16-2-2022
Có những cuộc chiến, những cái chết không bao giờ được phép quên. Tổ quốc tỉnh giấc bởi tiếng súng. Năm đó tôi học lớp 11, 17 tuổi.
Cuộc tấn công khốc liệt của Trung Quốc rạng sáng ngày 17-2-1979, giết chết hơn 60.000 người Việt Nam, làm tôi cùng rất nhiều người bạn cấp 3 đã đăng ký nhập ngũ. Cả Việt Nam trào dâng xúc động khi Tổ quốc bị kẻ thù phương Bắc bất ngờ xâm lược, bắn giết – khi cuộc chiến Biên giới Tây Nam đang diễn ra.
Những chuyến bay suốt đêm đến sáng chở những người lính phía Nam tay ghì chặt khẩu súng AK-47 không thể ngủ mong có mặt kịp tại trận chiến biên giới phía Bắc, cứu đồng bào nhân dân mình.
Và rất nhiều những người lính can trường yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đó đã không bao giờ còn có cơ hội trở về với gia đình mình.
Thế mà chỉ sau đó một thời gian, đến 1990, những chiến sĩ trẻ dũng cảm chiến đấu hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược như Hoàng Thị Hồng Chiêm, Nguyễn Bá Lại… cùng trận xâm lăng qui mô xe tăng bộ binh rất lớn không – thể – quên, cũng như trận Hải chiến Gạc Ma bi thương Biển Đông vào rạng sáng 1988 – đã không được nhắc đến một cách công khai suốt một thời gian dài…
Lịch sử chống giặc ngoại xâm cần được ghi chép trung thực, chính xác, đúng như những gì đã diễn ra, để các thế hệ Việt Nam sau này học tập, noi gương cha ông đã anh dũng bảo vệ tổ quốc như thế nào.
Từ trận hải chiến mất quần đảo Hoàng Sa 19-1-1974 vào tay Trung Quốc, Cuộc chiến Chống Quân Trung Quốc Xâm Lược 6 tỉnh Biên giới phía Bắc sáng ngày 17-2-1979 và âm thầm kéo dài gần 10 năm sau đó khắp các tỉnh biên giới (Đây hoàn toàn không phải là cuộc chiến tranh biên giới như nhiều báo đã đưa tin), cuộc tấn công thảm sát giết chết 64 người lính Việt Nam đánh chiếm đảo Gạc Ma – thuộc Trường Sa sáng sớm 14-3-1988 để sau đó bồi đắp xây dựng căn cứ quân sự hiện đại, sân bay Trung Quốc kiểm soát khống chế Biển Đông kiểm soát tàu thuyền Việt Nam hiện nay.
Đây cũng là nghĩa cử uống nước nhớ nguồn, tri ân, ghi nhớ sự hy sinh của những người con Đất Việt đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, biển đảo Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Tư liệu quan trọng này cần sớm đưa vào giảng dạy sách giáo khoa.
– ‘Ngọn muốn vươn đến tột đỉnh của tương lai,
– Rễ phải bám chặt tận cùng của quá khứ’.
Đó là 2 câu trong ngôi đền cổ Vua Hùng truyền dạy lại chúng ta.
‘Ngọn muốn vươn đến tột đỉnh của tương lai, – Rễ phải bám chặt tận cùng của quá khứ’.
Quá hay! Đảng các bác bây giờ phản bội lại quá khứ . Đảng xem quá khứ cách mạng hào hùng của các bác là “bảo thủ, lạc hậu, giáo điều, duy ý chí, gây ra nạn đói ở miền Bắc -i did not know that-, làm mất lòng tin của người dân, gây ra mối nguy cho sự tồn tại của Đảng . Tất cả chỉ vì đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa sai lầm của Stalin”. Chỉ còn thiếu “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” cũng là sai lầm nữa là đủ bộ bầu cua cá cọp .
“Có những cuộc chiến, những cái chết không bao giờ được phép quên. Tổ quốc tỉnh giấc bởi tiếng súng”
Rất đúng . Đọc hồi ký chống Mỹ của chính ủy Nguyên Ngọc, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận định tinh thần chống Mỹ (mới là) thuộc tính của dân tộc ta -tớ thêm, hiện nay, loại đa số đang ngự trị ở Việt Nam . Hổng phải dân Ngụy, nói cho rõ kẻo có kẻ lại lầm . Mà trở thành thuộc tính có nghĩa nó trở thành bất tử as long as cái loại dân tộc đó còn thống trị trên đất nước Việt Nam . Đảng Cộng Sản các bác đừng hòng xử dụng mưu ma chước quỷ để bắt buộc dân tộc các bác quên . Những người như Trần Tố Nga sẽ là tiếng gọi của lương tâm mỗi lần Đảng muốn các bác quên . Những người đó sẽ trở thành huyền thoại trong lòng loại dân tộc của các bác .
Phếch Niu, cái tên đã trở thành 1 biểu tượng của tinh thần phò Mỹ bài Trung
Về những ai đang khơi dậy lòng hận thù đ/v Đảng của Bác Hồ, chắc các bác ngày xưa có hận thù với họ nên ngày nay tức tối, bực bội . Chắc có ông bà cha chú gì bị ảnh hưởng trực/gián tiếp của các chính sách học (hổng tới) từ Trung Quốc, trở thành “hờn căm dữ tợn”. Mang dòng máu căm thù của ông cha, các người “cũng gớm ghê đáo để có hạng” nhẩy .
Ai là người nhổ nước bọt vào quá khứ đánh Mỹ cho & giao ban với Trung Quốc oai hùng ở đây ? Ai mới là người thay vì “Rễ phải bám chặt tận cùng của quá khứ” lại lấy dân làm củi, chặt chém vào cái rễ quá khứ ở đây ?
Hòa hợp hòa giải khó mấy cũng phải làm, chưa kể rất dễ . Thử hỏi giữa dân Ngụy & bên kia, ai có thể có cùng quan điểm huân chương chống Mỹ hạng nhất là 1 di sản cần bảo tồn ? Ai có thể xem hòa xương cốt của 1 chuyên gia tra tấn theo Đảng Cộng Sản vào hồn thiêng sông núi là 1 điều nên làm ? Ai có thể cùng các bác tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ai có thể đồng ý với Phạm Xuân Nguyên rằng tinh thần chống Mỹ là 1 đặc tính quý báu của dân tộc ? Dân Ngụy ? Wake the Phúc up, will ya!
Dễ thế mà không làm cứ mong mỏi những điều xa vời . Thiệt khổ với mấy người . Biết rõ mình dùm cái đi, và biết đủ là hạnh phúc . Khi mọi người hiểu được những điều đó, đất nước mới có cơ hội để phát triển .