Jackhammer Nguyễn
22-3-2022
Cuối năm 1978, cả một dãy biên giới Việt Nam – Cambodia sôi sục vì những cuộc xâm nhập, giết chóc của quân Khmer Đỏ, nhắm vào dân thường Việt Nam. Tôi từng chứng kiến tận mắt những đoàn người chạy loạn từ biên giới vào bên trong nội địa Việt Nam, và tôi không những chia sẻ những cảm xúc tức giận đối với lực lượng Khmer Đỏ, mà còn đói với cả nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lúc ấy: Tại sao không chịu đánh trả?
Sau đó không lâu, đài truyền hình nhà nước CSVN công bố bạch thư quan hệ Việt Nam – Cambodia. Vài ngày sau, quân đội Việt Nam tiến vào thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Cuộc tấn công này không thể nào so sánh với cuộc tấn công xâm lược nước Ukraine của tổng thống Nga Putin. Gần 200 ngàn quân Nga tràn vào một quốc gia có chủ quyền, không hề khiêu khích nước Nga.
Đã hơn 40 năm kể từ khi quân đội Việt Nam tràn vào Cambodia. Thời gian đó đủ dài, cộng với những tài liệu lần lượt được đưa ra, chúng ta có thể xem xét kỹ càng những nguyên nhân khác nhau, cũng như những diễn biến khác nhau về cuộc chiến đó.
Các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là những người góp phần dựng lên chế độ Khmer Đỏ. Họ cũng ý thức được rạn nứt trong khối cộng sản giữa Liên Xô và Trung Quốc, công khai bắt đầu bằng cuộc chiến đẫm máu tại biên giới Liên Xô – Trung Quốc hồi năm 1969. Nhưng từ đó cho đến khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975, khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khéo léo đi dây giữa hai người anh cả đỏ là Moscow và Bắc Kinh.
Có lẽ vì thế, những người Cộng sản Việt Nam không đo lường được mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với lực lượng Khmer Đỏ. Các tài liệu sau này cho thấy, lực lượng Khmer Đỏ công khai thù địch với Việt Nam ngay sau khi họ chiếm được Phnom Penh. Nhưng các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vẫn do dự, nghĩ rằng những “người anh em ý thức hệ” Khmer vẫn là bạn của họ. Có lẽ đó là lý do gây nên sự chậm trễ trong phản ứng chống lại các đợt xâm nhập của Khmer Đỏ vào lãnh thổ Việt Nam, giết hại dân lành.
Dù trễ, nhưng cuộc tấn công của quân đội Việt Nam vào Campuchia dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, nhận được sự ủng hộ của cả người Việt Nam lẫn người Khmer, giúp họ thoát khỏi nạn diệt chủng ý thức hệ.
Nhưng quân đội Việt Nam đã không tận diệt được bộ máy lãnh đạo Khmer Đỏ, cũng như để cho con bài chính trị lợi hại của Trung Quốc là hoàng thân Norodom Sihanouk được đưa về Bắc Kinh.
Sau khi được dư luận ủng hộ ban đầu, cũng như có một thời gian ngắn thắng thế, Việt Nam bắt đầu sa lầy trong một cuộc chiến kéo dài đến 10 năm. Hà Nội ký hiệp định Paris vào năm 1989, triệt thoái toàn bộ quân đội ra khỏi Cambodia.
Về con số thương vong của người Việt ở Cambodia, các nguồn tin vẫn chưa thống nhất. VOV đưa tin, có hơn 20.000 bộ đội Việt Nam thiệt mạng ở Campuchia từ năm 1978-1989, còn theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Việt Nam lúc đó cho biết, có hơn 53.000 thương vong, cũng như chết vì sốt rét rừng. Về phía người dân Campuchia, theo thống kê của các tổ chức quốc tế, có khoảng 2-3 triệu người chết do chính sách diệt chủng của Khmer Đỏ.
Khmer Đỏ và Trung Quốc đã khéo léo thành công trong việc cô lập Việt Nam trong cuộc chiến ở Cambodia. Một lý do quan trọng làm nên sự thành công đó là, Hà Nội đã quá gắn bó với Moscow, mục tiêu chiến lược chung lúc đó của phương Tây và Bắc Kinh. Dù chế độ Khmer Đỏ diệt chủng chính dân chúng của họ, nhưng họ vẫn giữ được ghế đại diện của Campuchia tại Liên Hiệp quốc cho tới năm 1993, suốt 14 năm sau khi bị lật đổ.
Quân đội Việt Nam ở Campuchia bị nhìn như một đội quân chiếm đóng dù có công lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, có lẽ do sau khi đánh đuổi và lật đổ chế độ diệt chủng, họ đã chiếm đóng Campuchia thêm 10 năm nữa. Lẽ ra, sau khi đánh đuổi Khmer Đỏ ra khỏi biên giới Việt Nam, lật đổ chế độ diệt chủng, Việt Nam cần tìm sự ủng hộ quốc tế, như cùng với LHQ lập nên chính phủ dân cử, rồi rút quân về, thay vì chiếm đóng suốt 10 năm.
Đánh đuổi Khmer Đỏ ra khỏi biên giới Việt Nam trong giai đoạn đầu, lãnh đạo CSVN được người dân trong nước và cả dân Campuchia ủng hộ, bởi không có cuộc tấn công đó, hàng ngàn thường dân Việt Nam và cả dân Campuchia tiếp tục bị thảm sát dưới bàn tay của Khmer Đỏ.
Tuy nhiên, việc quân đội CSVN chiếm đóng Campuchia suốt 10 năm, lập nên chính phủ thân Việt Nam, lại giống như ý như định của Putin hiện nay, xâm lược Ukraine, tấn công, chiếm đóng và lập nên chính phủ thân Nga.
Cuộc tranh cãi hiện nay giữa người Việt về cuộc chiến Ukraine, không có sự phân biệt rõ ràng, khi gọp chung nguyên nhân và mục đích của hai cuộc chiến. Có người còn đi quá xa, khi biện minh cho cuộc xâm lược của Putin, ủng hộ ông ta tấn công Ukraine, bằng cách so sánh nó với cuộc tấn công vào Campuchia của quân đội Việt Nam.
Cuộc chiến Nga xâm lăng Ukaine năm 2022 có khác với cuộc chiến Cộng sản Bắc Viêt Nam xâm chiếm Việt Nam Cộng Hoà năm 1975 không vậy Quý vị trí thức Việt Nam?
“Ai ủng hộ … là thiểu năng trí tuệ và què quặt lương tâm. Ai đồng nhất tính chất … là mù nhận thức sự thật của lịch sử và hiện tại”
Ta cũng có thể nói ngược lại, là người phát biểu câu này vừa thiểu năng trí tuệ, què quặt lương tâm & vừa mù nhận thức . Who the Phúc are you mà phán xét kiểu đó ? Nhân danh ai ? Những người có trí tuệ & lương tri như you? me, i wouldnt want to get caught 30 ft near any of những người có trí tuệ & lương tri như you.
Nói gì thì nói thì việc cộng sản VN tấn công qua Campuchia vào cuối năm 1978, lật đổ chế độ Khmer Đỏ và dựng nên một chính phủ mới, nếu xét về lý, thì đó là một cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp. Nếu quân Khmer Đỏ xâm phạm lãnh thổ thì VN chỉ có quyền đưa quân đến biên giới ngăn chặn và bảo vệ đất nước chứ không có quyền làm những gì VN đã làm. Nếu xét về tình thì thế giới đúng ra phải cám ơn VN vì đã lật đổ được chế độ diệt chủng Pol Pot, tuy nhiên lúc đó thế giới lo ngại chế độ cộng sản Á châu đang bành trướng theo thuyêt Domino nên không ai muốn ủng hộ VN cả. Còn chuyện Nga đem quân qua tấn công Ukraine thì rõ ràng đó là cuộc hiến tranh xâm lược, cả về tình lẫn lý. Putin cay cú vì không đạt được mục đích như mong muốn nên quay qua giết hại thường dân. Đây lại càng là một hành động không thể chấp nhận được.