Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến tranh lạnh mới?

Jackhammer Nguyễn

30-3-2021

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh hồi năm 2016. Nguồn: Greg Baker/ AFP

Chiến tranh lạnh mới

Có thể nói rằng, cuộc gặp Nga – Trung tại Quế Lâm, hôm thứ Ba, ngày 23/3/2021, chính thức mở đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Tại thành phố miền Nam, Trung Quốc này, hai ông ngoại trưởng của Bắc Kinh và Moscow, là Vương Nghị và Sergey Lavrov, gặp nhau và đều tố cáo Mỹ cùng các đồng minh phương Tây gia tăng lệnh cấm vận lên Trung Quốc và Nga về những chuyện vi phạm nhân quyền, cũng như thái độ bành trướng của họ đối với láng giềng.

Phía Nga có vẻ ít cương quyết hơn họ Vương, khi ông này nói rằng: Hệ thống (Mỹ) làm sao mà đại diện cho toàn thế giới được.

Vương Nghị về Quế Lâm ngay sau khi ông ta cùng phái đoàn Trung Quốc chỉ trích Mỹ dữ dội trong cuộc họp tại Alaska với ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken. Và cuộc họp Quế Lâm diễn ra chỉ hai ngày trước cuộc họp báo của tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó, ông Biden nói rằng ông Tập Cận Bình của Trung Quốc và ông Putin của Mỹ là những kẻ độc tài, xem thường chế độ dân chủ. Ông Biden còn đi xa hơn khi nói rằng, thế kỷ 21 là thời gian diễn ra cuộc đấu tranh giữa hệ thống dân chủ, chống lại các thể chế độc tài.

Điều khác biệt giữa những diễn từ của tổng thống Biden và người tiền nhiệm của ông là Donald Trump có thể thấy rất rõ. Ông Biden tuyên chiến với các chế độ độc tài, cũng như không ngần ngại gọi tên những lãnh đạo độc tài như Tập Cận Bình, Putin… Ngược lại, ông Trump với có thể mở miệng khen lấy khen để các lãnh đạo độc tài như Tập Cận Bình, cũng như nhiều lần ca tụng Putin, Kim Jong-un

Mỹ dưới thời Biden không nói suông trong những tuyên bố về chiến tranh lạnh mới này. Washington đang tập hợp các đồng minh dân chủ Tây Âu, Canada, Ấn Độ Thái Bình Dương. Ngược lại, Bắc Kinh đang vận động các quốc gia độc tài như Miến Điện, các nước Mỹ Latin, và … Ả Rập Saudi, từng là đồng minh thân thiết của ông Trump.

Việt Nam ở đâu?

Việt Nam nói riêng, các quốc gia Đông Nam Á nói chung, kẹt giữa cuộc chiến tranh lạnh mới này. Tập hợp các nước Đông Nam Á rất phức tạp, bao gồm các nền dân chủ như Singapore, Philippines, Indonesia, các nền dân chủ nửa vời như Thái Lan, Malaysia và các nước độc đảng như Việt Nam, Lào…

Trong các nước này, Việt Nam nổi lên như một quốc gia quan trọng, nhờ vào vị trí địa lý chiến lược, khối dân chúng đông đúc, nền kinh tế phát triển nhanh, tiềm lực quốc phòng mạnh… Qua các yếu tố vừa kể, vị trí địa chiến lược trấn ngự biển Đông, con đường biển thương mại lớn nhất thế giới, là quan trọng nhất.

Xu hướng của Việt Nam, cũng như một số nước láng giềng, là đu dây giữa Mỹ với Trung Quốc, ít nhất trong 10 năm qua. Chiến thuật đu dây này thể hiện rõ nhất ở Việt Nam. Một mặt, Hà Nội duy trì mối quan hệ với các lãnh đạo độc tài, cùng ý thức hệ của họ ở Bắc Kinh; mặt khác, họ lại muốn Mỹ đối đầu giúp họ chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Cách hành xử bá quyền của Trung Quốc, với thái độ kẻ cả của nước lớn, xâm lấn lãnh thổ… thay vì những giá trị mềm như phương Tây, làm cho Việt Nam có vẻ ngã về phương Tây. Đã hai lần hàng không mẫu hạm Mỹ tới thăm Việt Nam, cũng như nhiều lần tàu chiến phương Tây cập cảng Việt Nam (gần đây nhất là tàu chiến của Hải quân Pháp, cập cảng Cam Ranh 4 ngày, kể từ ngày 9/3/2021). Đây là điều không xảy ra đối với Trung Quốc (chỉ có đôi lần chiến hạm Trung Quốc ghé Việt Nam, cũng như tàu chiến hai bên tổ chức tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ).

Diễn biến gần đây nhất là những chuyến thăm ngoại giao của Trung Quốc đến tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Việt Nam trong những tháng cuối năm 2020, đầu năm 2021, như thông tin trong bài viết của tôi, đăng trên Tiếng Dân ngày 9/3/2021, rằng liệu có phải “Bắc Kinh đang tìm cách cô lập Việt Nam ở Đông Nam Á?

Những chuyến đi này của lãnh đạo Trung Quốc, lộ rõ mục tiêu Bắc Kinh nhằm lôi kéo các nước Đông Nam Á, trong đó họ sử dụng vaccine Trung Quốc để chiêu dụ các nước này, trong khi phương Tây đang bận lo chủng ngừa cho dân chúng của mình. Mới đây tác giả Dien Lương (nhà báo Lương Nguyễn An Điền), có bài viết trên báo Nikkei rằng, Việt Nam không hứng thú gì với sách lược ngoại giao đó của Bắc Kinh.

Hay là Bắc Kinh đang ngóng chờ những sự thay đổi mới của bộ máy lãnh đạo Việt Nam tới đây? Trong thành phần lãnh đạo nhiệm kỳ mới, người ta thấy một gương mặt rất cũ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với nhiều tuyên bố giáo điều, nghe êm tai đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, hay ông Phạm Minh Chính, người có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, đang bị dư luận Việt Nam cho là thân Bắc Kinh.

Ngoài những yếu tố nội tại ở Việt Nam, đại dịch toàn cầu cũng ảnh hưởng đến quan điểm cai trị dân chúng của lãnh đạo Việt Nam, có lợi cho khuynh hướng độc tài. Ông Nguyễn Sĩ Dũng là người được xem là nhà lý luận của đảng Cộng sản Việt Nam; hay ông Huỳnh Thế Du, là người từng du học ở Mỹ, đều bày tỏ sự đánh giá cao về hiệu quả của mô hình mà họ gọi là “thủ đầu” (nói nôm na là độc tài, không phải dân chủ từ dưới lên như phương Tây).

Tuy nhiên tình cảm dân chúng dành cho phương Tây lại là một câu chuyện khác. Có thể đa số dân chúng không ý thức rõ thế nào là cấu trúc, thế nào là mô hình dân chủ từ dưới lên, nhưng mọi cuộc khảo sát độc lập đều cho thấy dân chúng Việt Nam ủng hộ phương Tây, mà đại diện là Mỹ, chống Trung Quốc.

Chọn lựa giữa mô hình dân chủ và độc tài, và chọn lựa chiến thuật địa chính trị giữa phương Tây và Trung Quốc, không hẳn là đi đôi với nhau, nhưng quyết định khôn ngoan nhất của Hà Nội vẫn phải dựa trên tình cảm của dân chúng.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. “Có thể đa số dân chúng không ý thức rõ thế nào là cấu trúc, thế nào là mô hình dân chủ từ dưới lên, nhưng mọi cuộc khảo sát độc lập đều cho thấy dân chúng Việt Nam ủng hộ phương Tây, mà đại diện là Mỹ, chống Trung Quốc.”

    Ngay cả người Việt đang làm việc và sinh sống tại Mỹ từ năm 1975 cũng không hiểu rỏ sinh hoạt công quyền và mô hình dân chủ của Mỹ vận hành như thế nào, chỉ có một thiều số rất ít có được kiến thức Anh ngữ và chuyên môn này. Không nên hy vọng là dân Việt tại Việt Nam am tuờng đuợc vấn đề phức tạp này. Việt Nam cũng không thể có các cuộc thăm dò dư luận độc lập để tìm hiểu quan điềm chính trị. Đây chỉ là một suy đoán cá nhân của tác giả

  2. Trong bài Đối thoại với ông Trương Nhân Tuấn về mô hình quốc gia dân chủ đăng trên bào Triếng Dân ngày15-2-2021, tác giả có viết là: “ Việt Nam là một quốc gia nhỏ và chật chội, nghèo tài nguyên“
    Trong bài “Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến tranh lạnh mới?”, tác giả viết là: “Việt Nam nổi lên như một quốc gia quan trọng, nhờ vào vị trí địa lý chiến lược, khối dân chúng đông đúc, nền kinh tế phát triển nhanh, tiềm lực quốc phòng mạnh…”
    Trong một thời gian ngắn mà tác giả có hai nhận thức về địa lý hình thể Việt Nam đối nghịch nhau. Từ đó có thể suy ra rằng kiến thức phổ thông của tác giả có vấn đề, hình như lả chỉ viết dựa trên cảm xúc nhất thồi hơn là tra cứu nghiêm túc.

    • Năm hào của tớ: Khi tác giả viết “Việt Nam là một quốc gia nhỏ và chật chội, nghèo tài nguyên”, đó là fact.

      Còn đây là ý kiến của tác giả: “Việt Nam nổi lên như một quốc gia quan trọng, nhờ vào vị trí địa lý chiến lược, khối dân chúng đông đúc, nền kinh tế phát triển nhanh, tiềm lực quốc phòng mạnh…”

      Tác giả nói VN “nổi lên”, cũng như vị trí địa lý thuận lợi, chứ đâu có nói nước VN “lớn”, “rộng”, “giàu tài nguyên” đâu mà mâu thuẫn?

    • Chị Mương Lớn ơi, kinh tế, quốc phòng, vị trí chiến lược không phải là địa lý hình thể (physical geography). Chị học địa lý ở đâu thế?

      • Tôi học môn Điạ lý hình thể hồi Tiểu học ở Việt Nam. Các sách vở đều dạy rằng Việt Nam là một đất nước tài nguyên phong phú, rừng vàng biển bạc của tiền nhân để lại, dân cư đông đúc sồng chen chúc ở vùng châu Thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cữu Long, sống thưa thớt ổ các cao nguyên và các vùng biên giời. Điều này có thể kiêm chứng qua sách vở Việt Nam và ngoại ngữ
        Khi tác giả viết “Việt Nam là một quốc gia nhỏ và chật chội, nghèo tài nguyên”, đó không phải là fact, mà là tin giả hoặc suy đóan hoặc thiều kiến địa lý phồ thông hoặc không kiểm chứng. Không có sách vở nào trên thế giời nói Việt Nam là nghèo tài nguyên. Xin cập nhận và kiểm chừng.
        Vấn đề chính cần phản tỉnh là không có kiến thức tiểu học về đía lý hình thể thì không nên bàn về địa lý chiến lược.

        • Tác giả viết: “Việt Nam là một quốc gia nhỏ và chật chội, nghèo tài nguyên” là đúng đó ông. Nếu ông đang sống ở VN thì sẽ biết, VN chật chội quá trời, đất nước có diện tích hơn 330.000 km mà có tới gần 100 triệu dân, thì không chật chội sao được? So với láng giềng Campuchia có diện tích hơn 180.000 km2, mà chỉ có 15 triệu; Lào gần 238.000 km2 với dân số hơn 7 triệu người; Thái Lan hơn 513.000 km2, dân số 66 triệu… các nước láng giềng rộng hơn chúng ta nhiều.

          Hoặc là ông sống ở nước ngoài, hoặc là ông chỉ biết VN qua sách vở ông học từ nhỏ, nên ông viết: “Các sách vở đều dạy rằng Việt Nam là một đất nước tài nguyên phong phú, rừng vàng biển bạc của tiền nhân để lại…”

          Tài nguyên đã rơi vào đám tư bản đỏ, chúng đang cai trị dân ta, rừng đã bị bọn chúng chặt hết mẹ rồi, mưa xuống là lũ cuốn nhà cửa đất đai, còn biển thì đã bị thằng Tàu thu tóm… Dù ở nước ngoài, ông cũng cập nhật tin tức, cũng biết tình hình trong nước ra sao, hay ông đang sống ở trên mây à?

  3. Tiếp
    Bác Cả Đảng “ta” quả là nhà tiên tri thế kỷ 21. Ngày bác làm tổng bí thư cũng là ngày 2 ông râu xồm được treo long trọng trên băng rôn, trên phướn, trên là cờ búa liềm thân thương.
    Có trách là trách ông Mỹ ông Âu, đã nuôi chúng béo tốt để giờ nay chung nhe nanh, vươn vuốt. Hai thằng này mà kết thân với nhau thì thế giới đại họa

  4. Khi Nga Trung quay lại với nhau thì thằng em csvn mừng hết nhớn. Lại trở về lối xưa anh cả anh hai tha hồ thằng em yên tâm lớn. Vô sản thế giới tập hợp lại. Giai cấp vô sản sẽ đào mồ chôn cntb lai được xướng lên. Khắp ngõ hẻm, con phố lại vang ca quốc tế ca và ông putin, ông Tập nằm trong trái tim người việt chúng ta. Trí thức học Nga, Tàu lại vui mừng tớn tở ôi nước mẹ Nga vĩ đại, ôi Trung hoa nôi văn hóa loài người.

  5. “Chọn lựa giữa mô hình dân chủ và độc tài, và chọn lựa chiến thuật địa chính trị giữa phương Tây và Trung Quốc, không hẳn là đi đôi với nhau, nhưng quyết định khôn ngoan nhất của Hà Nội vẫn phải dựa trên tình cảm của dân chúng.”

    Kiên quyết theo mô hình của Việt Nam là độc tài, chon lựa đia chính trị là Trung Quốc và không càn dựa trên tình cảm của dân chúng là một quyết định từ lâu của Hà Nội. Đó là câu trả lời hiển nhiên của các dộc giả bình dân ít học mà tác giả chưa nhận ra, thật là đáng tiếc.


  6. Cái Cũ đang hấp hối trên tro tàn cho Cái Mới bắt đầu khai sinh
    *******************

    Hiện cảnh Thế giới bất định biến động :
    Biển Đông Ấn-Thái Bình Dương Hoa Đông
    Liên Hiệp Quốc lại rã rời cỗ máy !
    Nhân loại đang cố tìm cơ chế tinh thông
    Gói trọn nguyện vọng Thê giới đa cực
    Các bên tập trận liên tục ngoài trùng dương
    Đại dịch siêu vi Vũ Hán cày nát trừ Trung C..uốc
    Càng hung hăng Đại tội phạm làm xổng chuồng vi trùng
    Bầy chiến lang ngoại giao côn đồ khắp Quốc tế
    Chúng cả tin thực lực quyết đoán quyết sách càng hung
    Chỉ cần sai lầm nhỏ Loài Người bên bờ vực thẳm
    Chiến tranh bùng nổ trên bao chảo lửa tựa Biển Đông
    Loại ngay Đường đi không đến ! Đường đến không đi chọn gấp
    Tránh làm con điếm thúi đi đêm Hồng lâu Ác mộng chẳng hồng
    Việt Nam ơi ! Vươn mình lên quyết chọn một lần cho Tất cả :
    Lựa Hoa Thịnh Đốn bỏ Mao Xếnh Xáng đạp Mao Trạch Đông

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  7. “nhưng mọi cuộc khảo sát độc lập đều cho thấy dân chúng Việt Nam ủng hộ phương Tây, mà đại diện là Mỹ, chống Trung Quốc”

    Văn Việt đăng hồi ký của nhà văn Nguyên Ngọc, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định tinh thần chống Mỹ đã trở thành thuộc tính của dân tộc . Truyền thống cách mạng vẫn là những thứ đáng tự hào . Tất cả mọi thứ đụng tới Đảng đều thơm tho & đáng kính . Tất cả những tín hiệu đó cho thấy những mạch nham thạch ngầm chống Mỹ vẫn cuồn cuộn chảy trong nhân dân, chỉ cần khơi dậy là nó tuôn trào thui .

Comments are closed.