Phan Bình Minh
2-9-2021
Sau khi ông Đinh Trung gửi “Đơn Phản ánh và đề nghị” ngày 02/01/2019 [1], Thanh tra Chính phủ có Báo cáo số 892/BC-TTCP ngày 04/6/2019, “Kết luận kiểm tra, xác minh nội dung kiến nghị, phản ảnh của công dân liên quan đến việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết sang khu đô thị”, do Phó tổng thanh tra Đặng Công Huân ký, gửi Thủ tướng Chính phủ.
Đến ngày 26/9/2019 Thanh tra Chính phủ mới có Văn bản số 1697/VPCP-C.III gửi cho ông Đinh Trung kèm theo Báo cáo số 892/BC-TTCP. Sau khi xem toàn bộ Báo cáo số 892/BC-TTCP, ngày 30/9/2021 ông Đinh Trung làm “ĐƠN PHẢN BIỆN về sự thiếu khách quan, minh bạch, trung thực trong báo cáo số 892 …”.
Mời các bạn đọc toàn bộ “đơn phản biện” của ông Đinh Trung. Vì đơn dài (11 trang A4) nên chúng tôi đăng làm 2 phần. Xin giới thiệu Phần 1 (trang 1-6).
***
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 30 tháng 9 năm 2010
ĐƠN PHẢN BIỆN
Về sự thiếu khách quan, minh bạch, trung thực trong báo cáo số 892/BC-TTCP ngày 04/6/2019 của Thanh tra Chính phủ: “Kết luận kiểm tra, xác minh nội dung kiến nghị, phản ảnh của công dân liên quan đến việc chuyển đổi sân golf Phan Thiết sang khu đô thị”.
Kính gửi: Đồng chí Lê Minh Khái Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ.
Đồng kính gửi:
– Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên Bộ Chính tri, Thủ tướng Chính phủ.
– Đồng chí Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
– Đồng chí Trần Cẩm Tú Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm ủy ban Kiếm tra Trung ương.
Tôi tên Đinh Trung nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủỵ Bình Thuận nghi hưu đang thường trú tụi số nhà 87, đường Tuyên Quang, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; điện thoai số 0917485300.
Ngày 02 tháng 01 năm 2019 tôi có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo làm rõ một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận. (có đơn kèm theo).
Ngày 25 tháng 01 năm 2019 Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 738/VPCP-V.I gửi Thanh tra Chính phủ (và có gửi Văn bản này cho tôi) do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng ký Văn bản ghi rõ: “Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo như sau:
Giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, kết luận các nội dung phản ảnh, kiến nghị của ông Đinh Trung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 4 năm 2019“.
Ngày 29 tháng 8 năm 2019, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 7789 VPCP-V.I V/v phản ảnh, kiến nghị của ông Đinh Trung (tỉnh Bình Thuận) có gửi Văn bản này cho tôi.
Ngày 26 tháng 9 năm 2019 Thanh tra Chính phủ có Văn bản số 1697/VPCP-C.III gửi cho tôi V/v kết quả kiểm tra, xác minh nội dung phản ảnh, kiến nghị liên quan đến việc chuyển đổi sân Golf Phan Thiết sang khu đô thị. (kèm theo Báo cáo số 892/BC-TTCP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Thanh tra Chính phủ).
Kính thưa các đồng chí,
Trong đơn phản ánh và đề nghị của tôi có nhiều nội dung nhưng Thanh tra Chính phủ mới báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung liên quan đến Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết. Trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ (gửi kèm theo) tôi thấy nội dung kết quả kiểm tra, xác minh thiếu khách quan, minh bạch, trung thực có dựng ý bao che sai phạm và thiếu trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận. Tôi xin trình bày cụ thế những nội dung sau đây:
I) NỘI DUNG PHẢN ẢNH LIÊN QUAN KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH BIỂN PHAN THIẾT.
1/ Tôi cho rằng việc chuyển đổi đất sân golf Phan Thiết sang đất ở đô thị, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận có những biểu hiện sai trải, tiêu cực “lợi ích nhóm”, câu kết với Công ty cổ phần Rạng Đông biến đất công thành đất tư nhân không đúng với quy hoạch sử dụng đất của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
Qua kết quả kiểm tra, xác minh, Thanh tra Chính phủ nhận xét nội dung phản ánh này của tôi “là không có cơ sở”. Bởi lẽ: Theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Thuận, ngày 28/10/2014, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2117/TTg-KTN về việc điều Chính sân golf Phan Thiết, đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020″. Nhận xét này tôi xin phản biện như sau:
a) Tóm tắt quá trình hình thành và hoạt động của sân golf Phan Thiết:
Sân golf Phan Thiết là đất công nhà nước cho chủ đầu tư nước ngoài thuê đất trả tiền thuê đất và các khoản thuế phát sinh hàng năm, (100% vốn đầu tư nước ngoài) cứ 5 năm điều Chính tiền thuê đất một lần. Thời gian thuê đất 50 năm. Sân golf đưa vào hoạt động tử năm 1997, trải qua 4 lần chuyển chủ đầu tư theo Luật Đầu tư.
Ngày 15/11/2013 là lần chuyển nhượng cuối cùng (lần thir tư) sang Công ty cổ phần Rạng Đông. Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Bình Thuận cấp “với mục tiêu: xây dựng và kinh doanh một sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế và các công trình phục vụ kèm theo”. Ngày 02/12/2013 và tiếp theo là ngày 24/12/2013 Công ty cổ phần Rạng Đông có văn bản số 810/CV-TH-RĐ và Văn bản số 204-BC/TH-RĐ đề nghị chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị để đầu tư xây dựng và kinh doanh biệt thự, nhà vườn, nhà phố, nhà cáo tầng và các công trình hạ tầng phụ trợ. Ngày 01/3/2014 Công ty cổ phần Rạng Đông có thông báo số 56.TB/TH-RĐ thông báo: “Sân golf Ocean Dunes sẻ chấm dứt hoạt động kể từ ngày 01/4/2014“. “Thời hạn giải quyết các vấn đề liên quan đến thẻ hội viên: kể từ ngày 16/3/2014 đến hết ngày 16/6/2014“.
b) Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
Tại quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009. sân golf Phan Thiết nằm trong quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. Điểm i, Khoản 4. Điêu I Quyết định này ghi rõ “Đối với các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã triển khai xây dựng; dự án đã hoàn thành đang hoạt động trước ngày quy định này có hiệu lực thì tiếp tục được hoạt động…”
Tại quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 26/5/2014 “Điều Chính, bổ sung danh mục các sân golf dự kiến phát triển đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020“ vẫn giữ sân golf Phan Thiêt trong danh mục dự kiến phát triển đến năm 2020.
c) Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận chỉ đạo việc chuyển sân golf Phan Thiết sang Khu đô thị như thế nào?
Ngày 05/3/2014 UBND tỉnh có thông báo số 75/TB-UBND kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý đề nghị của Công ty cổ phần Rạng Đông. Thông báo này được gửi đến tất cả cả Ban Thường vụ cấp ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ban của Tỉnh ủy, Báo Bình Thuận, Đài PTTH Bình Thuận… và “đề nghi Thường trực ủy ban MTTQVN tỉnh, các đoàn thể tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, UBND thành phố Phan Thiết chỉ đạo tổ chức tuyên truyền cho nhân dân và đoàn viên, hội viên của đơn vị mình và địa phương biết để hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề trên”. Chủ tịch UBND tỉnh “yêu cầu chủ đầu tư phải có phương án giải quyết hài hòa lợi ích của những người đã bỏ tiền mua thẻ golf của sân golf Phan Thiết”.
Ngày 07/5/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có thông báo số 394/TB-TU giao cho UBND tỉnh báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đất sân golf sang đất ở đô thị.
Ngày 23/5/2014 UBND tỉnh có tờ trình số 1741/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ, đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi Quy hoạch và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sân golf sang xây dựng khu đô thị.
Ngày 28/10/2014 Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2117/TTg-KTN đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020.
Như vậy cho thấy rằng lãnh đạo tỉnh Bình Thuận khi làm thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ đưa sân golf ra khỏi Quy hoạch đã biết trước đó chủ đầu tư chấm dứt hoạt động và bỏ sân golf từ ngày 01/4/2014 và giải quyết các vấn đề liên quan đến thẻ hội viên hạn chót là ngày 16/6/2014 nhưng không có ý kiến gì, và còn “yêu cầu chủ đầu tư phải có phương án giải quyết hài hòa lợi ích của những người mua thẻ golf tại sân golf Phan Thiết“, coi như chẩp nhận sự đã rồi trong khi chưa báo cáo và có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; có phải chủ đích của doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh Bình Thuận thống nhất với nhau không?
Khi Thủ tướng có văn bản số 2117/TTg-KTN ngày 28/10/2014 đồng ý đưa sân golf ra khỏi Quy hoạch thì sân golf Phan Thiết đã bỏ trước đó 6 tháng, thử hỏi Thủ tướng Chính phủ có biết không? Và UBND tỉnh có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc chủ đầu tư đã bỏ sân golf này không? Thanh tra Chính phủ chỉ bắt đầu từ khi UBND tỉnh có tờ trình ngày 23/5/2014 đề nghị Thủ tướng Chính phủ và văn bản số 2117/TTg-KTN ngày 28/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ mà cố tình bỏ qua quá trình diễn biển trước đỏ rồi nhận xét “không có cơ sở” nói sự móc ngoặc, câu kết giũa lãnh đạo tỉnh với chủ đầu tư nhằm xóa bỏ sân golf chuyển sang khu đô thị là không khách quan, không có quan điểm lịch sử và báo che cho sự sai trái của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận. Như vậy nhận thức và hành động như thề nảo mới có cơ sở?
Hơn nữa, ngày 10/4/2015 Chủ tịch UBND tỉnh có quyết định số 997/QĐ-UBND cho chuyển mục đích sử dụng đất sân golf sang đất ở đô thị thì ngày 18/4/2015 cho phép chủ đầu tư làm lễ khởi công dự án trong khi chưa có giá thu tiền sử dụng đất nghĩa là chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, cho đến ngày 25/11/2015, Chủ tjch UBND tỉnh mới có Quyết định số 3371/QĐ-UBND về phê duyệt giá đất để tính tiền sử dụng đất khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất của dự án. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Nhưng theo đề nghị của chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh làm văn bản đề nghị Bộ Tài Chính cho chủ đầu tư giản nộp tiền sử dụnc đất trong 2 năm (2016-2017). Bộ Tài Chính không đồng ý vì dự án không thuộc diện giản nộp tiền sử dụng đất nhưng tỉnh vẫn trì kéo cho đến tháng 10/2016 mới bắt đầu thu tiền sử dụng đất và đến cuối năm 2017 Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết vẫn còn nợ 164.700 triệu đồng tiền sử dụng đất (Kết luận số 1645/KL-BTNMT ngày 04/4/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Tôi cho rằng Thanh tra Chính phủ cố ý báo che cho sự sai trái của lãnh đạo tỉnh Bình Thuận. Tất nhiên sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa sân golf ra khỏi Quy hoạch thì việc chuyển mục đích sử dụng đất phải theo quy định của pháp luật.
2) Về nội dung đơn phản ánh cho rằng “Việc UBND tỉnh Bình Thuận không yêu cầu chủ đầu tư bố trí 20% quỹ đất của dự án để xây dựng nhà ở xã hội là chưa đúng pháp luật về nhà ở xã hội”. Thanh tra Chính phủ nhận xét: “là có cơ sở một phần“. Bởi lẽ:
Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết có quy mô hơn 62 ha và thục hiện đầu tư tại thành phố Phan Thiết (là đô thị loại II); theo quy định tại Điềm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Chủ đầu tư phái dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng một bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, do còn một số vướng mắc nên UBND tỉnh Bình Thuận đã có Văn bản xin ý kiến (số 985/UBND-ĐTQH ngày 02/4/2015) và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng (tại Văn bản số 906/BXD-QLN ngày 24/4/2015) là cho phép Công ty Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết nộp khoản tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo đất đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với nhà nước để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại 2 khu đất khác có tổng diện tích 8,75 ha. Bộ Xây dựng là Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành xây dựng, khi địa phương có vướng mắc về pháp luật, có văn bản hỏi và sau đó thực hiện theo hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành thì không quy kết UBND làm sai được.”
Thanh tra Chính phủ đã bỏ qua nội dung tiếp theo của Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 188 trên đây của Chính phủ là: “Chủ đầu tư có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dụng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% (trừ trường hợp nhà nước thu hồi quỹ đất 20% để đầu tư xây dụng nhà ở xã hội hằng nguồn vốn ngân sách và trường hợp chủ đầu tư không có nhu cầu nhà ở xã hội thì chuyển giao quỹ đất này cho UBND cấp tỉnh nơi có dự án“.
Quy định này vẫn giữ nguyên tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ. Quy định như thế là rõ ràng đâu có gì vướng mắc về pháp luật. Nếu nhà đầu tư không có nhu cầu nhà ở xã hội thì giao 20% quỹ đất này (7.2 ha đất vàng) cho tỉnh và đem đấu giá thu tiền làm quỹ xây dựng nhà ở xã hội có tốt hơn không?
Ngày 02/4/2015 UBND tỉnh có văn bản số 985/UBND-ĐTQH gửi Bộ Xây dựng đề nghị hoán đổi 20% quỹ đất này ra khỏi dự án; ngày 13/4/2015 chủ đầu tư có Văn bản số 37CV/TH-CLB gửi Bộ Xây dựng; ngày 24/4/2015 Bộ Xây dựng có văn bản số 906/BXD-QLN trả lời UBND tỉnh Bình Thuận trong khi trước đó ngày 06/4/2015 UBND tỉnh có Quyết định số 909/QĐ-UBND “về phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết” đã không dành 20% quỹ đất đề xây dựng nhà ở xã hội. Như vậy UBND tỉnh có phải “tiền ưảm hậu tấu”, cố tình làm một việc đã rồi không?
Trong báo cáo Kiểm toán số 23/KTNN-TH ngày 12/01/2018 về ngân sảch địa phương tỉnh Bình Thuận (cuối trang 27) Kiểm toán Nhà nước đã chi ra tồn tại sau: “UBND tỉnh Bình Thuận cho phép Công ty TNHH khu đô thị du lịch biển Phan Thiết không bố trí 72.704 m2 trong dự án mà cho phép nộp tiền đế thực hiện quỹ nhà ở xã hội ngoài dự án với mức thu 2.577.000 đồng/m2 (bằng mức tiền SDĐ phải nộp ngân sách) so tiền doanh nghiệp đã nộp là 187.360 triệu đồng việc xác định số tiền để thực hiện nhà ở xã hội ngoài dự án của UBND tỉnh Bình Thuận là chưa phù hợp. KTNN tính theo doanh thu phát triển trong phương án tính giá đất thì số tiền quỹ nhà ở xã hội phải nộp là 221.824 triệu đồng, tăng so với tỉnh cho phép doanh nghiệp nộp là 34.464 triệu đồng.“. Thanh tra Chính phủ đã phớt lờ sự thiệt hại Ngân sách nhà nước qua việc thu tiền 20% quỹ đất nhà ở xã hội này.
Tôi cho rằng Bộ Xây dựng đã vi phạm Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ. Mặc dù Bộ có Văn bản hướng dẫn chuyên ngành hay Thông tư về chuyên ngành cũng không thể trái với Nghị định của Chính phủ và có phải Bộ Xây dựng “bật đèn xanh” cho UBND tỉnh Bình Thuận làm một việc sai trải không?. Vả lại, Văn bản số 906/BXD-QLN ngày 24/4/2015 của Bộ Xây dựng không có nội dung hướng dẫn cho phép Công ty Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết nộp khoản tiền tương đương giá trị quỹ đất 20%, (chỉ thực hiện ở dự án dưới 10 ha), Thanh tra Chính phủ lấy bằng chứng ở đâu mà cho rằng UBND tỉnh Bình Thuận làm theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng?
UBND tỉnh Bình Thuận đã không chấp hành và thực hiện đúng Khoản 2 Điều 6 Nghị định 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ, không dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong dự án trước khi Bộ Xây dựng có văn bản trả lời và tự ý thu khoản tiền tương dương giá trị quỹ đất 20% trái Nghị định với giá rẻ mạt làm thất thu ngân sách, cố ý biển đất nhà ở xã hội trong dự án thành đất thương mại đem lại lợi ích cho doanh nghiệp lại đổ vấy hết trách nhiệm cho Bộ Xây dựng.
Như thế mà Thanh tra Chính phủ nhận xét: “không quy kết UBND làm sai được” có phải là ngụy biện, thiếu khách quan, trung thực và bao che không? Thanh tra Chính phủ còn nhận xét chủ quan: “Dự án nằm trong khu vực trung tâm thành phố Phan Thiết, để đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng, tạo mỹ quan của thành phố nên việc hoán đổi 20% quỹ đất dành xây dựng nhủ ở xã hội là phù hợp với kiến trúc đô thị hiện tại. Như vậy việc UBND tỉnh Bình Thuận hoán đổi 8,7 ha quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tuy không phù hợp với quy định của pháp luật nhưng đã được Bộ Xây dựng, cơ quan hướng dẫn chuyên ngành cho phép là phù hợp”?
Vậy thế nào là “phù hợp”, thế nào là “có cơ sở một phần”? Nếu thực hiện đúng Nghị định số 188 của Chính phủ, chủ đầu tư giao lại 7,2 ha của dự án cho tỉnh và tổ chức bán đấu giá, đơn vị trúng thầu lập dự án Xây dựng biệt thự, cáo ốc… thì có ảnh hướng gì đến mỹ quan đô thị?
Vì vậy cần làm rõ trách nhiệm và mối quan hệ không trong sáng, lành mạnh giữa Doanh nghiệp, UBND tỉnh và Bộ Xây dựng trong việc làm sai trái này.
Ghi chú:
[1] SÂN GOLF PHAN THIẾT – Đơn Phản ảnh và đề nghị, ngày 02/01/2019, của ông Đinh Trung
https://www.facebook.com/ptbtmb/posts/614767933263391
File ảnh chụp đơn kèm theo (trang 1-6)