Trịnh Hải
2/3/2022
Trải nghiệm của tôi về nước Nga có nhiều khác biệt so với những gì tác giả Nguyễn Đình Đăng viết trong bài “Đừng lẫn lộn người dân Nga, đất nước Nga với chế độ của những người cai trị họ”, ngày 1/3/22.
Những năm gần đây, tôi phải qua Nga làm việc nhiều lần nhưng đều ngắn hạn. Tôi có nhiều bạn Nga và họ có rất nhiều cảm tình với tôi. Những lần gặp nhau nói chuyện, họ thường tâm sự với tôi như những người bạn thân thiết lâu ngày không gặp… Bài viết sau đây là tóm tắt những gì tôi biết được về nước Nga qua tâm sự của những người bạn Nga của tôi.
Sự thật thì đại đa số dân Nga chán ghét nền kinh tế thị trường tự do hiện nay. Chưa bao giờ trong cuộc đời, họ lại thấy tương lai mù mịt đến thế. Nền kinh tế thị trường giúp một số ít người có năng khiếu tìm được việc làm thích hợp với mức lương khá và có đời sống ổn định nhưng hầu hết những người dân còn lại đều sống lây lất qua ngày, với khoảng 2000 rubles (20 USD) một tháng.
Ngay cả những người có năng khiếu và đang có việc làm vững chắc cũng lo âu vì hầu hết các công ty (ngọai quốc) đều không có tiêu chuẩn hưu trí. Nước Nga thời xưa chỉ làm được nồi áp suất hay “bàn là Liên Xô”, thì ngày nay họ cũng vẫn chỉ có thế.
Một lần đi siêu thị, tôi mua một đôi dép nylon sản xuất ở Nga, định là để xài bên đó rồi sẽ đem về Mỹ làm kỷ niệm. Thế nhưng, dù chỉ đi rất nhẹ nhàng trong khách sạn, chỉ sau hai tuần là rách đến mức không thể dùng được nữa.
Một kỹ sư người Nga than phiền với tôi rằng, ngày xưa dưới thời Soviet, người dân sống trong an tâm. Những người dù không có năng khiếu nhưng cũng có việc làm và nhận mức lương ngang ngửa với người có tay nghề giỏi. Khi về hưu họ biết chắc sẽ được hưởng những trợ cấp gì, và có thể nói, mọi thứ trong tương lai của họ đều nằm trong dự tính. Thế nhưng, tất cả những thứ đó nay đều tan biến sau khi chế độ cộng sản sụp đổ.
Với số tài nguyên thiên nhiên trời cho, mức sống dân Nga đã được nâng cao rất nhiều so với thời Soviet. Đường phố bên Moscow đặc nghẹt xe cộ, nhưng tìm đỏ mắt người ta mới thấy được một chiếc xe Lada chạy trên đường.
Hỏi ra mới biết, loại xe đó rất tệ nên rất ít người xài. Kiểu xe Lada ngày xưa vuông vức từng được bao nhiêu người dân Soviet (và đám du sinh Việt Nam) ấp ủ sao có được một chiếc, thật ra là được sản xuất theo bản quyền của xe Fiat 124, một loại xe dở chưa từng thấy trên thế giới.
Hầu hết các loại xe chạy trên đường phố Nga ngày nay đều nhập từ châu Âu và Nhật, trong đó không ít xe ăn cắp, được tuồn qua Nga. Nếu thế giới cấm vận Nga lâu dài, thì chỉ một thời gian nữa, đường phố bên Nga chắc chỉ còn lại toàn xe Lada.
Cũng giống như Bắc Hàn ngày nay, dưới thời Soviet họ tập trung tất cả tiền bạc và nhân lực vào việc chế tạo vũ khí trong khi đời sống vật chất của người dân vô cùng thiếu thốn. Tiêu chuẩn nhà ở của người dân là những căn hộ ở chung cư cao tầng, thường chỉ khoảng 45 mét vuông (484 square feet) với một phòng ngủ. Những người có chức tước thì được ở những căn khá hơn, với hai phòng ngủ, độ chừng 65 mét vuông (700 square feet).
Những người có một ít của cải, ngày nay họ đều ra ngoại ô mua những căn nhà riêng biệt, rộng rãi hơn, với mảnh vườn nhỏ. Cuối tuần, họ rồng rắn ra khỏi thành phố để về căn nhà ước mơ của họ. Nếu so sánh với tiêu chuẩn sống hiện tại của người Nga so với Việt Nam, thì họ vẫn còn thua rất xa.
Các thành phố ở Nga ngày này được cai quản bởi một hệ thống mafia dầy đặc và chúng chia vùng ra để trị. Các cơ sở thương mại đều phải chung chi để được yên thân buôn bán. Cảnh sát bên Nga thì cũng tệ hại không khác đám mafia bên đó.
Một đồng nghiệp của tôi vừa rời khách sạn, đang đi bộ đến sở làm thì bị ba tên cảnh sát mặc đồng phục, trên một chiếc xe có huy hiệu cảnh sát tắp đến, chặn anh ta lại hỏi giấy tờ. Khi người này rút ví ra, chúng đòi lấy ví để xem trong đó có những gì. Sau đó chúng trả lại ví cho anh ta, tuy rất đàng hoàng nhưng khi đến sở làm thì anh ta phát hiện tất cả số tiền trong ví đã không cánh mà bay. Chuyện xảy ra thật khó tin cho người ngoại quốc, nhưng với dân Nga thì chỉ nghe thoáng qua là họ biết kết cuộc như thế nào.
Điều đáng nói nhất là đại đa số dân Nga ngày nay còn nhiều luyến tiếc về một Liên bang Soviet hùng tráng thuở nào. Họ oán trách Gorbachev đã đẩy nước Nga xuống vực thẳm. Đời sống người dân Nga ngày nay bị đảo lộn và xã hội trở nên loạn lạc chưa từng thấy. Khi Putin lên làm tổng thống, đa số dân Nga đều tin rằng, Putin sẽ đưa nước Nga lại vị thế của một Liên bang Soviet ngày nào.
Để hiểu được tâm tư đó, chúng ta hãy tưởng tượng Trump đắc cử tổng thống thêm bốn năm nữa và với chính sách “Nước Mỹ trên hết”, Trump cắt mọi viện trợ cho các nước trên thế giới và rút hết quân đội ở Đức, Afghanistan, Nhật, Nam Hàn… về, để lại sân chơi cho Nga và Tàu muốn thao túng thế giới ra sao thì ra. Hậu quả là, sau một thời gian, có thể nước Mỹ sẽ bị đặt dưới sự sai khiến của Nga – Tàu. Nếu như sau đó có một vị tổng thống Mỹ nào đó có khả năng đưa nước Mỹ trở lại một cường quốc như trước, thì toàn dân Mỹ ắt sẽ hết mình ủng hộ. Đó là cảm giác của người Nga đối với Putin ngày nay.
Đừng bảo rằng việc nước Nga đưa quân sang chiếm Ukraine là tham vọng của riêng Putin. Đa số dân Nga chính là động lực để Putin làm những gì ông ta đang làm. Bài học cấm vận kinh tế của thế giới áp đặt lên Nga, tuy gây nhiều bất ổn cho các nước, nhưng nó vô cùng cần thiết để người dân Nga hiểu được nước Nga sau 70 năm cộng sản, họ cũng chỉ ngang hàng với các nước thuộc “thế giới thứ ba”.
Nếu họ ngoan ngoãn và bớt đi ngông cuồng, thế giới sẽ giúp và nâng cao đời sống họ cho bằng được các nước châu Âu khác. Đơn giản chỉ có thế thôi!
Tuyển U23 VN vừa có một chiến thắng chấn động địa cầu: vô địch Đông Nam Á .
Vậy mà chẳng thấy ai ngạo nghễ tự hào gì cả, lại cứ đi bàn chuyện Nga với Tàu. Rõ chán.
Thế giới đang sốt vó trước việc thằng khùng Putin đòi dùng vũ khí nguyên tử chống lại NATO thì chuyện đá banh của Việt Nam chỉ là chuyện ruồi bu, chẳng có gì đáng nói cả.
In his State of the Union speech, held at Capitol Hill 9.30pm EST, Biden said:
“Throughout our history we’ve learned this lesson – when dictators do not pay a price for their aggression, they cause more chaos. They keep moving. And, the costs and threats to America and the world keep rising.
That’s why the Nato alliance was created to secure peace and stability in Europe after World War 2. The United States is a member along with 29 other nations. It matters. American diplomacy matters.
Putin’s war was premeditated and unprovoked. He rejected efforts at diplomacy. He thought the west and Nato wouldn’t respond. And he thought he could divide us here at home. Putin was wrong. We were ready.
Putin has unleashed violence and chaos. But while he may make gains on the battlefield – he will pay a continuing high price over the long run.”
Joe Biden trong Diễn Văn Liên Bang không tin “họ ngoan ngoãn và bớt đi ngông cuồng”, và “But while he may make gains on the battlefield” lại có hàm ý Ukraina có thể sẽ thua.
Chúng tôi, dân đen, quen cày cuốc tự kiếm ăn, luôn chịu lép vế, thua thiệt đủ đường, đang dài cổ ngóng “giới tinh hoa” bên nào đó “quyết đoán dùng đòn phủ đầu”.
“Thế nhưng, tất cả những thứ đó nay đều tan biến sau khi chế độ cộng sản sụp đổ”
Need i say more?
“Nếu so sánh với tiêu chuẩn sống hiện tại của người Nga so với Việt Nam, thì họ vẫn còn thua rất xa” & “Đường phố bên Moscow đặc nghẹt xe cộ … Hầu hết các loại xe chạy trên đường phố Nga ngày nay đều nhập từ châu Âu và Nhật”
Oh, trí thức xã hội chủ nghĩa, nói năng câu trước chửi câu sau như mất gà .
“Điều đáng nói nhất là đại đa số dân Nga ngày nay còn nhiều luyến tiếc về một Liên bang Soviet hùng tráng thuở nào. Họ oán trách Gorbachev đã đẩy nước Nga xuống vực thẳm. Đời sống người dân Nga ngày nay bị đảo lộn và xã hội trở nên loạn lạc chưa từng thấy”
Tương lai của Việt Nam nếu các bác dựng lại cờ Vàng .
Chưa hiểu tại sao lương chưa tới 20 đô la một tháng mà xe hơi chạy đầy đường, nhờ tác giả giải thích thêm.
Khoảng cách giàu nghèo bên Nga chênh lệnh ngày một xa. Những người sống trong thành phố như Moscow hay St Petersburg là những người có công ăn việc làm tương đối vững chắc và ngày nay nhiều người đã có xe hơi. Đường phố bên Nga chật hẹp khiến giao thông khó khăn và luôn tắc nghẽn nên dù ít xe (so với các nước văn minh khác) nhưng lúc nào cũng thấy xe chạy đầy đường. Dĩ nhiên chuyện xe cộ “chạy đầy đường” cũng chỉ giới hạn trong phạm vi những thành phố lớn. Nếu đi xa ra khỏi trung tâm thành phố chỉ khoảng 20-30 km là bắt đầu thấy nhà cửa lụp xụp. Người dân ở ngoại ô sống bằng nghề gì thì tôi không rõ nhưng đại đai số sống rất kham khổ vì lợi tức thu thập của những người này rất thấp. Theo lời kể của người bạn tôi thì bố mẹ anh ta là tiêu biểu của đại đa số dân Nga và sống chỉ với khoảng 2000 rubles một tháng.