Sao đã thi nhau noi gương mà lại không chịu học và hành theo di huấn của Người: “tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi… Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn… Trên mộ nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp” (Trích Di chúc Hồ Chủ tịch, bản ghi ngày 15.5.1965 – NXB Công an Nhân dân).
Chết là hết. Sống mới là còn. Cái làm được khi sống thì sẽ còn, sẽ lưu danh cho dù… “vô danh”.
Bằng ngược lại, cũng làm nhưng làm ngược ngạo, gây tốn kém vô tích sự thì chỉ có ô danh, thưa anh trưởng bộ!
Danh gì ? Cụ Tư rất tệ ơi ,,! Cần gì danh ___ Tiền đấy ! Nó nấp sau danh thôi !
Cái danh của ngài bộ trưởng nó nổi từ khi ngài phạm luật trong thi cử gì đó cơ. Sợ thiên hạ quên mất nên ngài tìm cách nhắc khéo đó thôi. Tiền nhiều để làm gì, đừng đổ oan cho ngài, tội nghiệp.
Danh gì ? Cụ Tư rất tệ ơi ,,! Cần gì danh ___ Tiền đấy ! Nó nấp sau danh thôi !
Mộ vô danh, từ xưa tới này người Việt mình đều hiểu đây là nơi chôn cất thân xác của những người chưa xác định được danh tính. Khi dân đã hiểu thì có cần diễn giải lại hay không thưa ông bộ trưởng Đào Ngọc Dung? Việc diễn giải từng từ theo kiểu ghép vần của học trò cấp một có phải là nguyên nhân để ông bộ trưởng đưa ra chủ trương đổi tên bia “Liệt sĩ vô danh” thành “Liệt sĩ chưa biết danh tính” hay vì một lý do tế nhị nào đó, thưa ông bộ trưởng? Xin hỏi ông bộ trưởng mấy câu: Hiện cả nước có bao nhiêu bia mộ cần thay đổi, tổng kinh phí cần thay đổi là bao nhiêu? Giữa việc thay đổi bia mộ và việc chăm sóc chu đáo và nhân văn cho hàng chục vạn gia đình liệt sĩ đang sống trong cảnh khốn khó việc nào quan trọng hơn? Ngành lao động và thương binh xã hội còn nhiều việc làm ổn định xã hội để an dân, ở tầm vĩ mô, xin đừng diễn giải lại từ ngữ mà người dân đã biết và đều biết bằng tiền thuế của dân. Nếu ông bộ trưởng sử dụng tiền túi của bản thân mình và của quan chức thuộc quyền thì người dân rất hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ chủ trương trên của ông bộ trưởng. Còn nếu sử dụng tiền ngân khố thì không nên, khi đó khả năng xuất hiện một quả bom Việt Á làm tan hoang ngành lao động và thương binh xã hội sẽ cao lắm đấy ông bộ trưởng Đào Ngọc Dung ạ!!!
FB Vinh Lê
“Khi dân đã hiểu thì có cần diễn giải lại hay không thưa ông bộ trưởng Đào Ngọc Dung?”
Dân nào hiểu ? Nhụ … ờ, Vinh Lê có đọc Thái Hạo & Lê Huyền Ái Mỹ chưa ? 2 chữ “Vô Danh” trở thành 1 thứ one-way ticket của tử sĩ nhà các bác tới thành phố Cô Hồn . Họ muốn once mang 2 chữ “Vô Danh”, its a done deal, không ai nên làm cái gì để thay đổi tình trạng “Vô Danh” của những ngôi mộ đó cả . Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu còn trắng trợn nói láo 1 cách rất khảng khái rằng họ còn sống & có tên tuổi . Hóa ra trong mộ toàn là xương cốt súc vật .
“Giữa việc thay đổi bia mộ và việc chăm sóc chu đáo và nhân văn cho hàng chục vạn gia đình liệt sĩ đang sống trong cảnh khốn khó việc nào quan trọng hơn?”
Cả 2 việc đều quan trọng ngang nhau . Những gia đình liệt sĩ đã được xã hội giúp 1 tay . Còn nhớ con liệt sĩ đi bán vốn tự có không ? Nhà báo cách mạng các bác đem tiền tới cứu vớt họ xong rùi ghé ngay chỗ khác để thoải mái . Hy vọng các nhà báo đó xét lý lịch các chị em . Vinh Lê nên tạo ra thói quen xét lý lịch các nàng Kiều . Nếu con nhà cách mạng thì bức xúc, lý lịch đen như cái tiền đồ của chị Dậu thì … Nào!
“thì người dân rất hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ chủ trương trên của ông bộ trưởn”
Cái đồ dân gian . Tất cả tiền các quan đóng góp không đủ làm 1 khu mộ nữa . Hy sinh cho công cuộc đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào của các liệt sĩ các bác không thể đong đếm được bằng tiền, và không nên giở thói keo kiệt bủn xỉn của mấy người cho vay nặng lãi trong chuyện này .
“khả năng xuất hiện một quả bom Việt Á làm tan hoang ngành lao động và thương binh xã hội”
Đầu tiên, No Star Where. Quy trình này đã được Tiến sĩ Nguyễn Quang A đem chính mình ra thử nghiệm & thành công . Đúng, Lê Minh Dũng cóc cần biết NQA là con cá sặc gì, nhưng nếu có 1 người như thế, ông í sẽ cực kỳ buồn cười trước nhận định -từ của gs Tương Lai- “nếu không ngu ngốc thì cũng ác ý”. Kế, các bác phải tin vào Đảng . Đã tin tới giờ thì tin nốt cũng chả chết ai trong các bác cả . Dân Ngụy thì kệ tụi nó đi . Còn nhớ phép tính của nhà văn Phạm Đình Trọng hông ? 5 ngàn dân Ngụy mới bằng 1 ông đảng viên nhà các bác .
Nói chung, No Star Where & No Fo Go thui .
Còn nếu thấy giàn lãnh đạo mình cần phải thay thế, những người máu đỏ da vàng lại cùng chính kiến với mình . Được yếu tố mở rộng nữa . What ya waitin fo? Học tư tưởng Hồ Chí Minh mà biến hiểm họa đen thành thời cơ vàng . Đó chính là hành động trả ơn có ý nghĩa nhất . Dù gì thì họ cũng đã từng sát cánh bên nhau trong chiến hào chống Mỹ-Ngụy
Bọn bộ CH..ưởng bằng tiến sĩ lò ấp giả đang giao nộp cơ mật quốc gia qua các cơ sở dữ liệu tối mật về sơ iếu lý lịch của chính chúng NHỜ HOA VI Huawei quản trị quản n..ý giùm trong máy chủ đặt tại BẮC KINH !!!!
Chu choa ! Mèng đéc ơi Hoa Vi sẵn sàng giúp Việt Nam tăng tốc chuyển đổi số tóc tang !!!…
************************
Âu-Mỹ bậc Thầy còn ngán cả Hoa Vi
Ai ngờ mụ Fó tổng F..ỏng L..ờ Lì
Chu choa đề nghị tặng quà tẩm độc
Giữa Hội thảo An toàn Không gian mạng
Bà bà giúp tăng tốc chuyển đổi số tang tóc !!!…
Hoa Vi lên lớp giúp gia tốc Vi Xi (VC)
Chưa hết lão Xạo Xin chuyên da cao cấp
Trung tâm An toàn Bảo mật Toàn cầu Hoa Vi
Lên lớp dạy VietTel Vệ chuyển đổi số
Bao kỹ sư Cu lờ Hà L..ội nghe theo tự ti
“Tiêu chuẩn quốc tế Tàu về an ninh mạng”
“Hểnh hảo ! Nị cứ tin ngộ học mót đi !”
Mèng đéc ơi Âu-Mỹ bậc Thầy ngán ngẩm
Chu choa Hoa Vi bán hàng tẩm bọ hiểm độc
Trên bục lên lớp mụ Fó tổng F..ỏng L..ờ Lì ***
Dưới lớp hàng vạn kỹ sư Vệ chạp phô chép ghi
Từ nay chắc cơ sở dữ liệu tuyệt mật Xứ Vệ
Đều có trong máy chủ bên Xứ Tề sao nguyên y !!!
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
*** Mụ xẩm Tề Fiona Li – Phó Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại Huawei xứ Vệ
Đào Ngọc Dung lại muốn lo cho cái công ty sân sau vớ bẫm và ăn lại quả, nó giống hệt lũ khốn làm sách giáo khoa, cái họ Đào muốn đào mồ liệt sĩ để ăn đây mà.
Bởi chưng bọn họ mang cái bịnh “háo” từ lâu, làm gì cũng phải có ăn, có thưởng, có tiếng…trên báo, đài.
Thế nào thì thế, tiếng miếng là phải song hành;
nhưng sàng trong bếp vẫn không bằng miếng giữa làng: háo danh là trước hết:
phải được mọi người biết đến nhiều nhất, phải nhón chân cho cao nhất giữa đám đông;
leo cả lên vai, đạp lên đầu nhau nếu cần… giật cướp lộc, phết, ấn pháp tào lao gì đó…chúng còn làm,
huống hồ giữa quan trường,
mà nhiệm kỳ như vó câu qua cửa sổ!
Vì danh, họ quyết đạt bằng được mảnh giấy bìa gọi là bằng cấp, bất kể thực chất, chính danh, do khổ công học tập mà có
hay chỉ bằng vay mượn mua xin đối lưu;
hay bằng sao chép, đạo văn đạo luận án…
kể cả nhạc cũng đạo.
Cái danh mấy chục năm xhcn này nó là to như thế.
Nên bổng một hôm, ngài ngộ ra…lâu nay quản lý bao la mồ liệt sĩ mà còn để bị gọi là “vô danh”, sao ngu thế!
Ngài bèn ngứa gan đặt vứn đề. Vậy thôi.
Cũng dễ hiểu…
chuyện này đòi hỏi một quyết định “chuẩn chi” của bộ.
Bao nhiêu liệt sĩ bấy nhiêu chi.
Chi thế nào là quyền của ngài.
Một khoản không nhỏ.
Giáo dục khấm khá nhờ cải tổ sách giáo khoa.
Lao Thương Xã há không biết mình có mộ bia liệt sĩ sao?
Cho phép tớ đồng ý với ô bộ trưởng Đào Ngọc Dung . Xét theo phong tục của dân mềnh, những người mất đi thường được gia đình cúng kiếng, coi như có chỗ để đi về . Những ai không có gia đình hay vì lý do gì đó mà gia đình không cúng kiếng, họ gia nhập đội quân gọi là “cô hồn”. Những tử sĩ “vô danh” của các bác, more likely than not, sẽ gia nhập đội quân “cô hồn” này until họ được nhận dạng, và họ hàng có thể đưa họ về cúng kiếng .
2 chữ “vô danh” trên mộ họ, qua cả 2 bài của giới nouveau idiot savants là Thái Hạo & Lê Huyền Thích Mỹ, seem 1 thứ bùa, giấy đóng mộc, chứng nhận cho họ gia nhập đạo quân “cô hồn” till the end of time. Tất nhiên, bằng những ngôn ngữ có cánh, them just cant fly với loại cánh này . Trong khi nếu làm theo đề nghị của ông Đào Ngọc Dung, nhắc nhở trách nhiệm của những người đang hưởng những thành quả đến từ hy sinh của họ phải cố gắng làm hơn nữa để xác định danh tính . Trong khi đó “vô danh” sound like a finality, là số phận những người sống bắt buộc cho họ, là phải gia nhập đội quân cô hồn .
“Chẳng ai suy diễn đằng sau hai chữ “vô danh” ấy theo nghĩa tầm thường, thấp kém, vô ơn cả”
Wanna bet? Muốn điều này xảy ra, những người còn sống phải có 1 sự chọn lọc kỹ càng trong quá trình hòa giải hòa hợp, phải bảo đảm những đối tượng hghh cũng suy nghĩ như mình, thay vì “suy diễn đằng sau hai chữ “vô danh” ấy theo nghĩa tầm thường, thấp kém, vô ơn”, hoặc tệ hơn nữa, họ ẻ vào những hy sinh mà các bác vẫn đề cao, kính trọng .
Instant gratification “Cái làm được khi sống thì sẽ còn, sẽ lưu danh cho dù… “vô danh”
Làm được gì còn depend on who you talk to, và cả “vô danh” lẫn đền đài miếu mạo như Võ Văn Kiệt, there sure be some one(s) réo tên ra mà rủa (thầm).
Nói rùi, dân xã hội chủ nghĩa cần thận trọng khi chọn lựa đối tượng hghh. Chọn lầm, thi thể Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của các bác sẽ được/bị dùng làm Pinata, sau đó Lăng Bác sẽ bị blown-up Sky Hi cùng với thi thể của Bác ở trỏng . Bác Hồ còn bị/được đối xử như vậy, thì những lăng mộ liệt sĩ các bác có thể sẽ được chôn chung cùng với các chí nguyện quân
Vấn đề ko phải đã có tên hay không mà là TIỀN, có làm mới có ăn chứ. Phân tích dông dài nhưng … trật lất.
Hữu danh hay vô danh thì có khác gì nhau một khi họ đã nằm xuống vì đất nước , vì nhân dân. Nhân dân luôn nhớ về họ. Còn những kẻ suốt ngày nhân danh đủ thứ này nọ, bày ra chuyện tiêu tiền để kiếm tiền thì muôn đời sẽ là bọn “xú danh”.
Ô hô ! Phải có cái danh, như chính cái danh của ông bộ trưởng vậy.