Nhân ngày “học trò nhớ ơn thầy giáo”…

Trương Nhân Tuấn

20-11-2021

“Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”; “Không thầy đố mầy làm nên”… là các câu ca dao của Việt Nam nói lên “nghĩa vụ” của người con, của người học trò đối với bậc phụ mẫu và thầy giáo.

Văn minh Trung Hoa mà Việt Nam ảnh hưởng sâu đậm còn nhấn mạnh vai trò của người thầy trong xã hội. Thứ bậc của người thầy đứng trên cha mẹ: “Quân, sư, phụ”. Đứng đầu là vua, kế đến là thầy, sau chót mới là cha (mẹ). Đọc truyện, hay coi phim Trung Hoa ta thấy người học trò là “đệ tử”, gọi thầy là “sư phụ”. “Sư” là thầy và “phụ” là cha. Thầy đứng trên cha.

Việt Nam ảnh hưởng sâu xa văn minh Trung Hoa. Trật tự xã hội ở Việt Nam đã được định hình như vậy, kéo dài hàng ngàn năm. Trong suốt quảng thời gian đó ta không hề thấy có cái gọi là “ngày của thầy”, “ngày của mẹ” hay “ngày của cha”. Đây không phải là một sự thiếu sót trong quá trình xây dựng xã hội và quốc gia. Bởi vì xã hội Việt Nam ngày đó con cái luôn phụng dưỡng cha mẹ già. Con cái coi đó là “nghĩa vụ tự nhiên” của mỗi người con. Có gia đình, cả họ ba, bốn đời sinh sống chung trong một ngôi nhà.

Tương tự học trò luôn kính trọng thầy cô, coi đó là “nghĩa vụ” của học trò. “Phụng dưỡng cha mẹ già” và “kính trọng thầy cô” đã trở thành những “giá trị cốt lõi” xây dựng nên quốc gia tên gọi Việt Nam.

Cho dầu thù nghịch với tư tưởng bành trướng của lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, nhưng cái nào (của văn minh Trung Hoa) “tốt”, cái nào “hay” ta phải nhìn nhận rằng nó “tốt” và “hay”. Văn minh Trung Hoa không phải do tập đoàn vô luân cộng sản xây dựng nên. Cộng sản Trung Quốc hay cộng sản Việt Nam đều xuất phát từ một lò duy vật, vô nhân tính.

Cái nào “tốt” ta giữ. Cái nào đồi phong bại tục, hủ bại… ta bỏ.

Những cái đã được thời gian thách thức, được xã hội chọn lọc và lưu truyền đời này sang đời khác… những cái đó trở thành các “giá trị nền tảng”. Người ta thấy không cần phải rườm rà, đặt ra các ngày lễ như “ngày của mẹ”, ngày “học trò nhớ ơn thầy giáo” v.v…

Thời trước, con cái hỗn láo với cha mẹ, học trò bất nghĩa với thầy cô… xã hội sẽ trừng phạt đứa con bất hiếu, đứa học trò bất nghĩa.

Xã hội bây giờ, với chủ nghĩa duy vật được sùng bái, người ta trọng “bề ngoài”. Thực tế cho thấy là càng có nhiều “ngày lễ” về cha, mẹ, thầy cô… thì số phận cha, mẹ, ông bà… càng “thê thảm”.

Chuyện ông bà bị cháu con bạc đãi. Chuyện con cái đuổi cha mẹ già ra khỏi nhà… Chuyện con cái kiện cha mẹ, con cái đầu độc, giết cha mẹ để lấy của cải… là chuyện “thường ngày”…

Quan hệ thầy trò thời xã nghĩa cũng không còn như ngày xưa. Đọc báo ta thấy các chuyện thầy giáo hiếp dâm học trò, thầy giáo “mua trinh” học trò… là chuyện cơm bữa. Chuyện gian lận thi cử, chuyện bằng cấp giả, chuyện học giả bằng thật… là chuyện thường tình. Ta có thể nói rằng 90% đảng viên CSVN có bằng cấp giả, học giả bằng thật.

Nhìn thực tế xã hội chỉ đem lại sự chua chát. Họ trò tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ… đa số không có công ăn chuyện làm. Một số lớn cử nhân, thạc sĩ phải giấu bằng cấp để xin việc làm, chạy xe grab hay làm phụ hồ.

Trách nhiệm là do thầy dạy, do mô hình phát triển quốc gia không phù hợp, hay do gia đình?

Những người tiêm nhiễm “văn hóa cổ”, kiểu người VNCH ở miền Nam ngày xưa, hiển nhiên phải chậc lưỡi thở than. Đạo đức xã hội, giềng mối giống nòi nay đã “nát bét” hết rồi.

Càng gò ép người dân phải “ơn đảng, ơn nhà nước”, hay buộc học trò phải “nhớ ơn thầy”, càng làm cho xã hội sống trong giả dối. Xã hội Việt Nam đã từ lâu là “xã hội đạo đức giả”.

Thỉnh thoảng tôi viết bài chỉ trích lề lối cai trị độc tài, ngu dân của đảng CSVN thì mỗi lần có những lời biện hộ kiểu “vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế”. Ông chủ tịch nước này, ông thủ tướng nọ của Việt Nam được tiếp đón long trọng ở nước ngoài…

Biện hộ kiểu vậy chỉ cho người dân Việt Nam thấy rằng mục tiêu của đảng CSVN là củng cố vị thế của đảng, hay của đảng viên lãnh đạo cao cấp… trước trường quốc tế. Trong khi trách nhiệm của người lãnh đạo quốc gia là “phục vụ cho người dân”, chăm lo cho đời sống của người dân… chớ không phải để phục vụ cho đảng, hay cho đảng viên.

Hôm qua tôi có đăng lại bài phê bình vụ “mừng ngày nhà giáo VN” viết từ năm 2016. Nhiều người (thầy giáo, cô giáo) chỉ trích. Tôi tái khẳng định lại ý kiến của tôi là không ủng hộ vụ “mừng ngày thầy giáo” kiểu duy vật bây giờ.

Có một thời gian thầy giáo, cô giáo VN bị liệt vào thành phần “phản động”, tức là giai cấp “trí” trong bốn giai cấp “trí, phú, địa, hào” cần tiêu diệt. Một số lớn các vị “giáo sư đáng kính” của VN đương đại là những đứa học trò đã từng quăng đá cho tới chết thầy cô của chúng trong thời kỳ “cách mạng văn hóa”, thập niên 50 thế kỷ trước ở Bắc VN.

Tôi cho rằng toàn bộ nhân sự thuộc ngành giáo dục của VN, thay vì yêu cầu học trò “nhớ ơn” mình, họ cần phải “nhìn lại” lịch sử, cần phải kiểm điểm lại trên thực tế mình đã giúp gì cho học trò nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung?

Bằng cấp của VN không nơi nào nhìn nhận. Học trò đào tạo không bao nhiêu đứa sinh sống bằng cái học của mình.

Thầy không có tư cách của thầy thì trò không có nghĩa vụ của trò. Cái học ngày nay đã hỏng rồi. Hỏng hiểu theo nghĩa “thời thế”.

Chính sách giáo dục của đảng đã làm tan nát hết cả trật tự xã hội truyền thống của VN. Nhưng trách nhiệm của thầy cô cũng không nhỏ. Thay vì cố gắng gượng lại, giữ được cái nào hay cái đó. Họ càng thúc đẩy cho quá trình hủy diệt thêm nhanh.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Nói dài nói dai nhưng vẫn không chốt được rằng “hầu hết các ngày của Đông Lào đều được dựng đứng lên nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh.
    Dĩ nhiên, không thể phủ nhận hiện tượng tương tự ở các nước khác, nhưng mức độ u mê là hoàn toàn khác biệt.

  2. Cái bài “vơ đũa cả nắm” này của Trương Nhân Tuấn chỉ dành để cho ai sống xa VN đọc (để tưởng thật) mà thôi.

    Ví dụ, cái câu:
    Một số lớn các vị “giáo sư đáng kính” của VN đương đại là những đứa học trò đã từng quăng đá cho tới chết thầy cô của chúng trong thời kỳ “cách mạng văn hóa”, thập niên 50 thế kỷ trước ở Bắc VN.

  3. “Cái nào “tốt” ta giữ. Cái nào đồi phong bại tục, hủ bại… ta bỏ”

    Rất đúng . Trí thức nhà ta giữ rịt Chủ tịch Hồ Chí Minh, và bỏ đi những tàn dư của phong kiến như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh .

    “Một số lớn các vị “giáo sư đáng kính” của VN đương đại là những đứa học trò đã từng quăng đá cho tới chết thầy cô của chúng trong thời kỳ “cách mạng văn hóa”, thập niên 50 thế kỷ trước ở Bắc VN”

    Chính vì vậy mà họ trở thành đáng kính trọng, đáng để những chuyên gia chích đùi -Phạm Trần của SBTN vừa gia nhập đội quân này- ra sức chích cho sạch đùi .

    “họ cần phải “nhìn lại” lịch sử, cần phải kiểm điểm lại trên thực tế mình đã giúp gì cho học trò nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung?”

    You askin too Đamn much. Good the Phúc luck, thats all i can say. RFA vinh danh Phúc KĐinh, Mạc Văn Trang vinh danh Phạm Toàn, anyone goin against cái tư di chung của dân tộc, be it good or bad, sẽ bị ít nhứt là phỉ nhổ .

    “Bằng cấp của VN không nơi nào nhìn nhận”

    Giỡn hoài cha nội . Trung Quốc & Lào nhận . Angola, Zimbabwe, Congo … Did i mention Trung Quốc ?

    “Cái học ngày nay đã hỏng rồi. Hỏng hiểu theo nghĩa “thời thế”

    i beg to differ. Cái học như 1 số người cực đoan & vô học hiểu thì từ sau “chiến thắng huy hoàng” tới giờ, it aint there no mo. Nhưng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa bắt đầu đơm hoa kết quả . Ngày xưa chỉ có thầy cô giáo đem công an vô bắt học sinh vì Freudian slips, hôm nay ta có học sinh tự giác làm chuyện đó . Yep, prototype của con người xã hội chủ nghĩa đang thành hình . Nhà giáo Phạm Toàn chắc cũng đang mỉm cười ở chỗ Bác Hồ & Mác-Lê . Not bad, not bad at all.

    • heheh bạn thuộc loài bò đỏ nên có ngôn ngữ đặc thù. Bạn lại cầm tinh loài muỗi nên vo ve cho vui.

Comments are closed.