17-6-2021
Tiếp nối chủ đề đọc sách, ở bài này tôi muốn chia sẻ một quan niệm hơi khác thường một chút. Khi nói tới “đọc sách”, nhiều người sẽ nghĩa ngay đến những tập giấy in được đóng bìa đẹp đẽ thơm tho hay những bản ebook, những cuốn sách cũ được scan, sách nói v.v.. được tồn trữ trong môi trường internet. Tất cả, theo tôi vẫn chưa phải đã đầy đủ cho khái niệm “sách”.
Nếu chúng ta thật sự là một “người đọc” thì ở đâu ta cũng nhìn thấy sách. Cuộc sống và thiên nhiên quanh ta là một cuốn sách khổng lồ, miễn phí và hay ho để ta có thể đọc suốt đời mà không bao giờ vơi cạn ý nghĩa của nó. Hãy lấy một ví dụ. Các loài hoa quanh ta, chúng ta đã quá quen với những ý nghĩ về sự kiều diễm về hương thơm về “tô điểm”, về “cống hiến”, về “làm đẹp cho đời”… của chúng. Hoa nở để kết trái, sắc và hương của nó chỉ để thu hút côn trùng đến cho quá trình “thụ thai” của chúng mà thôi, ngoài ra không có mục đích nào nữa hết. Chúng không bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ “dâng hương sắc” gì cho đời cả. Đó là lời của chúng ta, là sự gán ghép, là những lời… bịa đặt, tục gọi là “nói phét”.
Từ câu chuyện của hoa, ta thấy trong thiên nhiên này cuồn cuộn một thứ tính dục. Nó hiện diện ở khắp nơi, nó phát lộ ra bằng muôn phương nghìn kế, nó làm thành kỳ hoa dị thảo. Tất cả là một ý chí của tự nhiên, cốt để níu giữ sự sống. Con người cũng không ngoại lệ, đến tuổi dậy thì, người con gái bỗng thay đổi một cách kỳ lạ: tóc xanh, ngực lớn, mông nở, da dẻ hồng hào, mắt ướt…, tất cả để tạo nên cái quyến rũ chết người. Nó phải làm thành sức hút mãnh liệt nhất đối với càng nhiều đàn ông càng tốt, để làm gì, để nó có cơ hội lựa chọn một kẻ ưu tú nhất trong cái đám dại gái kia, hòng duy trì cho thế hệ tương lai những người kế tục hoàn hảo nhất.
Sự tô vẽ của con người đối với chính nó và đối với cái thế giới này đã luôn luôn đẩy nó vào một ma trận, một trận đồ bát quái trùng trùng những cạm bẫy “ý nghĩa” tô vẽ để đến nỗi, nó thương xuyên không còn biết được đâu là lẽ thật nữa. Đọc sách, đến đây, dường như lại rất ngược đời, đó là quá trình rũ bỏ những hiểu biết của quá khứ, gột sạch những quan niệm tưởng đã thành chân lý để phơi trần sự thật ra trước ánh sáng.
Từ con ong con kiến con mối chiếc thìa đến dáng ngồi dáng đi, từ núi sông rừng biển trăng sao…, tất cả đều là những cuốn sách kỳ thú đang mở sẵn trước mắt ta. Quan sát và kiến giải. Im lặng quan sát và vô tư ghi lại, chúng ta sẽ luôn đọc ra được ý nghĩa của đời sống từ những sự thật phản chiếu. Giáo pháp có mặt ở khắp nơi, và bao giờ cũng vi diệu, vấn đề là ta có đọc hay không mà thôi.
Còn một “cuốn sách” nữa, còn tuyệt vời hơn cả cuốn sách thiên nhiên trên kia: cái Tâm của mình. Con mắt và đôi tai của chúng ta luôn hướng ra ngoài; ta nghe thấy âm thanh của trời đất, ta nhìn thấy tất cả ngoại giới nhưng có một nơi cần phải thấy và biết tường tận nhất là thế giới tinh thần của mình thì ta lại luôn luôn bỏ quên nó.
Thế nào là quan sát tâm mình? Một ví dụ cho dễ hiểu. Ngay đây, nếu tôi là một người đang “đọc” chính mình, tôi lập tức sẽ nhìn vào bên trong để nghe và thấy cho thật chính xác cái động cơ mà tôi khởi lên khi viết những dòng này. Tôi sẽ tự hỏi, tôi viết chúng để làm gì vậy? Để chia sẻ như một món quà vô tư/ để tấn công một ai đó hòng thỏa mãn những ấm ức cá nhân/ để cầu danh cầu tiếng/ để khoe mẽ/ hay chỉ vì một thói quen như kẻ nghiện ngập u mê? Tôi sẽ (phải) nhìn thấy cái “ý muốn” thật sự của mình trong hành động viết này.
Nếu nó bắt đầu vì những ý nghĩ xấu xa nào đó, tôi sẽ dừng lại và vứt bỏ hoặc điều chỉnh. Cái này gọi là “tỉnh thức”. Làm tất cả trong sự tỉnh thức, không để thói quen vô thức điều khiển như người mộng du. Đáng tiếc là phần lớn con người trên mặt đất này lại sống và làm trong trạng thái mộng du ấy, không mấy khi họ nhìn vào bên trong và đứng ở vị trí chỉ huy cuộc đời mình. Đó là những kiếp sống nô lệ, nô lệ cho thói quen, nô lệ cho ma lực vô thức, nô lệ cho những bản năng mù quáng. Chừng nào con người còn sống trong tình trạng này, chừng ấy nó chỉ là một thây ma đi bên lề cuộc đời.
Nhìn vào bên trong, “đọc” cái tâm của mình. Chúng ta cứ làm như thế thường xuyên, tỉnh thức liên tục, đến một ngày trí tuệ sẽ phát sinh. Những cuốn sách chúng ta cầm trên tay có thể mang đến kiến thức, nhưng chỉ có đọc “cuốn sách tâm” của chính mình mới mang đến trí tuệ. Cả hai đều cần thiết, cái trước mang tới những công cụ, cái sau dẫn ta đến một kết quả. Người Việt ít đọc sách dạng này.
Tất cả những trình bày trên đây để đi đến một kết luận về sự cần thiết phải có con người suy tư, phải có những cộng đồng suy tư. Đó là một dạng “đọc sách” miễn phí, vi diệu, và bao giờ cũng đưa ta ra khỏi tình trạng vị thành niên.
Thái Hạo có lẽ đã dày công tìm hiểu về Thiền học Phật giáo cho nên mới có những nhân định khá sâu sắc “Nhìn vào bên trong, “đọc” cái tâm của mình. Chúng ta cứ làm như thế thường xuyên, tỉnh thức liên tục, đến một ngày trí tuệ sẽ phát sinh. Những cuốn sách chúng ta cầm trên tay có thể mang đến kiến thức, nhưng chỉ có đọc “cuốn sách tâm” của chính mình mới mang đến trí tuệ.”Đúng là tác giả đã nắm vững thế nào là :bản lai diện mục,trí tuệ bát nhã,Phật tri kiến…đều là CÁI BIẾT (theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm) để đi đến “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”
Công nhận phần này của Lường Tuấn Tú hơi bị … sao nhẩy … tuấn tú . Chiện lảm nhảm nhìn đâu cũng thấy phồn thực … im not surprised, & rất phù hợp với “dân trí” nhà mềnh .
“Giáo pháp có mặt ở khắp nơi, và bao giờ cũng vi diệu, vấn đề là ta có đọc hay không mà thôi”
Thêm 1 lý do nữa để không (nên) đọc sách .
“Còn một “cuốn sách” nữa, còn tuyệt vời hơn cả cuốn sách thiên nhiên trên kia: cái Tâm của mình”
Chỉ hỏi 1 câu này, cái gì tạo ra cái “Tâm” của mỗi người ? Cứ tạm cho 1 người có “tâm sáng” theo nghĩa hiểu tạm-gọi-là chung của người trong nước, nhưng những người ngoài lại nhìn thấy 1 tâm địa gian sảo, sống an thân, đạo đức 1 tẹo, nịnh bợ 1 chút … thì nàm thao ? Và ngược lại, những người ngoài sẽ bị những người “tâm sáng” ở trên cho là “tâm địa tối tăm, ác độc” thì sao ? Vậy cái “Tâm” đó do cái gì tạo ra ? Nếu nói thể là gia đình, môi trường xã hội, giáo dục, & sách vở -> giá trị riêng của bản thân, và từ hệ giá trị đó sẽ đánh giá 1 hành động/ngôn ngữ này là tốt hay xấu -> cá nhân này là tốt hay xấu phản ảnh qua ngôn ngữ & hành động, rùi cái hệ giá trị đó cũng act như 1 hệ thống lọc, sẽ tránh xa & loại bỏ những hành động, ngôn ngữ được cá nhân cho là xấu, trong khi học hỏi & làm theo những tư tưởng được cho là zách lầu … Việt Nam ta chả có vấn đề gì cả .
Cứ nên tin vào những gì mình đã & đang tin thui . Và lúc nào mình cũng thấy “phần lớn con người trên mặt đất này lại sống và làm trong trạng thái mộng du ấy” ngoại trừ mình . Chỉ lói thía lay, nhìn sách ra phong nhũ phỉ đồn thì tay đạo sĩ tập sự này còn tham-sân-si lắm .
“Cả hai đều cần thiết, cái trước mang tới những công cụ, cái sau dẫn ta đến một kết quả”
Hahahaha, chắc hông ? Có vẻ những trải nghiệm đọc 1 cuốn sách làm thay đổi toàn bộ tư di kiểu “Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin” được nhiều người tường thuật lại chắc là thứ hổng đáng wan tâm tới .
Khi không thể làm thầy, những người -bên này gọi là- book fetish (*) xứ mình sẽ ráng trở thành đạo sĩ . Lường Tuấn Tú coi như sôi hỏng bỏng không chiện làm thầy thiên hạ, nên bắt đầu lảm nhảm kiểu đạo sĩ tập sự .
(*) book fetish chỉ những người đọc ít, khi đọc thì toàn thứ tầm bậy nhưng thờ phụng sách, mê sưu tầm sách cổ, thích chụp hình với sách, cảo thơm lần giở trước đèn để seo phì, khoe mình có đầy đủ các bộ sách toàn tuyển tập của các thần tượng nhà mềnh … Ở VN loại này chiếm đại đa số những người gọi-là đọc sách, nhưng họ lại được xem trọng nên hổng có degrading words cho nhóm này, or at least im not aware of their existence. Tiếng ziệc của tớ hổng đủ để “sáng tạo” ra, lực bất tòng (in) teo .
Theo cách trình bày ở phần 3 này thì rõ ràng là dân Việt đang đọc sách chứ đâu phải không! Thế màbọn nhà báo thối mồm nào đó bảo dân Việt không đọc sách.
Cái quan trọng nhất là đứng góc độ nào để mà hiểu vấn đề một cách chính xác nhất, từ đó mới có thể vận dụng hoặc từ những cái sai,cái không chuẩn của sách mà có sửa được cả bản thân mình…. Vn không thiếu những “mọt sách “nhưng có làm được gì đâu…..
Thôi! Thôi! Thôi!
Đề tài là đọc sách thì nên hiểu “sách” theo nghĩa đen thôi.
Phần 1 và 2 là hay và đủ rồi.
Còn “sách thiên nhiên”, trong đó cái hoa là bộ phận sinh dục của cây cối được phô bày tênh hênh trước thiên nhiên nhằm dụ dỗ ong bướm… thì nên bàn ở đề tài khác.