BTV Tiếng Dân
NATO và Biển Đông
Lần đầu tiên trong lịch sử 72 năm của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, NATO coi Trung Quốc là “thách thức có hệ thống”, tuyên bố chống lại sự trỗi dậy của Bắc Kinh, Viet Times đưa tin. Đó là diễn biến chính trong cuộc họp quy tụ 30 nhà lãnh đạo các nước thành viên NATO, TQ trở thành tâm điểm trong các cuộc thảo luận, giống như trong hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Cornwall, Anh, vào tuần trước.
Tuyên bố chung của NATO sau cuộc họp có đoạn: “Những tham vọng mà Trung Quốc từng tuyên bố và cả hành vi áp đặt của họ đã gây ra những thách thức có hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và những lĩnh vực liên quan tới an ninh”. Đây là “trái ngọt” của kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm tái xây dựng khối đồng minh xuyên Đại Tây Dương, nhằm ngăn chặn những mối đe dọa bắt nguồn từ TQ.
Infonet có bài: NATO đổi mục tiêu, ‘dậy sóng’ vì Trung Quốc. Trong cuộc họp của NATO, Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra luận điểm hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm, đề cao vai trò của đồng minh: “Tôi muốn tất cả châu Âu biết rằng Mỹ đang ở đây. NATO là cực kỳ quan trọng với Mỹ”. Ông Biden còn cáo buộc Trung Quốc và Nga đang cố gắng chia rẽ NATO. Ông Biden cảnh báo: “Nga và Trung Quốc đều đang cố gắng chĩa mũi nhọn vào tình đoàn kết của liên minh quân sự NATO”.
Báo Thế Giới và VN đưa tin: Nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ lần đầu tiến vào Biển Đông năm 2021. Hải quân Mỹ thông báo, nhóm tác chiến tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan tiến vào Biển Đông ngày 14/6. Về chuyến thăm Biển Đông đầu tiên của tàu USS Ronald Reagan trong năm 2021, Hải quân Mỹ cho biết, nhóm tàu sẽ tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải, bao gồm các hoạt động bay, các cuộc diễn tập tấn công trên biển và huấn luyện chiến thuật phối hợp giữa các đơn vị trên mặt nước và trên không.
Hải quân Mỹ thông báo: “Nhóm tàu tác chiến đảm bảo duy trì các cam kết về an ninh của Washington đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực”. Còn Chuẩn đô đốc Will Pennington, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan cho biết: “Biển Đông có vai trò quan trọng đối với dòng chảy thương mại tự do giúp phát triển kinh tế của các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế và trật tự dựa trên pháp luật”.
VTC đưa tin: Trung Quốc đưa tàu khu trục mang 64 tên lửa ra tập trận ở Biển Đông. Nguồn tin của Hoàn Cầu Thời báo tiết lộ, hải quân TQ vừa tổ chức một cuộc tập trận trên Biển Đông, với sự tham gia của ít nhất 3 tàu chiến, trong đó có tàu khu trục Nam Ninh (162) thuộc lớp Type-052D, được đưa vào biên chế trong năm nay. Đây là lần đầu tiên tàu khu trục Nam Ninh được giới thiệu trước báo giới trong một cuộc tập trận, kể từ khi tàu này gia nhập Hạm đội Nam Hải.
Theo nguồn tin từ hải quân TQ, cuộc tập trận trên sẽ kéo dài trong 4 ngày, nhưng thông tin chi tiết về địa điểm tập trận vẫn chưa được tiết lộ. Bên cạnh tàu Nam Ninh, còn có các tàu đổ bộ Kỳ Liên Sơn (985) thuộc lớp Type 071 và tàu hậu cần Tra Cán Hồ (967) thuộc lớp Type 901, tham gia cuộc tập trận trên.
Mời đọc thêm: Lần đầu tiên trong 72 năm, NATO coi Trung Quốc là “thách thức mang tính hệ thống” (VOV). – Trung Quốc, mối đe dọa mới của NATO — NATO vạch “lằn ranh đỏ” với Nga và siết chặt hàng ngũ chống Trung Quốc (RFI). – NATO ra thông cáo xem Trung Quốc là mối đe dọa an ninh (VTC). – Bắc Kinh yêu cầu NATO ngưng « phóng đại mối đe dọa Trung Quốc » (RFI).
– Ba điểm nhấn từ hai Thượng đỉnh G7 và NATO (TG&VN). – NATO xốc lại liên minh, tập trung đối phó Nga – Trung (TP). – Vladimir Putin trông đợi gì ở thượng đỉnh Nga – Mỹ tại Geneve ? (RFI). – Chuyên gia: G7 thống nhất chống Trung Quốc nhưng vẫn có sự khác biệt (PLTP). – Vì sao quan hệ Nga-Mỹ cải thiện có lợi cho các nước châu Á bị Trung Quốc lấn lướt (RFI).
– Mỹ điều nhóm tác chiến và tàu sân bay tới Biển Đông (KTĐT). – Trung Quốc chê Mỹ “bệnh nặng”, đe ngược NATO (NLĐ). – Khu trục hạm Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông (VNN). – Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN – Trung Quốc (Tin Tức). – Tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (VNN).
Dịch bệnh và suy thoái
Dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan ở VN. Bộ Y tế thông báo: Sáng 15/6: Thêm 71 ca mắc COVID-19, riêng TPHCM 23 trường hợp. Trưa nay, Bộ Y tế cập nhật: Trưa 15/6: Thêm 118 ca mắc COVID-19, Việt Nam đã có 10.999 bệnh nhân. Tối nay, Bộ Y tế cho biết: Tối 15/6: Thêm 213 ca mắc COVID-19, riêng Sài Gòn có thêm 38 ca chỉ trong tối nay.
Tổng cộng, hôm nay VN có thêm 402 ca nhiễm mới, với 398 ca lây nhiễm cộng đồng. Riêng Sài Gòn có thêm 90 ca chỉ trong một ngày, là mức tăng trong ngày cao thứ nhì trên cả nước và cao nhất ở thủ phủ miền Nam trong đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4.
Báo Thanh Niên có bài về tình hình Covid-19 chiều 15.6: TP.HCM ghi nhận thêm 38 ca nhiễm mới. Trong số 90 ca nhiễm ở Sài Gòn suốt 24 giờ qua, có 10 ca không rõ nguồn lây, được phát hiện qua khám sàng lọc bệnh nhân hoặc các hoạt động khám chữa bệnh khác. Từ ngày 27/4 tới nay, Sài Gòn đã có thêm 1185 ca nhiễm, chiếm khoảng 15% trong tổng số gần 8000 ca nhiễm của đợt dịch thứ 4.
Số ca nhiễm ở BV Bệnh nhiệt đới TP HCM tiếp tục tăng: 60 nhân viên BV Bệnh Nhiệt đới dương tính SARS-CoV-2, nguồn lây từ ngoài, báo Dân Trí đưa tin. Chiều nay, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, GĐ Sở Y tế TP HCM cho biết: “Qua đánh giá ban đầu, nguồn lây của những chuỗi này từ bên ngoài bệnh viện”, cho thấy “lỗ hổng” ở ngay “tuyến cuối” của hệ thống phòng dịch miền Nam.
Dù lãnh đạo thành Hồ chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 15 hơn 2 tuần, số ca nhiễm, gồm các ca không rõ nguồn lây, vẫn tăng đều đặn. Bộ Y tế dự định thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 lớn nhất Việt Nam, huy động quân đội tham gia, VietNamNet đưa tin. Chiều nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo: “Chúng ta sẽ thiết lập 8 kho bảo quản, trong đó 1 kho tại Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô và 7 kho tại 7 Quân khu trong toàn quốc để khi vắc xin về sân bay, ngay lập tức vận chuyển về các kho này bảo quản”.
Bộ trưởng Long không cho biết, sẽ có bao nhiêu liều vaccine về đến VN trong tháng 6 và tháng 7, mà chỉ lặp lại mục tiêu, cố gắng tiếp cận đủ các nguồn để huy động 150 triệu liều vaccine, thực hiện chích 2 liều cho khoảng 70 – 80 triệu người dân. Trước mắt, Bộ Y tế nhờ đến Bộ Quốc phòng để sử dụng các kho chứa trong hệ thống quân khu, trải dài trên cả nước.
Báo Tuổi Trẻ có bài: Bộ Y tế chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng COVID-19 với 15.000 điểm tiêm, quân đội vận chuyển. Ông Nguyễn Thanh Long nói về chiến dịch chích ngừa dự kiến có quy mô lớn chưa từng có ở VN: “Quan điểm của Bộ Y tế là ‘tiêm đến đâu an toàn đến đó’. Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng quốc gia sẽ làm việc trực tuyến 24/7 để có thể chỉ đạo, giám sát trực tuyến tiêm chủng an toàn. Đồng thời, chúng tôi đã chỉ đạo tăng cường tập huấn nhiều lần cho toàn tuyến hệ thống y tế, kể cả công lập và tư nhân, đặc biệt là y tế cơ sở”.
***
VnExpress có bài: Tiểu thương chợ truyền thống khốn đốn vì vắng khách. Một tiểu thương bán vải ở chợ Tân Định, Quận Nhất, nói về tình hình kinh doanh ế ẩm vì các quy định giãn cách xã hội: “Hồi đầu năm, doanh thu mỗi tháng được 15-20 triệu đồng, nay giảm tới 80%. Tình trạng này đã kéo dài hơn tháng nay khiến tiền lời của sạp chỉ đủ trang trải thuế, phí”.
Một tiểu thương khác bán vải ở chợ Xóm Mới cho biết, dù mức thuế phí không quá cao, chỉ khoảng một triệu đồng nhưng vẫn không đủ tiền trả: “Trải qua 4 đợt dịch, lần này ế ẩm nhất. Tuần qua, trong 6 ngày mở cửa sạp chỉ có 3 ngày là có 1-2 khách ghé mua, còn lại là ngồi chơi cả ngày”.
Báo Tuổi Trẻ có bài phỏng vấn Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Lê Đình Hùng về vụ công nhân môi trường vì nợ lương phải lượm ve chai: Công ty vi phạm nghiêm trọng luật lao động. Tình trạng nợ lương của hàng trăm công nhân môi trường làm việc cho Công ty Minh Quân đã kéo dài trong nhiều tháng, một số người phải nhặt ve chai hoặc làm các công việc tạm bợ khác để cầm cự qua ngày.
Ông Lê Đình Hùng hứa hẹn: “Chúng tôi đã chỉ đạo Liên đoàn lao động quận Hà Đông phối hợp với Phòng Lao động – thương binh và xã hội, UBND quận Hà Đông yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động. Cụ thể, là chế độ lương, phụ cấp, phúc lợi khác cho công nhân môi trường mà Tuổi Trẻ Online đã phản ánh”.
Mời đọc thêm: Sáng 15/6, thêm 71 ca Covid-19 tại 4 tỉnh thành — Trưa 15/6, 118 ca Covid-19, TPHCM, Bắc Giang thêm nhiều trường hợp mắc mới — Tối 15/6, 213 ca mắc mới Covid-19 (DT). – TP HCM ghi nhận 90 ca Covid-19 trong 24 giờ (VNE). – Phát hiện bà cháu dương tính SARS-CoV-2 sau tai nạn giao thông (NLĐ). – Nam thanh niên làm việc trong khu công nghiệp ở Đồng Nai nghi mắc COVID-19 (TP). – Vì “bão” Covid-19, doanh nghiệp vận tải “chết lâm sàng” (VnEconomy).
Tin môi trường
Trang Hành Tinh Titanic có bài: Trước khi phá rừng, hãy nghĩ đến sốc nóng, hạn hán, lũ lụt và cái chết sinh thái. Đi kèm bài viết là văn bản kiến nghị hủy bỏ dự án xây dựng sân golf và khu phức hợp ở huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Kiến nghị nêu đích danh các thành viên “tứ trụ”, Bộ trưởng Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT, cùng với Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Lý do kêu gọi hủy dự án sân golf: Nguy cơ đe dọa nguồn nước của cộng đồng địa phương, ô nhiễm nước, phá rừng… nếu dự án được tiến hành.
Về lời hứa di chuyển cây trong khu vực làm dự án của Tập đoàn FLC: “Thông tin về di thực cây chỉ có trong phát biểu của các cán bộ tỉnh Gia Lai được trích dẫn trên báo chí chứ không có trong các văn bản quyết định pháp lý đã được công khai liên quan đến dự án”. Trong danh sách đại diện nhóm làm kiến nghị có nhà văn Nguyên Ngọc và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Infonet đưa tin từ Nghệ An: Bãi rác ô nhiễm giữa thị trấn đông đúc, ruồi nhặng bu kín nhà dân. Đó là bãi rác tập trung tại thị trấn Quỳ Hợp, hiện đã quá tải, chất đầy rác thải không được xử lý, khiến ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của dân. Dự án bãi xử lý rác mới hiện vẫn dang dở, dù đã được phê duyệt hơn 10 năm. Người dân thị trấn Quỳ Hợp phải chịu đựng khói độc hại, mùi hôi nồng nặc cả ngày lẫn đêm, ruồi nhặng bám đầy nhà, người dân phản ánh nhưng chính quyền không giải quyết được.
Một người sống gần bãi rác cho biết: “Gia đình tôi rất khổ sở khi phải sống cạnh bãi rác bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các con còn nhỏ mà hàng ngày phải hít thở bầu không khí ô nhiễm, khói bụi từ bãi rác nên chúng tôi rất lo lắng. Nếu bãi rác tồn tại lâu dài, chắc người dân chúng tôi sẽ không thể sống nổi”.
Truyền hình Quảng Ngãi có clip: Ô nhiễm môi trường ở cảng cá Sa Huỳnh.
Tình hình bế tắc ở vùng mỏ Quang Sơn: Đường hỏng, dân khổ, chính quyền bất lực, theo báo Nông Nghiệp VN. Dù UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ra văn bản yêu cầu công an và lực lượng chức năng địa phương vào cuộc xử lý tình trạng xe chở đất, đá quá tải lộng hành, vấn nạn này vẫn tiếp diễn. PV từ hiện trường cho biết: “Chỉ trong hơn 1h đồng hồ theo dõi, vẫn có hàng trăm 100 xe tải các loại, từ 5 tấn cho tới những xe đầu kéo có trọng tải lớn lên đến trên 40 tấn ra vào vận chuyển các loại đá từ các mỏ ra”.
Ông Ngô Thanh Tùng, Phó Chánh Thanh tra giao thông tỉnh Thái Nguyên xác nhận, do nhiệm vụ của cơ quan này nhiều, phải quản lý cả đường bộ, đường sắt, đường thủy nhưng lực lượng thì ít. Riêng trục đường giao thông xã Quang Sơn, xã Tân Long, mỗi lần có đơn vị đóng chốt làm nhiệm vụ xử lý quá tải, thì các xe chở đá sẽ cảnh báo nhau không chạy, nên ít khi xử lý được.
Truyền hình Tiền Giang có clip: Ô nhiễm môi trường ở tuyến kênh Giồng Tre.
Mời đọc thêm: Bất ngờ số liệu phát thải từ đốt rơm rạ (TP). – Thi công dự án nhà ở hỗn hợp ViHa Complex, nguy cơ gây mất an toàn (GĐVN). – Huyện Quốc Oai chậm xử lý lò gạch thủ công tại xã Cộng Hoà (KTĐT). – Hòa Bình: Bao giờ mới di dời những bến, bãi tập kết cát, sỏi không đúng quy hoạch? (ĐĐK).
– Cần xử lý tình trạng lấn chiếm hành lang, bề mặt khe suối làm nơi kinh doanh, buôn bán ở thị trấn Yên Cát (TH). – Ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Sông Gianh: Cần một giải pháp lâu dài cho người dân (QB). – Lâm Đồng yêu cầu đơn vị khai thác cát trên sông Đa Nhim khắc phục vi phạm (Tin Tức). – Sông rạch ĐBSCL ô nhiễm nặng (NLĐ).
***
Thêm một số tin: Thu phí trên đường do Nhà nước đầu tư có hợp lý hay là ‘móc túi’ dân? (RFA). – Ông Biden ‘dội gáo nước lạnh’ vào tham vọng gia nhập NATO của Ukraine (TP). – Anh Quốc và Úc đồng ý các điều khoản chính của thỏa thuận thương mại (BBC). – Thượng đỉnh Mỹ-EU với 4 trọng tâm: Thương mại, công nghệ, Nga, dịch bệnh (RFI).