Không có liêm sỉ mới là thấp hèn!

Nguyễn Văn Nghệ

2-4-2021

Sách “Vi lô dạ thoại” của Vương Vĩnh Bân, thời nhà Thanh, Trung Quốc, có ghi: “Vô tài phi bần, vô học nãi vi bần; Vô vị phi tiện, vô sỉ nãi vi tiện; Vô niên phi yểu, vô thuật nãi vi yểu; Vô tử phi cô, vô đức nãi vi cô”.

Nghĩa là: Không có tiền bạc, không phải là nghèo, mà không có học mới là nghèo. Không có địa vị, không phải là thấp hèn, mà không có liêm sỉ mới là thấp hèn. Không được sống lâu, không phải là yểu mệnh, mà không để lại cho đời những việc đáng kể mới là yểu mệnh. Không có con không phải là cô độc, không có đức mới là cô độc.

Hiện nay nhiều người than phiền: Tôi thấp hèn là do không có địa vị trong xã hội! Nhưng sự thật “vô sỉ” mới là thấp hèn. “Sỉ” là một trong bốn giềng mối chính của xã hội. Sách Quản tử ghi: “Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn cái giềng để giữ vững quốc gia. Bốn cái giềng ấy nếu không căng lên được, nghĩa là trong nước mà vô lễ, vô nghĩa, vô liêm, vô sỉ thì quốc gia sụp đổ và diệt vong”.

Người xưa nhận xét: Liêm, sỉ là tính rất hay của loài người, vì người không liêm thì cái gì cũng lấy (ăn không từ một thứ gì), không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật.

Sáng ngày 29/3/2021, Quốc hội Việt Nam dành trọn một ngày để thảo luận cho ý kiến về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ. Đại biểu Nguyễn Anh Trí, cựu Viện trưởng Viện Huyết học Trung ương (Hà Nội) đã có bài phát biểu với những câu nịnh hết sức trơ trẽn, như:

Cảm động vô cùng với một vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước có ‘mái đầu bạc trắng hiên ngang’, với ‘gánh sơn hà nặng trĩu hai vai’, là trung tâm đoàn kết, là ngọn cờ tập hợp, là người khơi nguồn tự hào dân tộc. Nhân dân đã vô cùng cảm kích khi nghe báo cáo và biết được những công việc đối nội và đối ngoại mà Chủ tịch nước đã làm được trong thời gian qua”.

Sau khi đọc các bài viết liên quan đến bài phát biểu của đại biểu Nguyễn Anh Trí trên các trang báo “lề trái” nhiều độc giả viết bình luận, cho rằng đại biểu Nguyễn Anh Trí là con người vô liêm sỉ.

***

Lâu lắm rồi, tôi có nghe kể một câu chuyện và người ta bảo câu chuyện ấy là của nhà văn Nguyễn Tuân, kể để đả kích các văn nô, thi nô. Trong một buổi thiết triều, có đông đủ bá quan văn võ, bổng nhiên nhà vua đánh rắm và mùi rắm lan tỏa ra. Một quan cận thần khi nghe tiếng đánh rắm và mùi rắm liền đứng lên tâu: Dạ muôn tâu bệ hạ thoang thoảng nghe như mùi thơm của lan huệ. Nghe xong mặt nhà vua thừ ra, làm các quan lo sợ.

Sau một chốc, nhà vua mới phán: Thông thường thì đánh rắm phải có mùi hôi, mùi thối, ngược lại trẫm đánh rắm mà có mùi thơm của lan huệ, e rằng long thể của trẫm bất an! Nhà vua phán xong thì cũng chính quan cận thận ấy tâu: Dạ muôn tâu bệ hạ, bây giờ chẳng những thối mà còn thối lắm ạ!!!

Độc giả Võ Ngọc Danh bình luận dưới bài viếtĐại biểu Quốc Hội nịnh, chỉ là chuyện nhỏ“, đăng trên Facebook Tiếng Dân: “Trên đời ai cũng thích được nịnh, càng làm lớn càng thích. Nhưng phải ‘hãm’ bớt đà nịnh của đám em út mình lại, để tụi nhỏ làm quá, coi không được!

Chu văn An đã dâng sớ xin chém đầu 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua đã không nghe, từ đó nhà Trần đã bắt đầu suy vi.

Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh – Khánh Hòa

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Hahaha, tác giả níu là ngừ ở trong nước … Níu thía thì tác giả chắc hổng biết nghịch lý Epimenides là gì . Chỉ nói thía này, từ hồi nước ta có Bác Hồ vĩ đại, mọi thứ đều trở thành tương đối . Rất nhiều người đ/v người này là vô liêm sỉ, nhưng đ/v những người khác là đại trí thức, đạo đức cao vời vợi .

    Tác giả đã lấy chiện Nguyễn Tuân, thui thì tớ lấy chiện Nguyễn Đình Thi, 1 đại văn hào của Việt Nam Thời Bác là thần tượng của biết bao nhiêu thế hệ, cả người thường lẫn giới trí thức xã hội chủ nghĩa . Dân vô học, cụ thỉa là bà bán rau, nghĩ câu phát biểu “Trí thức là hạt cát, chỉ lóng lánh khi có ánh sáng Đảng chiếu vào” là đỉnh cao, mọi người đều phải kính phục . Trí thức nhà mềnh, những người được kính trọng, cũng nói viết 1 câu trung phải đi liền với 1 câu nịnh . Nhưng mọi người vẫn kính trọng họ .

    Có thỉa câu này là câu nịnh của Nguyễn Anh Trí, nhưng biết đâu ở nhà đang tâm huyết viết “Đi tìm cái tôi đã mất”. Giáo sư Tương Lai viết về Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Mai Quốc Ấn viết về Đinh La Thăng, Mai An Nguyễn Anh Tuấn viết về Vũ Mão … cũng dùng những ngôn ngữ tương tự nhưng họ vữn được mọi người kính trọng đấy thui . Cả đám xúm lại đấu tố Nguyễn Anh Trí thía này tớ cho là hổng có khách quan tẹo nào cả .

Comments are closed.