Lê Minh Nguyên
5-4-2021
Năm 2018, Mỹ đã bật đèn xanh cho các nhà sản xuất của Mỹ tham gia dự án tàu ngầm do Đài Loan tự đóng.
Nay, theo bộ quốc phòng Đài Loan vừa cho biết thì các nước Châu Âu cũng nhập cuộc, cung cấp sự hỗ trợ cho dự án này của Đài Loan.
Năm 2018, Đài Loan bàn bạc với một công ty có trụ sở tại Gibraltar thuộc Anh về thiết kế của hạm đội tàu ngầm mới.
Công ty Đóng tàu Quốc tế Đài Loan CSBC do nhà nước hậu thuẫn đã bắt đầu đóng các tàu ngầm mới vào năm 2020, với mục tiêu giao chiếc đầu tiên, trong số 8 chiếc theo kế hoạch, vào năm 2025.
Trung Quốc muốn chiếm Đài Loan thì phải dùng hải quân và không quân. Đài Loan muốn phòng thủ hữu hiệu thì phải có khả năng đánh bại hai binh chủng này, nhất là hải quân. Tàu ngầm với công nghệ mới là vũ khí mà Trung Quốc khó đỡ nhất.
Đóng 8 tàu ngầm tốn khoảng 16 tỷ đôla, nó có thể ngăn chặn lực lượng xâm lăng Trung Quốc bằng sự hủy diệt hoàn toàn lực lượng tấn công này. Kết hợp nó với chương trình xây dựng khẩn cấp hàng trăm tên lửa đánh chìm tàu, thì những tàu ngầm này có thể làm tê liệt các tàu chiến Trung Quốc.
Đài Loan nhờ biển bảo vệ cho nên có thể đương đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh quy ước bất cân xứng. Tàu ngầm, chiến đấu cơ và tên lửa được trang bị công nghệ mới đủ sức đẩy lùi một cuộc tấn công chiếm đảo của Trung Quốc. Hơn nữa, Đài Loan và Mỹ có hiệp ước an ninh (1979 Taiwan Relations Act) nên Tập Cận Bình có thể bị té ghế nếu tấn công Đài Loan.
Ngay cả tấn công Phi, Tập cũng có thể bị té ghế nếu Mỹ không đứng yên nhìn như trước đây với Vành Khăn và Scarborough.
Mỹ không thể lập lại hai lần lỗi lầm này để mất hết đồng minh trong thời điểm nhạy cảm với khẩu hiệu “Nước Mỹ Trở Lại” và đang năng nổ xây dựng niềm tin với các quốc gia Âu Châu và trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Nếu cần gây chiến để ổn định nội bộ thì Tập Cận Bình có lẽ chọn Việt Nam hay Phi. Muốn chiến thắng nhanh và Mỹ không có lý do chính đáng để mạnh mẽ can thiệp, thì có lẽ Tập Cận Bình sẽ chọn Việt Nam và trên biển Đông.
Viễn cảnh bài viết: Trung cộng tốt nhất là đánh Việt Nam với tôi không thuyết phục, đơn giản cứ cho tàu đủ sức chiếm Việt Nam và tất nhiên khi đó sẽ tự nhiên độc chiếm hầu hết Biển Đông (khu vực đường lưỡi bò). Nhưng dân Việt liệu có ngoan ngoãn phục tùng tàu, nể sợ tàu như nhiều chính khách VN không là 1 câu hỏi tác giả cần phân tích tiếp. Sau đó là đường lưỡi bò Trung Quốc chiếm thành công – quản lý 1 đường giao thông kinh tế biển huyết mạch thì các cường quốc có dễ vì không “liên minh” với Việt nam nên bỏ mặc Việt Nam không và chấp nhận Trung Quốc làm chủ tình hình khu vực này – điều xem chừng tác giả bài viết cũng chưa tính kỹ tới – khiến giả thiết của tác giả xem ra cũng chỉ là nhắc tới nhiều bài của các bình luận gia, nhà báo cảnh báo thái độ 3, 4 không, đu dây bất hợp lý của Việt nam, chứ tính toán chính trị của các chính trị gia các nước nhiều khi khác hẳn các ý kiến đó.
Việt nam là bạn vàng, đánh tốn tiền vô ích !
Đồng ý với tác giả. Đánh Đài Loan hay Phi thì rủi ro khá lớn và Mỹ khó ngồi yên vì những hiệp ước đã ký kết với các nước này và vì quyền lợi cốt lõi của Mỹ bị xâm phạm, hơn nữa Mỹ cần chứng minh với các đồng minh khác về những hứa hẹn của họ, điều mà các đồng minh của Mỹ chưa thực sự yên tâm.
Tàu cộng đã mạnh về KT và quân sự cũng được hiện đại hoá nhưng thực lực ra sao chưa ai biết. Quân đội mà cứ ăn rồi ngủ không kinh nghiệm thực tế khi có biến biết đánh đá ra sao? Tàu cần một vài trận nhỏ nhỏ mà VN là thuận lợi nhất. Vừa tập dượt vừa răn đe và cột VN vào chân của mình.
Nếu máy bay chở Tập Cận Bình rớt ngoài biến ?