Học vị, danh hiệu và… tự trọng!

Lê Huyền Ái Mỹ

17-7-2021

Ngó qua cái thông tư mới toanh của ông Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, có yêu cầu mở rộng – nhưng theo chiều hướng dễ dãi, hạ thấp về chuyên môn và ngoại ngữ của chuẩn đầu ra, tui nghĩ giờ mà gom các ông bà tiến sĩ, nhất là tiến sĩ ngành khoa học xã hội nhân văn lại rồi cho “Leo lên đỉnh Olympia” bằng tiếng Anh (hoặc Pháp, Trung, Nhật…) bằng chính kiến thức nền tảng cộng kiến thức của lĩnh vực mà họ nghiên cứu, đạt được học vị thì e là cũng lắm chuyện cười ra nước mắt.

Vấn đề không chỉ là cái phương tiện sinh ngữ, mà là với chiếc chìa khóa ấy, người làm nghiên cứu, khoa học sẽ có điều kiện mở những cánh cửa tri thức của thế giới để tiếp cận, chọn lọc, học hỏi, phản biện; và chiều ngược lại, họ sẽ giới thiệu, trình bày cho cộng đồng khoa học năm châu những gì là thành quả nghiên cứu của chính họ, của những tinh hoa trong nước.

Không ai phủ nhận toàn bộ tạp chí khoa học, hay có một hàm lượng khoa học nào đó ở trong nước. Nhưng nếu đã gọi là chuẩn của khoa học – nơi không có đường biên địa lý, càng lại cần hơn bao giờ hết trong thời “thế giới phẳng” – thì tại sao không giữ nguyên cái chuẩn cũ, đảm bảo tỷ lệ nghiên cứu sinh phải có bài đăng trên các tạp chí khoa học Scopus/ISI…

Sự thay đổi, lại là thay đổi trong hoạt động nghiên cứu khoa học luôn luôn được đặt ra theo chiều tiến bộ hơn, chất lượng phải ngày một cao hơn để đáp ứng, phục vụ cho cái thực tế đang phức tạp hơn, đa dạng hơn.

Còn thay đổi để “nhân văn” theo chiều dễ dãi, dễ thở nên càng là kẽ hở cho những người kém cỏi, cơ hội, săn bằng cấp học vị, thì đó là sự thay đổi thụt lùi, phản quy luật.

Nói thêm, ngoài chuyện túm cổ mấy ông bà tiến sĩ lại cho “trắc nghiệm” sinh ngữ còn yêu cầu họ trình bày hoạt động nghiên cứu, nghiên cứu phục vụ đào tạo ngay trong lĩnh vực họ từng nghiên cứu sau khi ẳm bằng và xênh xang áo mũ. Thử đi. Đố.

Cho nên, có những quy định, thông tư ra đời, nó không những không tạo được sự thách đố kiêu hãnh cho người tham dự mà ngược lại, nó có phần cào bằng và “xúc phạm” chính những người có đủ tư chất, năng lực, khát vọng thật sự trong cuộc thách đố chân chính ấy.

Cũng như, có những tước hiệu, danh vị bị thấp kém đi bởi cá nhân con người ứng cử.

Có những danh hiệu cao quý được đặt ra và trao tặng cho những tài năng, tận hiến, dù thầm lặng (ở những liên hoan, hội diễn) nhưng dậy sóng trong lòng công chúng. Vậy mà, nhìn vào hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT của Sở Văn hóa – thể thao TP.HCM, ở danh sách 22 ứng cử viên cho danh hiệu NSND, có một, hai người, tôi thật sự không hiểu vì sao họ dám tự “điền tên mình” vào đơn từ, vì sao hội đồng xét duyệt cơ sở lại dám thông qua?

Hay chính họ tự bỏ phiếu cho mình?

Nghệ thuật là chuỗi sáng tạo từ tài năng, từ khát vọng tận hiến tự thân trước cuộc đời, con người với đầy đủ những khổ đau, hạnh phúc, bức bối, bất công, tươi đẹp… Nó không phải là phép cộng thô sơ của những thành tích thi thố theo mùa, vai diễn nhàn nhạt, vị trí công tác hay… lòng thương người được đong đếm qua các cuộc từ thiện, viếng thăm người nghèo khó, cơ nhỡ.

Nhìn danh sách ứng cử NSND, nếu tôi có quyền hạn và… tự trọng nghề nghiệp, tôi sẽ rút tên mình để đề cử vinh thăng những tài năng xứng đáng hơn: Nghệ sĩ Thanh Nga, nghệ sĩ Út Bạch Lan, nghệ sĩ Trường Sơn, đạo diễn Ca Lê Hồng, nghệ sĩ Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu, nghệ sĩ Ái Như, nghệ sĩ Thanh Thủy, ca sĩ Cẩm vân, ca sĩ Ánh Tuyết…

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Cho phép tớ phản biện bài này

    1- Ta về ta tắm ao Đảng ta . Không nên áp đặt tư duy, tiêu chuẩn của “ngoài này” cho thực tế khách quan ở Việt Nam, điều này cũng có nghĩa cho retire mấy từ như “tự trọng”, “xấu hổ” & những từ tương tự khỏi danh sách vỏ cá bự lại rẻ tiếng Việt, nhất là khi nói tới “trí thức”, “nghệ sĩ” … Again, ta về ta tắm ao Đảng ta .

    2- Trước khi bàn về những chuyện như thế này, mọi người nên đọc lại cái tên nước mình . Đúng, “Đổi Mới”, nhưng giấy rách phải giữ lấy lề, và còn không ít trí thức nhà mềnh vẫn tư duy chủ nghĩa xã hội là zách lầu . Đúng, họ không (dám) nói ra vì nhiều lý do, sợ bị kêu là dư luận viên, sợ mang tiếng cuồng Đảng cuồng Hồ vv … vv … Nhưng deep down, slip of the tongue là khi sự thật hiện ra rực rỡ .

    3- Huỳnh Thế Du, liệu cơm gắp mắm . Thêm (rất) nhiều những truyền thống văn hóa của dân tộc như kính lão đắc thọ, giấy rách phải giữ lấy lề, ta về ta tắm ao Đảng ta … add vô truyền thống cách mạng … Mọi thứ trở thành next to impossible. Hay nói cho có vẻ ôn hòa & có học, tất cả mọi thứ, kể cả chuyện này, đều không thể nóng vội . Nóng vội sẽ trở thành cực đoan, làm lộ ra bản chất vô học . Cứ từ từ rồi khoai cũng nhừ . Mọi thứ đều phải bắt đầu từ chấn hưng dân khí, với trí thức xã hội chủ nghĩa là đầu tàu . Yes, its goin nowhere fast, nhưng đó không phải là điều chúng ta mong muốn sao ? Đảng sống mãi cùng đất nước & dân tộc .

    4- Trước hết hãy tập cho mình khả năng & tư duy phản biện qua kiến nghị . Ô Nguyễn Đình Cống có viết cả cuốn sách về phản biện, hãy liên hệ với ổng để có sách . Mọi thứ khác cứ từ từ & tà tà . Nhân thể nên học cách sống chậm ngay tắp lự, càng sớm càng tốt & càng nhanh càng tốt hơn nữa . Hãy tập cho mình tư duy & cách nhìn độc lập aka hổng giống ai, nhưng cần noi gương những trí thức phản biện, trí thức đấu tranh thời Ngụy . Những gì lịch sử nước ta đã đào thải, không nên/được nhắc tới & đừng bao giờ nghĩ tới chuyện đem lại . Những gì ta có được hôm nay, hòa bình của hôm nay ngoài hội nghị Thành Đô, còn có giá máu không thể đong đếm được của biết bao người trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ như bà Trần Tố Nga, những sự hy sinh mà có dựng bao nhiêu tượng đài cũng không đủ . We can try, cant we?

    Để có thể đi tới 1 solution khả dĩ làm hài lòng cả anh lẫn ả, và cũng phù hợp với tinh thần hòa hợp hòa giải, tớ đề nghị chỉ cần thêm 2 chữ “Cộng Sản” vô tiêu chuẩn “quốc tế”. Không lẽ tiêu chuẩn “quốc tế Cộng Sản” lại tệ hơn tiêu chuẩn “quốc tế tư bản”? Bôi Bác quá thể luôn đi .

    “Nghệ thuật là chuỗi sáng tạo từ tài năng, từ khát vọng tận hiến tự thân trước cuộc đời, con người với đầy đủ những khổ đau, hạnh phúc, bức bối, bất công, tươi đẹp…”

    Not really. Nghệ thuật cũng có thể là phép cộng phức tạp của “những thành tích thi thố theo mùa, vai diễn nhàn nhạt, vị trí công tác hay… lòng thương người được đong đếm qua các cuộc từ thiện, viếng thăm người nghèo khó, cơ nhỡ”. Its how you do it. Có người làm khéo tay sẽ được những tác phẩm hoành tráng . Bác Hồ nhỏ nước mắt cá sấu, hồi ký chống Mỹ của Nguyên Ngọc . Nói nhỏ cái này, tính bi kịch . Có đọc Aristosteles không ? Oh, không . Só zi. Ai cũng muốn đứng về phía nước mắt cả . Nếu tôn vinh bên thắng cuộc bằng nước mắt thay vì những tự hào kênh kiệu thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều . There, the cat’s outta the bag now.

  2. Tất cả đếu là mần ăn mà
    “Hạ thấp tiêu chuẩn chuyên môn, ngoại ngũ…” để thu hút lực lượng đông đảo chuyên môn ké, ngoại ngữ dốt nhưng có tinh thần cống hiến cho đảng để thực hiện ước mơ hoài bão ” nùi cơm to hơn mả tổ, to hơn nùi cơm thằng hàng xóm
    Người có chuyên môn tốt, ngoại ngữ khá và là ” người tốt” thì họ không cần ở nhà, họ vẫn có công việc đâu đó để làm để sinh sống mà chẳng phải nhờ bố con nhà đảng nên éo cần cái ” tiến sĩ, giáo sư”

  3. Tổng bí Lú, Phú Trọng mà không tự trọng.
    Tuổi đã cao, sức đã yếu, lại dẫm đạp lên cả điều lệ đảng để làm tổng bí đến ba nhiệm kỳ, cái gương tày liếp ấy chẳng đáng để thiên hạ noi theo ư ?
    Thế cho nên, các tiêu chuẩn tiến sĩ, nsnd…
    có bớt đi một chút cũng chẳng làm sao, bởi vì những kẻ hưởng lợi từ đó cũng đều một phường mạt cưa mướp đắng với tổng bí Lú mà thôi.

Comments are closed.