8-11-2021
Ngày 8-11, trong phiên thảo luận hội trường, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan nêu hai “bộ mặt” thực tế ngành y đã bộc lộ rõ qua đại dịch: thực trạng y tế cơ sở và hệ thống điều trị. Đây cũng là điều mà ngay trong đại dịch, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên đã sớm nhận ra và từng định hướng “Khi TP trở lại trạng thái bình thường mới chúng ta phải củng cố lực lượng y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là trong bối cảnh khi các lực lượng chi viện rút về” – phát biểu vào sáng 12-9 tại Cần Giờ.
Và cũng là một trong những hạn chế mà lãnh đạo ngành y tế thành phố đã rút ra trong buổi Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 của ngành vào chiều 30 -10: hệ thống y tế và dự phòng chưa được đầu tư đúng mức khiến F0 quá tải và tăng nguy cơ tử vong.
Đầu tư cho y tế dự phòng và hệ thống y tế cơ sở không chỉ là vấn đề ngân sách, tiền của mà còn là nguồn nhân lực. Cũng như đối với hệ thống bệnh viện điều trị, hầu như khi bước vào cơn địa chấn Covid, “Ngành Y tế thời gian qua tập trung chống dịch trong khi còn các bệnh khác. Các bệnh viện chưa được chuẩn bị về cơ sở pháp lý, kiến thức cần thiết, vật tư y tế thuốc, cơ chế tài chính”.
“Tất cả những gì chúng ta đã phải trả giá trong thời gian vừa qua là hệ quả để lại của hệ thống y tế chưa đủ mạnh, bên cạnh lỗi của mỗi người, lỗi chủ quan còn có lỗi của chủ trương, chính sách”, bà Lan nêu rõ.
Đó là một cách nhìn nhận trực diện, không né tránh, cũng chẳng “bóc trần” bởi thực tế ấy, qua cái giá phải trả, phải đương đầu, phải đối diện trong suốt gần nửa năm qua, là những người trong cuộc- hẳn đã thấy quá rõ. Tiếng nói của một đại biểu nhân dân, cũng là chức trách của họ mà thôi, “đồng bào nói, lãnh đạo các cấp ngành nghe rõ không”!
Hôm nay, ngày 9-11, tiếp tục trong phiên thảo luận, cũng từ đầu cầu TP.HCM, đại biểu Tô Thị Bích Châu nêu dẫn chứng câu chuyện lô hàng với hơn 22.000 lon sữa do đồng bào ta ở Australia ủng hộ cho trẻ em khó khăn trong đại dịch Covid-19 tại TP.HCM. Mặt trận Tổ quốc TP.HCM đã xin ý kiến Cục An toàn thực phẩm và Cục Thú y. Trong khi Cục Thú y chỉ trong hai ngày trả lời đồng ý, thì Cục An toàn thực phẩm lại đề nghị TP.HCM hỏi Chính phủ.
“Chúng tôi gửi công văn đến Chính phủ thì cũng giao về cho Cục An toàn thực phẩm trả lời, vậy tại sao không tham mưu luôn nêu chính kiến của mình?”.
“Lô hàng cứu trợ TP.HCM về gần một tháng chưa lấy ra được là lỗi do ai?” – nữ đại biểu chất vấn.
Từ đó, bà mong Chính phủ tạo ra cơ chế hành chính thực sự thông thoáng, quy được trách nhiệm của từng bộ ngành và từng cán bộ trong việc tham mưu, để “không cần nhờ vả, quen biết mà việc vẫn chạy”.
Còn nhớ tại phiên làm việc ngày 23-9, bà Châu cũng từng lên tiếng về một tổ chức Hàn Quốc viện trợ TP.HCM 20 chiếc xe cứu thương được sản xuất từ năm 2015 nhưng theo quy định thì chỉ nhận được xe sản xuất từ năm 2019 trong khi trong nước vẫn đang thiếu.
“Chính phủ đã đồng ý nhưng ngành y tế có quan điểm ra sao thì không có trả lời nên dẫn đến kết quả là hàng về tới Việt Nam rồi phải tái xuất trở lại vì không ai hướng dẫn, không ai trả lời”.
Là giám sát các vấn đề thuộc về chính sách hay nêu bật những dẫn chứng cụ thể của sự máy móc, xơ cứng, quan liêu trong guồng máy vận hành, tiếng nói của những đại biểu dân cử – thông qua hai khuôn mặt nữ nói trên – mới thật sự là “của dân, vì dân” mà cũng “vì chính phủ, vì các bộ ngành” – nếu tiếp nhận đúng tinh thần góp ý, giám sát để điều chỉnh, có giải pháp tháo gỡ, sửa chữa.
Chúng ta chờ câu trả lời chất vấn của các tư lệnh ngành và người đứng đầu chính phủ, không phải chỉ trên bục nghị trường mà quan trọng là hành động thực tế, với chính các cử tri.
Cũng như các cử tri tiếp tục chờ nghe tiếng nói của các đại biểu, trong đó nhiều gương mặt nữ đầy “quyền lực” và khả ái, có khi còn hơn cả hai nữ đại biểu Phong Lan – Bích Châu – đều xuất thân từ ngành dược!
20 xe cứu thương cũ chưa tới 10 năm người ta cho, không phải chi tiền s/c thì im ắng.
Gần 40 toa xe lửa già lão trên 40 năm, phải chi gần 200 tỉ vnđ để s/c các cái thì tích cực đề nghị nhập, sao lạ dzậy ?!
Bình luận:Hai lúa tôi không hiểu tại sao “sữa cho em bé” lại fải có ý kiến của cục…thú y? Cảm ơn. Vụ “xe cứu thương” hổng biết bộ ytế “chờ” cái gì nhể…?!?!
Bình luận: Hai Lúa tôi không hiểu: tại sao sữa CHO TRẺ EM mà fải hỏi ý kiến Cục…thú y? Cám ơn. Còn vụ “xe cứu thương” bộ yt “chờ” cái gì nhể…???
Đồng chí LH AM cứ tiếp tục công cuộc cắt mạng vì sự nghiệp vẻ vang của Đẻn vì hạnh phúc của bầy hầy, bầy nhầy nước Đẻn.