Chiến dịch trả thù bằng trừng phạt kinh tế của Trung Quốc

Tagesschau

Tác giả: Sandra Ratzow, văn phòng đài ARD ở Singapore

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

1-8-2021

Các biện pháp trừng phạt chống lại Úc

Trong nhiều năm, những lời chỉ trích về nhân quyền từ Úc là một cái gai ghim trong mắt đối với Trung Quốc. Nhưng khi nước này kêu gọi điều tra về nguồn gốc của coronavirus vào năm 2020, Bắc Kinh bắt đầu một chiến dịch trả thù kinh tế.

Một con tôm hùm trông đẹp quá!” Francis Wong từ hiệp hội doanh nghiệp Úc-Trung ở Adelaide nói một cách say mê. “Những người đẹp và người giàu có ở Trung Quốc thích nó. Chỉ riêng màu đỏ này thôi – thật tuyệt! Đây là một bữa ăn lễ hội!” Wong đến thăm cảng vận chuyển của đại lý tôm hùm Andrew Ferguson. Khách hàng ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải phải trả số tiền tương đương lên tới 220 euro chỉ cho một con tôm hùm sống. Thông thường là như vậy.

Hiện tại hai đối tác kinh doanh đang rất muốn tìm kiếm khách hàng mới. Từ Trung Quốc, tháng 11 đã được loan báo: Tôm hùm Úc bị nhiễm quá nhiều kim loại nặng như cadmium. Ferguson chưa bao giờ thấy bằng chứng về điều này: “Tôi nghĩ điều đó thật kỳ cục. Tất cả các quốc gia đều nhập khẩu loại tôm hùm này, nhưng chỉ tôm hùm từ Úc lại bị phàn nàn. Mặc dù chính chúng tôi đã kiểm tra lại nhiều lần và đã giao hàng ở đó trong nhiều năm”.

Ảnh chụp từ video

Xem Video về bài: Australien: Wie das Land unter Trung Quốcs Politik leidet

Các mức thuế trừng phạt lên đến hơn 200%

Thung lũng Barrosa với các giống nho Shiraz và Cabernet Sauvgnon nổi tiếng cách đó một giờ lái xe, 40% các chai rượu ở đây được xuất khẩu sang Trung Quốc vào năm 2020. Tuy nhiên, từ năm ngoái, Trung Quốc đã cáo buộc Australia bán phá giá. Kết quả là, mức thuế trừng phạt lên đến 212%. John Geber từ nhà máy rượu Chateau Tanunda nói: “Điều này hoàn toàn vô lý. Chúng tôi ở Barossa không bán phá giá – và cơ sở làm rượu nho của chúng tôi chắc chắn cũng không. Rượu của chúng tôi có giá tới 500 đô la một chai”.

Các nhà sản xuất rượu nho lớn có thể đối phó với điều này, trong khi các nhà làm rượu nho nhỏ bị chính sách này đẩy xuống vực thẳm về mặt kinh tế. Hamish Seabrock hiện có rất nhiều thời gian để pha trộn các loại rượu. Rượu nho của ông chỉ nhằm vào thị trường Trung Quốc, nhưng các mức thuế trừng phạt khiến rượu trở nên đắt đỏ đến mức không thể bán được nữa. Nhà sản xuất rượu nho đã phải cất giữ 60.000 chai.

Các mức thuế trừng phạt sẽ được áp dụng trong 5 năm. Seabrook tức giận, ngay cả với chính phủ của ông, nơi đang hy sinh các công ty như của ông cho chính sách đối ngoại: “Chính phủ Úc nên nhớ rằng chúng ta chỉ là một con cá nhỏ trong ao hồ. Chúng ta phải cư xử điềm tĩnh về mặt chính trị và chúng ta hãy lựa chọn lời nói một cách khôn ngoan không nên gây náo động quá nhiều”.

Trở nên lớn chuyện qua nhiều năm

Ngoài tôm hùm và rượu, lúa mạch, thịt bò và các sản phẩm khác cũng bị ảnh hưởng. Nhà khoa học nông nghiệp Scott Waldron, người đã nghiên cứu và làm việc ở Trung quốc, đã nhìn thấy những vấn đề sẽ gặp phải: Sự đồng cảm lớn của Úc đối với nền dân chủ và tự do ở Hồng Kông và Đài Loan. Hành vi như vậy sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt của Trung Quốc.

Chuyên gia Trung Quốc cho biết, toàn bộ sự việc đã được làm lớn chuyện lên trong những năm qua. Nhưng khi Úc vào năm 2020 công khai kêu gọi lập một ủy ban điều tra về nguồn gốc của coronavirus, Bắc Kinh cảm thấy bị thương tổn và quyết tâm lấy vụ đó để dạy một bài học – không chỉ cho Úc. Ông Waldron nói: “Động cơ chính dĩ nhiên là để thay đổi chính sách đối ngoại của Úc thông qua cưỡng ép kinh tế. Trong tiếng Trung Quốc, họ nói: ‘Giết con gà để dọa khỉ’. Trong trường hợp này, Úc là con gà và các quốc gia như Đức là những con khỉ đang quan sát điều đó“.

Kỷ Băng hà ngoại giao

Nhưng chính phủ ở Canberra không muốn lùi bước. Họ đã chuyển vụ việc lên Tổ chức Thương mại Thế giới để giải quyết. Ngoại giao Kỷ Băng hà, nhưng Bộ trưởng Thương mại Dan Tehan nhấn mạnh: “Chúng tôi hoàn toàn muốn có những mối quan hệ mang tính xây dựng. Đó là lý do tại sao tôi viết thư cho đồng nghiệp Trung Quốc và đề nghị chúng ta đích thân thảo luận với nhau về toàn bộ sự việc. Tôi đã gửi thư hồi tháng 1 và vẫn đang chờ câu trả lời”.

Chuyên gia về Trung Quốc Waldron tin rằng, Úc có đủ khả năng để chờ đợi. Ông nói, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu thô và các sản phẩm từ Úc. Do đó, xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2020 chỉ giảm nhẹ về tổng thể. Nhưng đất nước không nên bị đe dọa bởi đối thủ đầy quyền lực như Trung Quốc. “Trung Quốc đã không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong một thời gian dài và trong nhiều lĩnh vực. Vì lợi ích của Úc, luật pháp quốc tế nên được tuân thủ – cho dù đó là ở Biển Đông, về nhân quyền hay thương mại. Đó là lợi ích về lâu về dài cho Úc”.

Mặc dù các công ty riêng lẻ ở Down Under đang phải đứng ngoài lề về kinh tế, nhưng Úc hiện đang quyết tâm đối đầu với Trung Quốc.

 

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Thật ra,đảng bảo thủ (Tự Do- Quốc Gia) mới dám đương đầu thẳng thừng với
    bọn Tàu cộng, chứ đảng Lao Động thì có lẽ sẽ “co vòi” ?

  2. Nếu tất cả đều tẩy chay TC thì nó sẽ sống ra sao, tất cả những trường đại học ngưng nhận du sinh mà thật ra là du chôm TC thì trong 10 năm nữa họ sẽ lùi lại như thế nào vì không chôm được kỹ thuật mới, không mua được quặng, nông sản và hầu hết những công ty lớn rời đại lục thì điều gì sẽ xảy ra. Giỡn chó chó liếm mặt, phải dùng kỷ luật thép với nó để nó bỏ thói ngông cuồng.

    • China : – Bán gì cũng không ai mua.
      – Mua cái gì cũng không ai bán
      vậy : chỉ cần 2 năm CN sẽ trở thành tồi tệ hơn Triều tiên bây giờ .
      hệ qủa : – lương thực khan hiếm
      – máy bay, xe cộ, tàu cao tốc , tàu hàng không có xăng để chạy.
      – nguyên liệu, phụ tùng , phụ kiện có những thứ và rất nhiều thứ còn còn lệ thuộc EU , US , Taiwan,

Comments are closed.