Mạc Văn Trang
6-3-2021
Ngày 8/3/2021 Toà án ND cấp cao Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “giết người” tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm với 6 bị cáo. Trong đó lần xử sơ thẩm đã tuyên hai án tử hình với Lê Đình Công, Lê Đình Chức và án chung thân với Lê Đình Doanh. Đó là hai con trai và cháu nội cụ Lê Đình Kình, là người đã bị công an tấn công, giết hại dã man tại giường ngủ, rạng sáng ngày 9/1/2020.
Lần xử sơ thẩm, liệu có người biết suy nghĩ nào có thể tin vào kịch bản mà Thiếu tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an nói ngày 6/9/2020, rằng “… khi thấy 3 đồng chí Công an bị ngã từ mái nhà trong quá trình tiếp cận nhà Kình, Lê Đình Doanh châm lửa vào chậu xăng đẩy xuống nơi 3 đồng chí Công an bị ngã xuống, tiếp đó Lê Đình Chức liên tiếp đổ 3 – 5 chậu xăng xuống, dẫn đến 3 chiến sĩ công an hy sinh” [cháy thành than].
Căn cứ vào “lời khai” của các đối tượng theo kịch bản mà tướng Xô đã trình bày để kết tội “giết người” với các đối tượng là vi phạm nguyên tắc căn bản nhất TRỌNG CHỨNG HƠN TRỌNG CUNG trong xử án.
Vụ án “giết người” này hết sức nghiêm trọng, nhân dân cả nước theo dõi, thế giới nhìn vào, nếu xử oan sai sẽ là bản án đối với ngành Tư pháp, với Nhà nước và chế độ này.
Muốn không oan sai thì phải thực nghiệm hiện trường để chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng là không thể chối cãi.
Thực nghiệm hiện trường vụ án giết người này rất đơn giản: cho 3 con heo chết, mỗi con chừng 60- 70 kg xuống cái hố đã xảy ra vụ án (vẫn còn nguyên trạng), cho 3 công an viên đóng là phạm nhân, do tướng Tô ân Xô chỉ đạo làm theo đúng kịch bản như tướng Xô đã công bố.
Tất cả diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, ghi hình lại, chiếu lên cho toàn dân thấy. Những hành vi “giết người” được chứng minh rõ ràng, thì tử hình các tội phạm này không thể chối cãi.
Còn nếu 3 chiến sĩ công an đã chết cháy không phải như “kịch bản” thì không thể vu oan giáng họa cho những người dân vô tội được. Đó là CÔNG LÝ.
Nếu không thực nghiệm hiện trường, cứ theo “lời khai” của các đối tượng đúng như “kịch bản” của tướng công an công bố mà kết tội thì rồi người dân sẽ tự làm thực nghiệm hiện trường để chứng minh oan sai, để lịch sử muôn đời nguyền rủa những kẻ gieo oan khốc cho những người dân vô tội.
Không thực nghiệm hiện trường không có quyền kết án!
Chừng nào Tòa án không độc lập và tình hình chính trị bất lợi cho tìm hiểu bản chất vụ việc thì dựng phiên tòa chủ yếu là hình thức để hợp pháp hóa những gì lãnh đạo cấp cao mong muốn, chỉ đạo! Với 1 vụ án tầm cỡ thế này mà mấy ngày xử là xong (và mới cũng thế thôi), chả cần tuân thủ mọi nguyên tắc xét xử tối thiểu thế giới đã làm – ở Họ: 1. điều tra sơ sài, cáo trạng thiếu căn cứ phải giả lại cho kiểm sát và công an; 2. Còn nếu xét xử phải tôn trọng bên bị buộc tội, tôn trọng luật sư gỡ tội, chứ thẩm phán không được phép cả vú lấp miệng em dọa luật sư, gây bất lợi cho người bị buộc tội, xử án sơ sài, qua loa (thử xem lại vụ án Dimitrov đốt tòa quốc hội Đức. GS Hoàng Xuân Phú tại Blog của mình miêu tả chỉ có mấy 4 bị cáo, – ít hơn nhiều ở đây mà xử họ phải kéo dài 3 tháng ròng rã, với 57 ngày xét xử!)
Để thực nghiệm hiện trường thì quả là khó. Hiện trường dựng lại phải tương đồng với hiện trường đã xảy ra. Tốn tiền thuế của dân nuôi đảng.
Thôi thì tôi sẵn sàng hiến 4 thằng người chi thí nghiệm hỏa thiẻu: Tổng bí Lú Nguyễn phú Trong, Mặt sắt đen sì Tô Lâm, thằng Lưỡi gỗ Tô ân Xô và một cái xác đang nằm trong cái lăng đen ngòm
Hôm qua xử phúc thẩm
Y án mười ba năm
Với anh Nguyễn Văn Túc ,
Một tù nhân lương tâm .
Anh chấp nhận bản án ,
Không van xin , kêu ca .
Nghe nói chỉ nhếch mép
Và chửi : Địt Mẹ Toà !
Một câu chửi vĩ đại ,
Ngay ở chốn công đường .
Chửi bộ máy tư pháp
Vớ vẩn và nhiễu nhương .
Bộ máy tư pháp ấy
Đáng chửi gấp nghìn lần .
Chỉ giỏi nâng bi đảng ,
Gây oan ức cho dân .
Đừng nhắc đến công lý
Với toà án nước ta …
Tôi , bị xử oan trái ,
Cũng nói : Địt Mẹ Toà !
Thi sĩ Thái Bá Tân
Không thực nghiệm hiện trường không có quyền kết án ! – chính xác 100% !