12-4-2022
Tôi nghĩ: Đến hôm nay, khi nội dung vụ Dạ Thảo Phương (DTP) tố cáo Lương Ngọc An đã đi đến những tình tiết ghê rợn nhất, làm thách thức thần kinh của cả những người sắt đá nhất, thì với tư cách cá nhân, ông Lương Ngọc An có quyền lên tiếng để đối chất như đề nghị của DTP, thậm chí ông An nên kiện DTP nếu cô này vu khống ông. Nhưng việc ông im lặng và không làm gì cả cũng là quyền ông.
Tuy nhiên, báo Văn nghệ và Hội Nhà Văn thì không có cái quyền im lặng như thế. Vì đây là các cơ quan/ tổ chức thuộc hệ thống nhà nước, nghĩa là Tổng Biên tập và Phó tổng Biên tập là các công chức trong bộ máy chính quyền, họ vừa có tính đại diện vừa phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về vấn đề nhân sự và sự trong sạch của các nhân sự do mình quản lý.
Khi một cá nhân thuộc cơ quan/ tổ chức nào đó bị tố/ tố cáo (thậm chí chỉ cần có thông tin chứ chưa đợi tố cáo) vì có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì cơ quan/tổ chức ấy phải có hành động cụ thể. Hành động ấy (ví dụ) có thể là xác minh/ là yêu cầu người bị tố cáo công khai lên tiếng/đình chỉ công tác để phục vụ điều tra v.v.. Tóm lại là hành động phù hợp với pháp luật hiện hành, nhưng dứt khoát phải hành động.
Cả ông Lương Ngọc An-phó tổng biên tập lẫn các cá nhân lãnh đạo của hai cơ quan mà hiện Lương Ngọc An đang là một nhân vật chủ chốt ở đó phải thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, đó là “vai” mà các vị đang đảm trách với tư cách không phải con người và đời sống cá nhân, mà là một nhân viên chính quyền.
Không người dân nào có ý thức công dân lại chấp nhận có một cá nhân trong bộ máy nhà nước đang bị tố cáo hiếp dâm mà khi sự việc chưa được làm sáng tỏ lại vẫn có thể ngồi ở đó và tiếp tục công việc, trong khi các cơ quan nơi cá nhân ấy làm việc vẫn giữ im lặng một cách đầy sự coi thường và thách thức như thế đối với độc giả và công dân.
Đọc hồ sơ trên trang Dạ Thảo Phương thì thấy, đây không phải là lần đầu tiên cô này tố cáo Lương Ngọc An tội hiếp dâm. Ngay từ năm 2000 đơn tố cáo đã nhiều lần được gửi cho báo Văn nghệ, tuy nhiên nó đã được xử lý với nội dung là “xô xát, đánh nhau”. Không thỏa mãn với kết luận đó nhưng cũng không biết đòi hỏi sự thật như thế nào, nay cô ta tố cáo lại/ tiếp tục tố cáo. Chính vì thế, báo Văn nghệ, với tư cách là đơn vị đã xử lý đơn tố cáo trước đây nhưng không làm cho Dạ Thảo Phương đồng tình, cần tiếp tục trách nhiệm của mình theo một cách nào đó phù hợp với đạo lý và pháp luật, chứ không thể coi như không liên quan gì đến quá trình tố cáo kéo dài 22 năm qua.
Sự im lặng của báo Văn nghệ và Hội nhà văn (và cả Lương Ngọc An – Phó tổng Biên tập) hoặc chỉ khiến cho nhân dân và độc giả càng tin vào nội dung tố cáo của Dạ Thảo Phương, hoặc/ và cho thấy rõ hơn sự coi thường của các cơ quan này đối với công dân, thách thức công dân như thể họ (báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn) đang là các tổ chức nằm ngoài chính quyền vậy.
Đọc thơ Lương Ngọc An mới thấy sự can thiệp của Thái Hạo vô chuyện này rất có lý . Thơ của 2 người khá tương đồng với nhau ở mặt chất lượng & khá giống nhau ở tất cả những thứ khác . Một rừng không thể có 2 cọp, 1 ghế hổng thể chia cho 2 mông . 1 gotta go.
Với chủ tịch hôi như ông Thiều thì khó mong ĐIỀU chân thiện và CÔNG lý ( chuyện lang Nhô của ông Thiếu thật tởm lợm!)