Jackhammer Nguyễn
20-5-2021
Có thể thấy, lãnh đạo CSVN đang đứng ở một ngã ba đường, đi theo ý thức hệ hay đi theo cuộc đời thật. Ý thức hệ là chủ nghĩa cộng sản, nằm trong tên của đảng cầm quyền tại Việt Nam, hay những biến dị của nó núp dưới danh nghĩa xã hội chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa định hướng thị trường…
Cuộc đời thật là phát triển đất nước dựa trên việc buôn bán, đầu tư, làm ăn với thế giới, chống lại sự đe dọa an ninh từ Trung Quốc.
Khang Vũ, một nhà nghiên cứu Việt Nam người Việt, từ Đại học Boston, có nhận xét trên tạp chí Diplomat rằng, cách thức liên kết quốc tế của Việt Nam và Trung Quốc giống nhau, vì cả hai cùng có ý thức hệ cộng sản.
Ví dụ được tác giả đưa ra là, Bắc Kinh hết lòng ủng hộ Bắc Triều Tiên, cũng giống như liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam và Lào. Tác giả nhận thấy, liên minh Việt Nam và Lào thậm chí đã phá vỡ chính sách ngoại giao ba không của Việt Nam hiện nay (không có căn cứ quân sự nước ngoài, không liên minh quân sự, không cùng nước này đánh nước khác). Theo Khang Vũ, nguyên nhân của sự giống nhau này là vì Việt Nam và Lào cùng là cộng sản, cũng như Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cùng ý thức hệ.
Tuy nhiên có một mắt xích mà tác giả Khang Vũ bỏ qua là, không có một liên minh kiểu như thế giữa hai “đương sự”, Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia cộng sản tươm tất nhất còn sót lại. Lý do dễ hiểu là sự xung đột liên tục giữa hai nước này trên biển Đông.
Và đó là cuộc đời thật, là thực tế.
Năm 1986, đứng trước tương lai thê thảm của cuộc đời thật là đổ vỡ kinh tế, đảng Cộng sản Việt Nam quyết định bỏ một phần quan trọng của ý thức hệ là nền kinh tế bao cấp.
Sau hơn 30 năm của cái gọi là “đổi mới”, một mô hình lai tạp giữa toàn trị và thị trường tự do, gặt hái được một số hành công vật chất, đảng Cộng sản Việt Nam có vẻ tự tin hơn để nghĩ rằng, sẽ “kiên trì” ý thức hệ, như trong bài viết về sự “kiên trì xã hội chủ nghĩa” của TBT Nguyễn Phú Trọng mới đây.
Trong bài trả lời phỏng vấn trên trang Asia Experts Forum của đại học McKenna, Hoa Kỳ, giáo sư Tường Vũ, từ đại học Oregon, cho rằng đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa lên những nhân vật lãnh đạo mới, có quan điểm duy trì ý thức hệ cộng sản.
Giáo sư Tường nói rằng, ông Nguyễn Phú Trọng chủ trương có một quan hệ gần gũi với Trung Quốc, vì Trung Quốc là cộng sản. Ông Tường cũng nói rằng, chế độ cộng sản ở Việt Nam cho rằng, cộng sản Trung Quốc không tìm cách lật đổ họ, trong khi Hoa Kỳ (và phương Tây) hay lên tiếng chỉ trích các vấn đề về nhân quyền bên trong Việt Nam.
Nếu nhận xét của giáo sư Tường là đúng, thì những hy vọng rằng sự nghi ngại Hoa Kỳ giảm đi sau chuyến thăm Hoa Kỳ hồi năm 2015 của ông Trọng đã tan biến. Sự tiếp đón trọng thị từ phía người Mỹ dành cho ông Tổng bí thư, một chức danh không giống ai trong hoạt động ngoại giao thế giới, đã từng làm dấy lên hy vọng rằng, Hà Nội không còn nghi ngờ Hoa Kỳ tìm cách lật đổ họ.
Nhưng theo giáo sư Tường, ông Trọng hiểu rõ là Việt Nam rất cần Mỹ, cần thị trường to lớn này cho hàng hóa Việt Nam và cũng cần người Mỹ để chống trả lại Trung Quốc trên biển Đông.
Một lần nữa đây lại là thực tế, chứ không phải ý thức hệ.
Nhưng cũng có một thực tế nữa là, các quốc gia khác ý thức hệ cũng khó lòng liên minh với nhau. Đó là điều mà hai tác giả Tường Vũ và Khang Vũ cùng nói đến.
Nhưng liệu cái gọi là ý thức hệ đó có giúp gì được cho dân tộc đang sống trong một thực tế hoàn toàn khác hay không?
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, từ Việt Nam, trong bài trả lời BBC Việt ngữ, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, nêu lên vấn đề: Không tuân theo các giá trị phổ quát thì khó có chính sách đối ngoại đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.
Các giá trị phổ quát là gì nếu không phải là nền dân chủ minh bạch, tôn trọng nhân quyền, kiểm soát quyền lực… mà thế giới phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu… giàu có đang noi theo! Các giá trị này là một trời một vực với thể chế toàn trị mà Việt Nam và Trung Quốc, đang thực hiện.
Ông Đinh Hoàng Thắng bình luận tiếp về sự toàn trị này: Nếu chọn độc tài toàn trị thì không thể khỏa lấp được khoảng cách giữa thực trạng hiện nay với yêu cầu đối với hàng ngũ lãnh đạo mới.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam lại bâng khuâng trước ngã ba đường, một là tiếp tục chế độ toàn trị đậm tính ý thức hệ, hai là đi theo thực tế cuộc sống, trong cuộc sống đó Hà Nội không dám dùng công nghệ 5G của Hoa Vi vì sợ gián điệp Trung Quốc, không dám mua thuốc chủng ngừa Covid-19 kém hiệu quả của đồng minh ý thức hệ là Trung Quốc.
Xin mượn tạm lời nhà hiền triết Đức Goethe để kết thúc bài này: “Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Chỉ còn 1/3 ý thức hệ Cộng sản thì không thế nói ý thức hệ CS. với 1/2 dơi 1/2
chuột như thế được ! Nói khác đi là ý thức hệ “đầu Ng6 mình Sở” hay “treo đầu
dê bán thịt chó”. Nói 1/3 là vì họ chỉ cần bạo lực nhân danh chuyên chính vô sản
để đàn áp nhân dân mà thôi !
VN.ngày nay phát triển không phải nhờ ý thức hệ CS mà là nhờ vào thế giới tư
bản nước ngoài đô tiền vào đầu tư cả đấy !
Jackit nguyễn đúng nà đồ ” trâu buộc ghét trâu ăn”
Có đảng dẫn đường, có kim chỉ nam Mác Lê Ma Hồ thì chúng tớ những trí thức, những trí tuệ, những hiền tài mới cống hiến hết mình để thỏa nòng ước mơ hoài bão. Có như vậy, nay chúng tớ toàn u80, u90,” vưỡn răng chắc, cặc bền vưỡn viết rất khỏ, phản biện rất hung” . Xin nhớ xưa bác Hồ chỉ vào loại u70 nhá. Uiuiuiuiui ơn đảng ơn bác nắm nắm.
CSVN đứng ở một ngã ba đường, nếu có thật thì mặt trời đang mọc phía Tây.
Lãnh đạo CSVN không đứng ở một ngã ba đường, chúng đã định ra mục tiêu cụ thể: 2025, 2030, 2045. Tầm nhìn 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Quan điểm chỉ đạo như đinh đóng quan tài là: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Phải có một chiếc bánh vẽ, ai có ngắm nhìn hay không là chuyện của tương lai, Đồng Tâm, Thủ Thiêm đã thực sự trở thành tranh vẽ rồi, tường đã xây THEO KẾ HOẠCH và Thủ Thiêm đã xóa sổ cả tên.
Chưa thấy chúng nó tính sổ với từng nghị quyết đểu, chỉ có tô thêm và làm cho chúng thật tuyệt vời. Chúng là loài ký sinh tự nhân bản, có quy luật sinh tồn của con chuột cùng đường. Trắng trợn đưa vào báo cáo nghị quyết đại hội đồng ý Nguyễn Phú Trọng, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, coi đó là nghị quyết ý trời.
người thơ Nguyễn Đắc Kiên
dưới ngọn giáo
mang tên ý thức hệ,
đất nước bị cầm tù
ý thức hệ,
đấu tố cha ông,
bỏ tù mọt gông,
bất cứ trái tim nào dám sống
ý thức hệ độc tài,
bội phản lẽ nhân sinh
ý thức hệ,
đẻ ra những điêu linh,
biến bệnh họạn hóa ra lẽ thường tình
người câm điếc hóa ra người biết sống
quỳ gối, khom lưng ra kẻ ấy thiên tài
đất nước tôi không còn thấy những hình hài,
nói dõng dạc tiếng Con Người,
thuở ấu thơ mẹ dạy.
Tội đấy phần ai,
ngoài mi,
ý thức hệ độc tài.
Trích: tập thơ chính luận “Hãy Ngẩng Mặt” .
Vài tháng nữa Trọng Lú lăn đùng ra thì cơ hội sẽ đến.
Các nước lựa chọn ý thức hệ tự do dân chủ như Đức, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan đã xây dựng được trên đất nước họ một xã hội văn minh, hiện đại, giàu có.
Các nước lựa chọn ý thức hệ cộng sản thì đẩy đất nước mình vào cảnh ngày càng thua chị kém em, dân tình rùng rùng bỏ phiếu bằng đôi chân của họ.
Các chuyên gia cũng chưa hội chẩn được tổng bí Nguyễn Phú Trọng mắc bệnh gì: lú lẫn, quáng gà, tâm thần…
“Tuy nhiên có một mắt xích mà tác giả Khang Vũ bỏ qua là, không có một liên minh kiểu như thế giữa hai “đương sự”, Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia cộng sản tươm tất nhất còn sót lại”
Seek & yee cant find.
Nguyễn Ngọc Chu khuyên hổng nên bàn những gì hổng tồn tại, aka hổng thấy & hổng biết .
“Lý do dễ hiểu là sự xung đột liên tục giữa hai nước này trên biển Đông”
Hoàn toàn hổng dễ hiểu 1 chút nào . JN xài lưỡi dao cạm của Occam, giải đáp đơn giản nhứt là đúng nhứt .
JN quá nhấn mạnh đến “thực tế”, nên si lựn rằng thìa là mà Đảng CỘNG SẢN việt nam bắt buộc phải chọn “thực tía” over ý thức hệ như mọi chánh phủ bình thường khác . Một lần nữa, lưỡi dao cạo của Occam.