Trân Văn
17-2-2021
Ngày này 42 năm trước – 17/2/1979 – Trung Quốc bước lên… bục giảng để… “dạy cho Việt Nam một bài học”…
Sau 42 năm, chỉ có người Việt không thèm… học còn với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thì… bài giảng vẫn còn… nguyên giá trị!
Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn xem đề cập tới cả tội ác lẫn dã tâm của Trung Quốc là nhạy cảm. Để tránh… thất thố, họ không nói và làm gì cả!
Dân chúng muốn nhớ, muốn nhắc không… dễ, báo giới thì phải nghiêng ngó chờ… đèn. Tùy tình hình mà đèn sẽ… xanh để… ON, ngược lại phải… OFF!
Bối cảnh chính trị thế giới, khu vực và diễn biến ở biển Đông có thể là lý do dịp này, năm nay không có… đèn đỏ! Song không phải cứ được… nhớ, được… nhắc là… ổn!
***
Cách nay hai năm – tròn 40 năm sau khi Trung Quốc bước lên… bục giảng để “dạy cho Việt Nam một bài học” – lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một cuộc… hội thảo khoa học cấp quốc gia để… nhìn lại… “Cuộc chiến đầu bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc”.
Tuy hội thảo khoa học cấp quốc gia này do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đứng ra tổ chức nhưng một trong những lý do chính để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam cho phép các sử gia đương đại mời các cựu quân nhân, nhân chứng còn sống tham gia vào việc soạn – công bố các tham luận chỉ nhằm… phê phán những biểu hiện sai trái, thù địch xuyên tạc, vu cáo lợi dụng sự kiện biên giới phía Bắc để kích động, chống phá đảng và nhà nước, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc (1)!
Khi thực trạng biển Đông như đã biết, tới 40 năm mới chịu… nhìn lại và việc… nhìn lại sự kiện bằng một… hội thảo khoa học cấp quốc gia lại… đính kèm lập trường là… góp phần khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách nhất quán của đảng, nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc với tinh thần “gác lại quá khứ hướng tới tương lai”, những nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước Việt – Trung thì rõ ràng, có… đèn xanh chưa thể… thở phào!
***
Nhiều người thuộc những thế hệ thuở Trung Quốc bước lên… bục giảng đã khuất bóng. Phần lớn số còn sống cũng đã ở đoạn cuối của cuộc đời nhưng nỗ lực “dạy cho Việt Nam một bài học” của Trung Quốc vẫn còn giá trị kềm giữ… cả nhận thức lẫn hành động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam. Thành ra đến năm 2018, những hệ thống này mới chấp nhận chính thức dạy dỗ con cháu người Việt về chuyện cha ông từng có thêm một lần phải cầm vũ khí, đổ máu để chống quân xâm lược Trung Quốc!
Một Giáo sư – Tiến sĩ từng khảo sát… tiến bộ đó và loan báo: Trong sách giáo khoa hiện hành về lịch sử (bản in năm 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam), lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc chỉ được trình bày ở cuốn Lịch sử 12, tại mục II “Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975-1979)”, Bài 25 “Xây dựng CNXH và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986)” với… ba đoạn, sáu câu, 13 dòng và chỉ đề cập ngắn ngủi một tháng đầu của cuộc chiến đến khi Trung Quốc rút về nước ngày 18/3/1979 (2).
Thực tế vừa kể là nguyên nhân dẫn tới vô số chỉ trích, nghi ngại. Đến giờ, biếm họa của LAP – mô tả đoàn quân của cuộc chiến tranh biên giới 1979 bị chặn lại trên đường tiến vào… sách giáo khoa lịch sử vì: Hết chỗ rồi, các anh vui lòng lên facebook ở tạm (3)! – vẫn còn nguyên vẹn… thời sự tính! Đến giờ, thay vì nhận sai về cách ứng xử trước việc Trung Quốc bước lên… bục giảng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn xem yêu cầu phải sòng phẳng với cha ông và lịch sử là… thù địch!..
Năm 1980, Sư đoàn 337 đã chặn 18 đợt tấn công của hai sư đoàn Trung Quốc tại cầu Khánh Khê (xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn). Người Việt từng dựng một tấm bia vừa để đánh dấu chiến tích đó, vừa để tưởng niệm 650 đồng bào vị quốc vong thân. Rồi Việt Nam “bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc”, tiếp tục cùng Trung Quốc chia sẻ văn minh XHCN… Tấm bia đánh dấu sự kiện: Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược bị đục bỏ bốn chữ Trung Quốc xâm lược!..
Bởi cách hành xử theo kiểu như thế bất lợi trong việc khôi phục, duy trì sự… tin yêu của dân chúng Việt Nam, năm 2014, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam quyết định dựng lại bia Khánh Khê, sau đó nhiều cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức đồng loạt phê phán những người nghi ngại hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam là ấu trĩ, thiếu suy xét, thích phán xét hoặc phản động và đó mới là lý do khiến Việt Nam vẫn còn là quốc gia nhược tiểu (4)!
Đáng lưu ý là tuy đã dựng lại Bia Khánh Khê, tạc chữ vào đá nhưng… văn bia vẫn chỉ ghi nhận Sư đoàn 337 cũng như quân dân tỉnh Lạng Sơn đã chặn đứng và đánh bại… quân xâm lược. Mức độ rạch ròi vẫn thua xa tấm bia cũ bằng xi măng!
***
Đã hơn bốn thập niên nhưng với hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam, bài học mà Trung Quốc… dạy Việt Nam dường như vẫn còn nguyên giá trị… giáo dục! Phải mất bao nhiêu thập niên tác dụng… răn dạy của bài học này mới… giảm?
Đây là câu hỏi không dễ trả lời, chỉ có thể đoán rằng, khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn còn muốn duy trì đặc quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối thì họ vẫn còn cần Trung Quốc như… một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn ở sát bên cạnh, do… tương đồng về ý thức hệ, về thể chế chính trị, Trung Quốc đã, đang và sẽ còn được xem là người bạn lớn, người thầy sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội! Trung Quốc giỏi hay “ta” dại? Vì sao lại thế?
Chú thích
(2) https://danviet.vn/chung-ta-van-con-biet-rat-it-ve-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-ay-77771059623.htm
(3) https://www.facebook.com/duc.leduc/posts/10217455946447700
Trung Quốc giỏi hay “ta” dại? Vì sao lại thế? Vì dẻng ta thành lập bên tàu năm 1930, không có dẻng tàu thì không có dẻng ta !
Nỗi lòng Lão Tướng Trung dũng chỉ huy Chiến trường Xưa Vị Xuyên, Hà Giang
***************************
Kính tặng Lão Tướng Lê Duy Mật – Vị tướng Trung dũng chỉ huy mặt trận Hà Giang
https://www.youtube.com/watch?v=P0cMfn2rjX0&t=24s
Thiếu Tướng Lê Duy Mật Nói về 34 năm cuộc chiến biên giới Việt – Trung
Người Lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên phong
“…Vì có người của Cục Quân báo hay của Tổng Cục 2 đầu
hàng nó, báo cho nó biết …Ta tổ chức đánh ngày nào, giờ
nào, bao nhiêu quân nó báo cho Trung Quốc biết
hết…Cho nên khi quân mình đụng chạm một cái là nó nổ
súng mấy tiếng đồng hồ do đó quân mình không tiến lên
được, phải dãn quân ra…nó ở trên cao nó nhìn thấy hết,
do đó cứ thế nó bắn, nó chặn đứng mình lại…”
LÃO TƯỚNG LÊ DUY MẬT, CHỈ HUY TRƯỞNG MẶT TRẬN HÀ GIANG
https://www.youtube.com/watch?v=tN9-2SR9ZgE
Nhờ tài quân sự trừ giặc Đại Hán
Ma Khựa thâm độc hơn cả Bắc Hàn
Núi Bạc – Núi Đất nặng Lòng Lão tướng
Sông Lô cuồn cuộn sóng bước quân hành
Uất hận nội thù nối dáo Rợ Bắc (1)
Uy thừa chưa phá tan quỷ Phạm Nhan
Súng Đàn biên giới Bắc thét Gió Bấc
Người Lính già đầu bạc trận Hà Giang
Diệt tan trăm vạn quân thù truyền kiếp
Vị Tướng tài đời nay Bậc trung can
Sinh nhầm Thời Nhiễu nhương đồ đểu
Giữ đạo trung với Nước hiếu với Dân
Giúp nên cơ nghiệp trùng hưng Tổ Quốc
Đời sau mãi mãi Việt Sử tri ân
Công lao đầy trời Hà Giang sử xanh chép
Uy danh khắp Đất Bắc nẽo đường trần
Thu phong tan mây không xua buồn nỗi
Lệ Vị Xuyên như nhỏ máu đêm hàn
Thương Vong linh tiếc hài cốt Chiến hữu
Uất hận nằm xuống Núi Bạc ngỡ ngàng
Bao giờ chưa hạch tội kẻ bội phản
Mưa ám Sông Lô lệ huyết trường giang
TRIỆU LƯƠNG DÂN
(1) TRẬN PHẢN KÍCH ĐÁNH CHIẾM LẠI 1509 BỊ LỘ KẾ
HOẠCH TÁC CHIẾN VÀ BỊ THẤT BẠI NHƯ THẾ NÀO
http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=9054
Tàu giỏi, và ngông cuồng.
Ta không dại, nhưng hèn nhát và đốn mạt.