Jackhammer Nguyễn
24-3-2021
Đối với tôi, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp để lại một cách tiếp cận lịch sử đa dạng, không những thoát ra khỏi kiểu sử học tuyên truyền của Đảng Cộng sản, mà còn đặt những nhân vật lịch sử vào một khung cảnh đời thường hơn, xóa đi cái lung linh đôi khi đến mức thần thánh của sử học Việt Nam nói chung.
Vâng, bạn đọc có thể nói: Ông ta là nhà văn, dính gì đến lịch sử. Tôi không nghĩ như thế.
Tôi đọc hầu hết các truyện ngắn của ông, từ những câu chuyện đường rừng vùng Tây Bắc, đến sự thật đằng sau hình ảnh oai hùng của vị đại tá về hưu, phủ nhận cái gọi là “đường ra trận mùa này đẹp lắm” (câu hát trong bài “Trường sơn Đông, Trường sơn Tây”, mà Đảng dùng để tuyên truyền tâm lý chiến), của âm nhạc cách mạng chính thống.
Nhưng đọng lại sâu sắc nhất trong tâm trí tôi là câu chuyện về vua Gia Long và thi hào Nguyễn Du trong Kiếm Sắc, Vàng Lửa.
Cho đến lúc Nguyễn Huy Thiệp bắt đầu xuất hiện trên văn đàn, vua Gia Long được các sử gia cách mạng mô tả là một nhân vật “cõng rắn cắn gà nhà”, bắt đầu một triều đại “phản động”. Vàng Lửa và Kiếm Sắc mô tả vị vua là một người đàn ông thông thái, hiểu được mình đang làm gì, hiểu cả những điều mình không thể làm được.
Trong các tác giả Việt Nam hiện đại, cho đến nay, tôi thấy có hai người dũng cảm nhìn lại để đặt những nhân vật lịch sử vào đúng vị trí của họ. Ông Nguyễn Huy Thiệp đã vượt qua cái lằn ranh địch-ta mà sử gia cộng sản vạch ra khi nói về thời kỳ nhiễu nhương của lịch sử Việt Nam, thời nội chiến Tây Sơn – Gia Long. Đối với sử gia cộng sản, Tây Sơn là phe ta, Gia Long là phe địch, Tây Sơn là tốt, là cách mạng, Gia Long là xấu, là phản động.
Người thứ hai là ông Nguyễn Gia Kiểng, qua tác phẩm “Tổ quốc ăn năn”, nhìn lại về sự bạo tàn của triều Tây Sơn, vốn không chỉ được các sử gia cộng sản đề cao, mà cả những sử gia dân tộc chủ nghĩa Việt Nam khác. Nhiều người rất thích chuyện Quang Trung Nguyễn Huệ đòi lại Lưỡng Quảng, rồi những chiến thắng quân sự thần tốc của ông, mà bỏ qua khía cạnh quản trị quốc gia kém, những chính sách thất nhân tâm,… dẫn đến sự diệt vong nhanh chóng của triều đại này.
Một hình ảnh nhân vật lịch sử khác, qua lăng kính của Nguyễn Huy Thiệp, trở nên một người bình thường, mà vẫn có cái phẩm chất lỗi lạc, đó là thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Huy Thiệp mô tả Nguyễn Du như sau: “Khuôn mặt nhàu nát vì đau khổ”. Không có một học sinh trung học, sinh viên văn chương Việt Nam nào hình dung ra hình ảnh Nguyễn Du như vậy, cho tới Nguyễn Huy Thiệp.
Tính nhân bản của một nhà văn giúp ông vượt qua được chủ nghĩa dân tộc vị kỷ. Qua góc nhìn của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Du và Truyện Kiều như là kết quả của một sự hãm hiếp văn hóa của gã đại Hán trưởng giả, với cô thôn nữ Việt Nam quê mùa. Chẳng phải là Kim Vân Kiều xuất phát từ Thanh Tâm Tài Nhân, người Trung Quốc đấy sao?
Và một khung cảnh Trung Hoa bàng bạc cả một trời Kim Vân Kiều truyện, dù cho sau này người ta tha hồ bình luận Kiều là phụ nữ Việt Nam thế này hay thế kia. Người Pháp, người Anh, người Đức, người Mỹ,… chẳng bao giờ thấy xấu hổ khi ngôn ngữ của họ có quá nhiều từ ngữ gốc Latin cả.
Tôi đọc Nguyễn Huy Thiệp lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của nhà văn Nguyên Ngọc, đăng lại những truyện ngắn của ông. Đó là thời kỳ báo chí lẫn tiểu thuyết, truyện ngắn,… phát triển khá tự do, đi ra ngoài lối tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho đến lúc đó. Trải qua hơn ¼ thế kỷ, những nhà văn cùng thời với ông như Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài,… phải sống lưu vong, Nguyễn Huy Thiệp mất trên quê hương và được truyền thông cả hai lề “trái, phải” tưởng nhớ, âu cũng là một kết thúc có hậu.
Sau Nguyễn Huy Thiệp, giới sử gia Việt Nam bắt đầu khe khẽ bảo, hãy nhìn lại triều Nguyễn Gia Long. Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường về Việt Nam sống những năm cuối đời. Ông Trường từng là sĩ quan trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông chưa bao giờ viết sử dựa trên “quan điểm, lập trường” như các nhà sử học cách mạng cả. Nhiều chuyện đã thay đổi, nhưng quyển sách “Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 Đến 1802” của Tạ Chí Đại Trường, dù đã được xuất bản trong nước, lại bị đổi tên thành “Nước Việt Nam thời Tây Sơn”. Người ta vẫn sợ hãi cái từ nội chiến và vẫn chưa thấy thảm sát Mậu thân, hay thảm trạng Thuyền nhân xuất hiện trong sách lịch sử tại Việt Nam.
Không rõ vì sao khi cái tin Nguyễn Huy Thiệp mất đến với tôi, trong óc tôi hiện ra khung cảnh một buổi chiều đông trong hiệu sách Gilbert trên một đại lộ ở trung tâm Paris, cách đây hơn 20 năm, tôi nhìn thấy quyển sách L’or et le feu (Vàng Lửa), tác giả Nguyễn Huy Thiệp.
Thiệt tình không hiểu nổi JHMr học hành từ đâu, loại tiếng Việt nào, có từng được dạy cho những áng thơ Nôm lục bát từ Truyện Kiều của Nguyễn Du không, và lúc ấy thằng nhỏ tuổi teen (có nickname JHMr mấy chục năm sau) có chê bai gì những câu Kiều không,
để hôm nay hắn ta có giọng văn bạc bẽo sâu độc mắng chửi Kiều như thế nầy tại đây, btd ?!
Jackhammer “chê khéo” cụ Tố Như đã (trơ trẽn) “vay mượn KimVanKieu truyện của ThanhTamTaiNhan/Tàu để “chế biến” thành “Truyện Kiều” của mình, cũng là của VN mình (!),
và được hậu thế VN (trong đó có hắn một thời không nhỉ?) nức nở khen là tuyệt phẩm,
và sự trơ trẽn không thể chối cãi, khi
– vẫn từ cửa miệng JHMr…
“khung cảnh Trung Hoa bàng bạc cả một trời Kim Vân Kiều truyện, dù cho sau này người ta tha hồ bình luận Kiều là phụ nữ Việt Nam thế này hay thế kia.”
*Đúng thế đấy JHMr ạ, người VN chúng tôi mãi biết ơn cụ Nguyễn Du về đóng góp to lớn nầy vào nền Văn học dân tộc, và bỏ ra ngoài tai mọi lời xúc xiểm…khách bộ hành vẫn đi! Đừng hòng phá phách nổi lòng tự tin dân tộc độc lập với phương Bắc luôn muốn huỷ hoại văn hoá chúng tôi.
KVK Truyện của TTTN/Tàu là một tiểu thuyết khô khan, mô tả nhan sắc Thúy Vân là chính, T Kiều là phụ. Vào tay cụ Tố Như, Thuý Kiều trở thành nhân vật chính với những nét chấm phá tiên khởi về nhan sắc báo trước một định mệnh đau thương. Tác phẩm thơ lục bát mới sống động hơn bội phần. Một bộ xương khô được thêm da thịt hồng hào, há không giá trị hơn sao?
Dù JHMr có mượn lời ai, hay tự nghĩ ra những câu xúc phạm cả dân tộc VN, tàn nhẫn tuyên bố
“Nguyễn Du và Truyện Kiều như là kết quả của một sự hãm hiếp văn hóa của gã đại Hán trưởng giả, với cô thôn nữ Việt Nam quê mùa”,
*…thì người Việt nam CHÚNG TÔI vẫn không bao giờ quên tuyên ngôn của cụ Phạm Quỳnh:
“truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”, tại buổi lễ kỷ niệm Nguyễn Du nhân ngày mất của nhà thi hào tổ chức tại Hà Nội ngày 8.9.1924.
Hãy nghe đây JHMr,
Bản Violin Concerto No. 2 là sáng tác của nhà soạn nhạc Niccolò Paganini, có giai điệu đẹp, nhất là chương 3 của tác phẩm, đã được Frank Liszt chuyển thể và biến tấu thành tác phẩm nổi tiếng cho độc tấu dương cầm, được gọi là La Campanella.
*Niccolò Paganini là một trong những nhạc sĩ violon vĩ đại nhất trong lịch sử; người gốc Ý.
* Franz Liszt là một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc lớn nhất mọi thời đại; gốc Hungary.
*Và chẳng có gì xấu hổ cho Liszt khi ông chuyển thể chương 3 bản Violin Concerto No2 của Paganini thành tác phẩm piano của mình, và đặt tên là La Campanella.
*Nhân loại vẫn đang say mê thưởng thức các tác phẩm của họ; không ai thô bỉ chê bai Liszt cả, như JHMr phủ phàng với tiếng nói muôn thuở của người Việt.
Hãy xoá họ Nguyễn đi, JHMr !!!
~~~~~~
‘Người thứ hai là ông Nguyễn Gia Kiểng, qua tác phẩm “Tổ quốc ăn năn”, nhìn lại về sự bạo tàn của triều Tây Sơn’
*hoá ra ông nầy cũng cùng một bụng với Nguyễn duy Chính trong bài Đọc lại: Hoàng đế Quang Trung ra Bắc (trên bbc tiếng Việt)
và cùng một loại với Trần quang Đức khi cố thuyết phục thiên hạ tin rằng bức tranh cọm rọm lem nhem của lão hoàng đế Càn Long chính là “chân dung” vị anh hùng cái thế Quang Trung Nguyễn Huệ!
Chuyện nội trị của Tây sơn không phải là cái cớ để phủ nhận chiến công xuân Kỷ Dậu, càng không thể ăn tiền kẻ thù để xuyên tạc cuộc hành quân ra Bắc đánh tan mấy vạn quân Thanh, để chìu theo ý của Tập Cận Bình muốn xoá bỏ lịch sử VN bằng cách bôi nhọ quá khứ qua bàn tay Việt gian!
*Về Nguyễn Gia Kiểng:
Hoá ra ông nầy cũng được nhắc đến ở đây.
Tôi biết ông qua một bài dài thòong, đưa ra một đề nghị động trời…
VN, nếu muốn thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa; nếu muốn thoát Trung, muốn tránh chiến tranh với Trung quốc sớm muộn gì cũng xảy ra, muốn dân chủ này nọ…thì hãy…sáp nhập vào Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu…vv và vv
Dụ khị rằng Quảng Tây, Vân nam, Quý Châu cũng sắp…ly khai với Bắc…kinh!
Tôi nghĩ…quái, tay này là ai ta?
Rốt cuộc…gặp nhau ở đây hết, NGK, JHMr…
Tôi không có bình luận gì, chỉ xin giới thiệu vài đoạn cho bà con xem chơi, rồi liệu đăng ký …tham gia kế hoạch “sáp nhập”…
Nguyễn Gia Kiểng viết…
“Nhiều Biên Giới Quốc Gia Có Thể Sẽ Mờ Nhạt Đi. Nhiều Khối Hợp Tác Sẽ Hình Thành Giữa Các Quốc Gia Hoặc Giữa Một Số Vùng Của Các Quốc Gia Trên Cơ Sở Gần Gũi Nhau Về Địa Lý, Ngôn Ngữ, Văn Hóa Và Bổ Túc Cho Nhau Về Kinh Tế. Với Thời Gian Các Khối Hợp Tác Này Sẽ Trở Thành Những Liên Bang Trên Thực Tế. Cũng Có Những Quốc Gia Không Thuộc Hẳn Vào Một Khối Nào Trong Một Thời Gian Dài Và Sẽ Là Gạch Nối Giữa Các Khối. Và Cũng Có Những Nước Và Vùng Mà Chúng Ta Chưa Thể Dự Đoán Tương Lai Vào Lúc Này. Điều Chắc Chắn Là Trung Quốc Không Thể Tồn Tại Dưới Hình Thức Hiện Nay. Nó Vốn Đã Có Quá Nhiều Xung Đột Lịch Sử Và Mâu Thuẫn Văn Hóa. Cho Tới Nay Ly Khai Là Khuynh Hướng Thường Trực, Sự Thống Nhất Đã Chỉ Được Duy Trì Bằng Một Vũ Khí Duy Nhất Mà Ngày Nay Chính Quyền Bắc Kinh Không Còn Sử Dụng Được Nữa : Tàn Sát.”
……………
“Cũng Không Nên Quá Lo Sợ Trung Quốc Mà Đi Đến Thái Độ Thù Địch. Người Trung Quốc, Và Người Hán Nói Riêng, Về Bản Chất Là Một Dân Tộc Hiền Hòa Dễ Mến. Dưới Những Thái Độ Và Ngôn Ngữ Có Thể Gây Hiểu Lầm Họ Thực Ra Không Kỳ Thị Chủng Tộc, Không Có Tinh Thần Quốc Gia Mạnh Và Cũng Không Nhiều Tự Hào Dân Tộc.”
…………….
“Sau Cuộc Chuyển Hóa Vĩ Đại Này Những Quốc Gia Được Quan Niệm Như Là Một Không Gian Liên Đới Và Như Sự Chấp Nhận Xây Dựng Và Chia Sẻ Một Tương Lai Chung.”(trích từ status “Thử Nhận Diện Bài Toán Trung Quốc (Nguyễn Gia Kiểng)-THÔNG LUẬN)
Bye JHMr.
Chúc may mắn.
This weak country’s Writer does look kind and sincere forever
**********************
In the memory of Writer Nguyễn Huy Thiệp with a good souvenir in discussing shortly with him his Literary Talk at Le Phénix Library on April 10, 2002 in Paris
https://www.youtube.com/watch?v=cMenzhF0Am0&t=63s
Nguyễn Huy Thiệp đọc văn tế GS Hoàng Ngọc Hiến
Hay… Hay…
That weak country’s Writer does look kind
And sincere forever
And who is flying both happily and unhappily
Like the White Dove having left the triology :
‘Sharp Sword’, ‘Fired Gold’ and ‘Chastity’
For a Modern-would-be Vietnam
Towards the Kings Hùng’s Palace
Do come closer beside Mother Vietnam
And listen to Her generous Heart
She will tell all of us a small word :
My dear literary Son…
My best son as a known Writer does look kind
And sincere forever
He has just left the triology :
‘Sharp Sword’, ‘Fired Gold’ and ‘Chastity’
For a Free-would-be and Democratic-would-be Vietnam
And he is joining both happily and unhappily
Like the White Dove
Towards the Kings Hùng’s Palace
As my other best Son, the late Nguyễn Chí Thiện
Who is the Poet writing the Hell’s Flowers
My dear Daughters and Sons…
Inside and outside Homeland
On behalf of Mother Vietnam
I do love you all, my beloved Children .. ..
http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE
In the memory of Writer Nguyễn Huy Thiệp with a good souvenir in discussing shortly with him at his Literary Talk in Le Phénix Library on April 10, 2002 in Paris
Thiệt tình không hiểu nổi Jackhammer học hành từ đâu, loại tiếng Việt nào, có từng được dạy cho những áng thơ Nôm lục bát từ Truyện Kiều của Nguyễn Du không, và lúc ấy thằng nhỏ tuổi teen (có nickname JHMr mấy chục năm sau) có chê bai gì những câu Kiều không,
để hôm nay hắn ta có giọng văn bạc bẽo sâu độc mắng chửi Kiều như thế nầy tại đây, btd ?!
Jackhammer “chê khéo” rằng cụ Tố Như đã (trơ trẽn) “vay mượn KimVanKieu truyện của ThanhTamTaiNhan/Tàu để “chế biến” thành “Truyện Kiều” của mình, cũng là của VN (!), và được hậu thế VN (trong đó không rõ có hắn một thời không nhỉ?) nức nở khen là tuyệt phẩm,
và sự trơ trẽn không thể chối cãi,
khi (vẫn từ cửa miệng JHMr…)
“khung cảnh Trung Hoa bàng bạc cả một trời Kim Vân Kiều truyện, dù cho sau này người ta tha hồ bình luận Kiều là phụ nữ Việt Nam thế này hay thế kia.”
* Đúng thế đấy JHMr ạ, người VN chúng tôi mãi biết ơn cụ Nguyễn Du về đóng góp to lớn nầy vào nền Văn học dân tộc. Chúng tôi bỏ ngoài tai mọi lời xúc xiểm…khách bộ hành vẫn đi!
Đừng hòng phá-phách-nổi lòng tự tin dân tộc quyết độc lập với phương Bắc, vốn luôn muốn huỷ hoại văn hoá chúng tôi dù tốn kém bao nhiêu để thuê biệt kích văn hoá phá hoại bằng đủ cách!
KVK Truyện của TTTN/Tàu là một tiểu thuyết khô khan, mô tả nhan sắc Thúy Vân là chính, T Kiều là phụ.
Vào tay cụ Tố Như, Thuý Kiều trở thành nhân vật chính với những nét chấm phá tiên khởi về nhan sắc báo trước một định mệnh đau thương. Tác phẩm thơ lục bát mới sống động hơn bội phần. Một bộ xương khô được thêm da thịt hồng hào, há không giá trị hơn sao?
Dù JHMr có mượn lời ai, hay tự nghĩ ra những câu xúc phạm cả dân tộc VN, tàn nhẫn tuyên bố
“Nguyễn Du và Truyện Kiều như là kết quả của một sự hãm hiếp văn hóa của gã đại Hán trưởng giả, với cô thôn nữ Việt Nam quê mùa”,
*…thì người Việt nam CHÚNG TÔI vẫn không bao giờ quên tuyên ngôn của cụ Phạm Quỳnh:
“truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”, tại buổi lễ kỷ niệm Nguyễn Du nhân ngày mất của nhà thi hào tổ chức tại Hà Nội ngày 8.9.1924.
Hãy nghe đây JHMr,
Bản Violin Concerto No. 2 là sáng tác của nhà soạn nhạc Niccolò Paganini, có giai điệu đẹp, nhất là chương 3 của tác phẩm, đã được Frank Liszt chuyển thể và biến tấu thành tác phẩm nổi tiếng cho độc tấu dương cầm, được đặt tên mới là La Campanella.
* Niccolò Paganini là một trong những nhạc sĩ violon vĩ đại nhất trong lịch sử; người gốc Ý.
* Franz Liszt là một nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc lớn nhất mọi thời đại; gốc Hungary.
* Và chẳng có gì xấu hổ cho Liszt khi ông chuyển thể chương 3 bản Violin Concerto No2 của Paganini thành tác phẩm piano của mình, và gọi nó là La Campanella.
* Nhân loại vẫn đang say mê thưởng thức các tác phẩm của họ; không ai thô bỉ chê bai Liszt cả, giống như JHMr phủ phàng với tiếng nói muôn thuở của người Việt Nam: Truyện Kiều, Nguyễn Du, thơ Nôm, lục bát.
Hãy xoá họ Nguyễn đi, JHMr !!!
~~~~~~
‘Người thứ hai là ông Nguyễn Gia Kiểng, qua tác phẩm “Tổ quốc ăn năn”, nhìn lại về sự bạo tàn của triều Tây Sơn’
* hoá ra ông nầy cũng cùng một bụng với Nguyễn duy Chính trong bài “Đọc lại: Hoàng đế Quang Trung ra Bắc” (trên bbc tiếng Việt)
và cùng một loại với Trần quang Đức khi cố thuyết phục thiên hạ tin rằng bức tranh cọm rọm hom hem lem nhem của lão hoàng đế Càn Long chính là “chân dung” vị anh hùng dũng tướng Nguyễn Huệ mới hơn 30 tuổi!
Chuyện nội trị của Tây sơn không phải là cái cớ để phủ nhận chiến công xuân Kỷ Dậu, càng không thể ăn tiền kẻ thù để xuyên tạc cuộc hành quân ra Bắc đánh tan mấy vạn quân Thanh, để chìu theo ý của Tập Cận Bình muốn xoá bỏ lịch sử VN bằng cách bôi nhọ quá khứ qua bàn tay Việt gian!
* Về Nguyễn Gia Kiểng:
Hoá ra ông nầy cũng được nhắc đến ở đây.
Tôi biết ông qua một bài dài thoòng, đưa ra một đề nghị động trời…
VN, nếu muốn thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa; nếu muốn thoát Trung, muốn tránh chiến tranh với Trung quốc sớm muộn gì cũng xảy ra, muốn dân chủ này nọ, thì hãy…sáp nhập vào Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu…vv và vv
Dụ khị rằng Quảng Tây, Vân nam, Quý Châu cũng sắp…ly khai với Bắc…kinh!
Tôi nghĩ…quái, tay này là ai ta? Khá trí thức, nhưng có yêu nước không mà lại muốn VN sáp nhập với Tàu. Ngộ nhỡ QT, Vânnam, QUyChau nó vờ thế…rồi thôi không ly khai Báckinh nữa thì dân Việt chết mẹ cả nút. Đùa dai thế !
Rốt cuộc…gặp nhau ở đây hết, NGK, JHMr…
Tôi không có bình luận gì, chỉ xin giới thiệu vài đoạn cho bà con xem chơi, rồi liệu đăng ký …tham gia kế hoạch “sáp nhập”…
Nguyễn Gia Kiểng viết…
“Nhiều Biên Giới Quốc Gia Có Thể Sẽ Mờ Nhạt Đi. Nhiều Khối Hợp Tác Sẽ Hình Thành Giữa Các Quốc Gia Hoặc Giữa Một Số Vùng Của Các Quốc Gia Trên Cơ Sở Gần Gũi Nhau Về Địa Lý, Ngôn Ngữ, Văn Hóa Và Bổ Túc Cho Nhau Về Kinh Tế. Với Thời Gian Các Khối Hợp Tác Này Sẽ Trở Thành Những Liên Bang Trên Thực Tế. Cũng Có Những Quốc Gia Không Thuộc Hẳn Vào Một Khối Nào Trong Một Thời Gian Dài Và Sẽ Là Gạch Nối Giữa Các Khối. Và Cũng Có Những Nước Và Vùng Mà Chúng Ta Chưa Thể Dự Đoán Tương Lai Vào Lúc Này. Điều Chắc Chắn Là Trung Quốc Không Thể Tồn Tại Dưới Hình Thức Hiện Nay. Nó Vốn Đã Có Quá Nhiều Xung Đột Lịch Sử Và Mâu Thuẫn Văn Hóa. Cho Tới Nay Ly Khai Là Khuynh Hướng Thường Trực, Sự Thống Nhất Đã Chỉ Được Duy Trì Bằng Một Vũ Khí Duy Nhất Mà Ngày Nay Chính Quyền Bắc Kinh Không Còn Sử Dụng Được Nữa : Tàn Sát.”
……………
“Cũng Không Nên Quá Lo Sợ Trung Quốc Mà Đi Đến Thái Độ Thù Địch. Người Trung Quốc, Và Người Hán Nói Riêng, Về Bản Chất Là Một Dân Tộc Hiền Hòa Dễ Mến. Dưới Những Thái Độ Và Ngôn Ngữ Có Thể Gây Hiểu Lầm Họ Thực Ra Không Kỳ Thị Chủng Tộc, Không Có Tinh Thần Quốc Gia Mạnh Và Cũng Không Nhiều Tự Hào Dân Tộc.”
…………….
“Sau Cuộc Chuyển Hóa Vĩ Đại Này Những Quốc Gia Được Quan Niệm Như Là Một Không Gian Liên Đới Và Như Sự Chấp Nhận Xây Dựng Và Chia Sẻ Một Tương Lai Chung.”
Bye JHMr.
Chúc may mắn.