17-9-2021
Cá nhân mình rất sợ khi nghe những quyết định vào phút chót, khi phải đối mặt với cửa tử và trong tình thế bắt buộc thế này. Mừng thì ít mà lo thì nhiều. “Không thể không mở cửa” rõ ràng là bị động chứ không phải là chủ động mở. Nghe như kiểu bất lực, buông xuôi hay là “thả nổi” khi không kiểm soát được nữa vậy. Không khéo lại rơi vào thái cực khác, dẫn đến dịch còn toang mạnh hơn mà kinh tế vẫn sập theo kiểu đổ ụp chứ không từ từ như bây giờ nữa!
Bởi nếu nó là một quyết định sáng suốt và có cơ sở, có tính toán khoa học thì nó đã phải diễn ra từ 2-3 tháng trước và phải được chuẩn bị một cách bài bản và kỹ lưỡng cho “kịch bản” mở cửa này. Chứ mình có cảm giác là phong toả mãi mà không “chiến thắng” được thì buộc phải mở cửa ra kẻo chết đói, khỏi sập nền kinh tế thôi. Cũng gần như đánh mãi không thắng thì quay ra “sống chung” thôi chứ cũng chưa định hình được sẽ chung sống thế nào. Mọi việc vẫn lùng nhùng như cũ. Mở ra có chết dịch tiếp hay không, chết bao nhiêu nữa để đổi lấy kinh tế thì có lẽ chưa tính được?! Giả sử mở ra mà bung toang mạnh hơn, chết nhiều không kịp hoả táng nữa thì lại đóng lại hay sao? Hay chết kệ chết, cứ tiến lên?
Mà đâu phải là cứ mở cửa ra cho dân buôn bán làm ăn là không chết đói, là vực dậy được kinh tế đâu? Đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện bắt buộc phải có, nhưng chưa đủ để cứu đói, cứu kinh tế. Còn nhiều bài toán khác cần giải đồng thời, cần hành động đồng bộ thì mới cứu được, mới khắc phục được cái hậu quả đóng cửa mấy tháng qua.
Ví dụ, đã có ai thống kê và tính toán xem bao nhiêu hộ dân đã trả lại mặt bằng hoặc bị thu mặt bằng kinh doanh chưa? Hộ dân đó sẽ làm gì khi cửa hàng đã bị thu mặt bằng lại do mấy tháng không trả tiền thuê, nhân công thì phiêu bạt về quê? Tiền hàng bị đổ bỏ dẫn đến nợ đầm đìa mấy tháng rồi, cần bao nhiêu vốn hỗ trợ để khởi nghiệp lại? Các doanh nghiệp vừa vừa thì đứt gãy chuỗi cung ứng, mất đơn hàng rồi, giờ mở ra làm gì? Có ai hỗ trợ họ xúc tiến đầu vào đầu ra không? Chính sách hỗ trợ thuế má ra sao? Rất nhiều câu hỏi đặt ra những chưa thấy ai giải nó cả. Cứ mở ra rồi tính tiếp?
Và nếu cứ xử lý theo kiểu chay theo tình huống như vậy thì điều quan trọng nhất là niềm tin của doanh nghiệp lớn, DN nước ngoài vào chính quyền có còn không? Khi mà họ chứng kiến năng lực quản trị quốc gia, quản trị khủng hoảng của chính quyền suốt nửa năm qua, rồi đến quyết định này nữa? Liệu họ còn dám đầu tư sản xuất tiếp hay không khi chưa thấy một kịch bản rõ ràng mà chỉ là giải pháp tình thế, tuyên bố một cách vội vàng và miễn cưỡng? Và kinh nhất là nó hoàn toàn có thể thay đổi 180 độ vào ngày mai, vào tuần sau? Làm gì có câu chuyện cổ tích là chính quyền chỉ sau 1 đêm ngủ dậy lại từ cô bé Lọ lem biến thành một Công chúa sáng láng được?
Đẳng cấp và năng lực quản trị quốc gia đâu phải qua một đêm mà có được?
Bác ơi, đó cũng chỉ là sự nối tiếp của chuyện ngủ 1 đêm từ Phó Tiến Sĩ thành Tiến Sĩ thôi. Bao nhiêu phần trăm các vị được gọi là ‘có bằng cấp’ thì thực sự có kiến thức và có học đâu Bác? Còn cái tâm và tầm, hình như quá xa xỉ.
Nhờ dịch bệnh mà nhiều người thấy rõ năng lực ĐIỀU hành Quốc gia yếu kém như thế nào chớ sự yếu kém ấy đã có lâu nay và cũng đã có nhiều ý kiến xây dựng hoặc phê phán NHƯNG CHẢ AI NGHE! NẾu dịch có qua thì đâu cũng hoàn đó khó có HY VONG KHÁ HƠN!
=> Nhìn NHỮNG CÔNG trình ngàn tỉ kỹ niêm ngàn năm Thăng long;đường sắt CAT LINH HÀ ĐÔNG; Cầu Sông hồng với “chiều cao HẦM chui qua đường “ là thấy ngay Đẳng cấp và năng lực quản trị quốc gia !
Nhờ dịch bệnh mà nhiều người thấy rõ năng lực ĐIỀU hành Quốc gia yếu kém như thế nào chớ sự yếu kém ấy đã có lâu nay và cũng đã có nhiều ý kiến xây dựng hoặc phê phán NHƯNG CHẢ AI NGHE! NẾu dịch có qua thì đâu cũng hoàn đó khó có HY VONG KHÁ HƠN!