Chúng ta, thế hệ vứt đi?

Thái Hạo

23-8-2021

Thời gian này tôi thường trực nhìn vào bên trong mình để cố hiểu… mọi người – những người “trưởng thành” đang sống trong thời đại này và cả các vị của thuở trước, để cố giải thích xem tại sao mình và mọi người lại chấp nhận sống như thế này.

“Sống như thế này” nghĩa là sống cũng có biết chút ít đạo lý, chút ít tri thức và chữ nghĩa trong cái kho tàng rộng lớn của nhân loại nhưng lại không thể hành xử và hành động như những gì mình đã biết. Và tôi phát hiện ra rằng, mình là “người của hai thế kỷ”, cũng như tất cả mọi người mà tôi đã gặp đã quen, tất cả đều là người hai thế kỷ.

Thế hệ của tôi cùng những người lớn hơn và người nhỏ hơn đôi chục tuổi đã bị sinh ra trong đói nghèo, trong kìm kẹp và nô dịch tinh thần đến mức gần như không có một cánh cửa nào hé ra để cho nhìn thấy điều gì khác nữa. Rồi chúng ta lớn lên giữa tất cả những cái đó cho đến khi bước chân ra ngoài và cầm được cuốn sách lên tay. Tôi đã mất 10 năm để gột rửa những hiểu biết và ý niệm sai lầm, song song với việc tiếp thụ “cái mới”. Tuy nhiên, dù trên mặt ý thức chúng ta đã không tin vào các giá trị bịa đặt kia nữa nhưng “3 tuổi định 80”, tính cách đã hoàn thành, lối sống đã định hình, phản ứng vô thức đã thành sự chi phối không thể cưỡng lại.

Tôi đang nói ngôn ngữ của thế kỷ 21 nhưng, khốn khổ, lại đang sống bằng con người của thế kỷ 20, thậm chí còn xa hơn nữa. Đó là một cuộc vật lộn, giằng xé và bi kịch, mà tôi nghĩ sẽ không có mấy triển vọng về một sự cởi bỏ linh hồn đúng nghĩa. Con người tôi vẫn là con người “cũ”, theo đúng nghĩa đen của từ này. Bởi tôi không thoát được những điều tầm thường trong hành xử vốn đã nhiễm vào tận xương tủy máu huyết. Nhất là những hành xử trong các tình huống đòi hỏi phải lựa chọn rất cam go. Và bao giờ cũng thế, tôi chọn an toàn, tôi dùng chữ “an toàn” là bởi muốn tránh chữ “an phận” mà thôi.

Cái thế hệ của chúng ta, như thế, hình như là một “thế hệ vứt đi”, bởi chúng ta đã chọn “một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”. Tôi, anh, và em, chúng ta sẽ không làm gì cả, nỗi sợ hãi quá lớn. Chúng ta đã thua cuộc khi còn chưa bắt đầu. Nó như là một thứ định mệnh có tính lịch sử đối với thế hệ chúng ta mà ở đó chỉ có những cá nhân đặc biệt do bởi một nhân duyên nào đó sâu xa mà ta không thể biết, mới có thể bước ra khỏi được.

Điều này có giải thích được cho những léo nhéo, ồn ào, lăng xăng rất nhàm của chúng ta trước những vấn đề hệ trọng bậc nhất của một xã hội, một dân tộc, một đất nước trong những ngày tháng này?

Tất nhiên là nói không phải để buông xuôi. Khi chúng ta không may đã bị trói chặt vào cả vô thức cá nhân lẫn vô thức tập thể để không thể nào cất tay lên nổi thì ta có thể làm gì? Đặt gánh nặng lên vai thế hệ kế tiếp ư? Không, không hẳn như thế. Tôi đang nghĩ nhiều hơn đến một thế hệ chuyển giao, một thế hệ sẽ đỡ thế hệ sau trên lưng mình bằng tất cả sức lực mà ta có.

Con người không phải chỉ có hiểu biết sách vở mà đủ được cho một lối sống, một hành động, một chọn lựa. Họ cần cả phong hóa và văn hóa như là một thứ khí quyền để trưởng thành. chúng ta có thể làm thành cái khí quyển ấy chăng? Hãy nhìn những người trẻ và không còn trẻ nữa du học và trở về từ Tây phương xem họ hành xử thế nào. Không khác là mấy, vì họ cũng là “người của hai thế kỷ”.

Cái giáo dục ấu thơ là hệ trọng bậc nhất cho sự ra đời của một CON NGƯỜI đúng nghĩa. Và song song với đó là sự trao truyền tất cả những gì mà ta có cho thế hệ tương lai, và cho cả những người đi sau ta vài bước. Một “mưu cầu” và “toan tính” như thế có cần được xác lập và kiên trì bền bỉ?

Nếu không, cũng như chúng ta, thế hệ kế tiếp sẽ không những vẫn phải sống trong bi kịch mà còn phải chết đi trong dằn vặt. Mãi là một tương lai không có ánh sáng…

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Tren dien dan co hai thang dien Montaukmosquito va Trieu Luong Dan, Khung het biet !!!

  2. “Chúng ta” là chúng ta nào. Em là không có tư cách trong” chúng ta” của tác giả
    Thế hệ các bác chẳng vứt đi tí tẹo nào. Toàn vứt vào túi các bác thế mà vưỡn chưa đủ để đầy. Nếu có vứt đi thì các bác chỉ vứt con mẹ cái dân tộc cái mà các bác hay ưa gọi ” hồn thiêng sông núi” cho nhẹ đũng quần, tái lập cuộc sống mới văn minh dân chủ, sạch đẹp tại các An Tòa Khu nơi xứ giãy chết.

  3. “sự trao truyền tất cả những gì mà ta có cho thế hệ tương lai”

    “Ta” có những gì, và di sản của “Ta” tương lai có nên nhận không ? Nếu tất cả đều là & muốn là công dân xã hội chủ nghĩa như cái thế hệ vứt đi của các bác, then its safe & sound để “truyền tất cả những gì mà ta có cho thế hệ tương lai”, aka tình trạng viên mãn sẽ kéo dài đến vô tận . “những người đi sau ta vài bước” đều là bọn “mặc quần thủng đít”, “bần nông mắt toét” … thì có truyền cũng chưa chắc chúng muốn & ăn nhập gì tới số phận “quần thủng đít” của đám “bần nông mắt toét”.

    “Con người không phải chỉ có hiểu biết sách vở mà đủ được cho một lối sống”

    So far so good.

    “chúng ta có thể làm thành cái khí quyển ấy chăng?”

    Ô nhiễm ở VN có vẻ chưa đủ

    “Và bao giờ cũng thế, tôi chọn an toàn, tôi dùng chữ “an toàn” là bởi muốn tránh chữ “an phận” mà thôi”

    Ậy, chính ngậm miệng ăn tiền là cách duy nhất để “Tâm” mình có thể sáng láng đến le lói . Trong khi chờ đợi, những cao nhân thức giả đã đưa ra nhiều cao kiến “thế hệ nào thì làm việc của thế hệ đó”! Việc có thể đúng có thể sai nhưng rõ ràng không thể gượng ép thế hệ sau làm cái việc mà thế hệ này muốn làm, hay ngược lại cho thế hệ trước”. Rất triết lý, không đổ thừa, khép lại quá khứ … nói chung là huề tiền và hợp với lý lẽ nhà Phật . Cứ luật nhân quả mà làm, ông Nguyễn Minh Đào là chứng nhân . Tại sao đa số gia đình Ngụy là banh ke ? Nhân quả cả đấy . Tại sao những gia đình có công với cách mạng, đảng viên lại an lành, sung sướng, nhàn hạ … ngay cả trong mùa dịch ? Đảng đã thế thiên hành đạo . Bọn sâu dân mọt nước sẽ phải trả giá, phải chui vào lò của bác Tổng . Bác Tổng có lú tới cỡ nào đi nữa cũng thuộc loại thế thiên hành đạo . Nói chung cứ bình thản mà sống . Mọi người vẫn vậy, Why the Phúc you bother? Ngủ ngoan đi, trái tim hoài đam mê, lời 1 bài hát . Ngoại trừ những thế hệ đã hy sinh cho miền Nam được giải phóng, hổng ai give a Phúc cho các thế hệ khác, kể cả những thế hệ tiếp theo của các bác . Nếu bức xúc thì chui vào bồn cầu, đóng cửa lại mà la to lên . Xong thì đi nhậu . Trí thức xã hội chủ nghĩa, gotta act like one.

    “chỉ cần mỗi chúng ta có được ý thức và sẵn sàng góp từng hạt cát nhỏ xây con đường. Có thể cả thế hệ chúng ta không kịp làm những điều gì to lớn nhưng con đường mình đang xây sẽ đưa bước thế hệ sau” (tớ thêm) để chúng nó vồ ếch lên bờ xuống ruộng .

    Oh, và chuyện học thì cứ tà tà & từ từ . Đã xây cho mình được 1 vốn liếng đủ về hưu sớm, Phúc ’em, Phúc ’em all mà vui sống .

  4. Muốn thay đổi, trước hết phải vứt bỏ cái “học nữa học mãi, học cả đời ” ,thay vào đó là học sao cho đúng cách, để hiểu cho đúng. Hàn quốc là vd điển hình về định hướng đúng đắn, cho dù lúc đó họ khổ sở hơn cả Vn.Đại dịch cho thấy sự hiểu biết quá kém cỏi của những người gọi là có “chuyên môn”,tất cả đều có nguyên nhân từ cái yếu kém, sai cách của giáo dục. Mong sao cho corona đem hết những người phá hoại giáo dục về thế giới khác, để họ hiểu thế nào là “nhân quả”,thế nào là “gậy ông đập lưng ông “…về đó mà nghiền ngẫm “tích hợp “,mỗi ngày đến trường là một ngày vui……

  5. Hàng ngày ta cần gào lên trong tâm thức cả ngàn lần ĐMCS…ĐMCS…ĐMCS chúng ta sẽ không còn cảm thấy tiếc rẻ gì cuộc sống tạm bợ này nữa, đổi lại chúng ta đủ liều sống chết với bọn việt cộng ác thú kia.

Comments are closed.