Vũ khí Covid-19 của Trung Quốc và Nga trở nên hoàn hảo nhờ… phương Tây

Jackhammer Nguyễn

8-2-2021

Vaccine Nga, Trung Quốc và tuyên truyền chính trị

Hôm nay, một bài báo của thông tín viên Joshua Yaffa sống ở Nga, đăng trên tạp chí The New Yorker của Mỹ, một tạp chí cấp tiến, cho biết, ông Yaffa đã được tiêm vaccine Sputnik V của Nga từ cuối tháng 12/2020.

Phóng viên người Mỹ này đã tìm hiểu rất thấu đáo về Sputnik V (V có nghĩa là vaccine) trong suốt 4 tháng, từ tháng 8/2020, khi tổng thống Putin thông báo là cơ quan y tế của Nga chấp nhận sử dụng Sputnik V cho tình trạng khẩn cấp mà không chờ đến kết quả lâm sàng giai đoạn cuối.

Tại Trung Quốc, vaccine của nước này cũng được chấp nhận rất sớm. Đến tháng 2/2021, người Trung Quốc cho phép sử dụng hai loại vaccine do họ chế tạo.

Trong những ngày đầu tháng 2/2021, các số liệu lâm sàng của Sputnik V và vaccine Trung Quốc cũng được một số tạp chí y khoa phương Tây công bố, cho thấy các vaccine này cũng có hiệu quả.

Tuy nhiên các quốc gia phương Tây nói chung, vẫn nghi hoặc sự an toàn, cũng như tính hiệu quả của vaccine Nga và Trung Quốc. Ngay cả đồng minh ý thức hệ của Trung Quốc là Việt Nam, quốc gia từng là đồng minh của Liên Xô cũ, khách hàng vũ khí lớn của nước Nga hiện nay, cũng chưa thấy có tuyên bố nào về việc sử dụng vaccine Nga và Trung Quốc. Ngược lại, ngày 5/1/2021, tin tức từ chính phủ Việt Nam cho biết, Hà Nội đã ký hợp đồng cung cấp vaccine từ công ty AstraZeneca của Anh, với số lượng 30 triệu liều.

Tại sao phương Tây lại nghi hoặc?

Theo phân tích của nhà báo Joshua Yaffa, có rất nhiều nguyên nhân làm cho dân chúng lẫn giới khoa học phương Tây không tin vaccine của người Nga. Thứ nhất là các cơ quan khoa học của nước này, vốn dĩ từ thời Liên Xô, không minh bạch trong các nghiên cứu của họ.

Thứ hai, liên quan trực tiếp đến cuộc chạy đua vaccine lần này. Chính phủ Nga và cả các công ty tư nhân của nước này, rất tích cực tuyên truyền hình ảnh, niềm tự hào quốc gia trong việc chế tạo vaccine, trong đó có việc họ đặt tên cho vaccine là Sputnik V, gợi nhớ lại sự kiện Liên Xô là quốc gia có vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

Những hành động mang tính chính trị đó làm cho người ta e ngại về vaccine của Nga. Tương tự, vaccine Trung Quốc cũng bị nghi ngờ.

Hai tác giả Achal Brabhala của Ấn Độ, một nhà hoạt động xã hội thúc đẩy việc mở rộng tiêm chủng, và Chee Yok Ling, luật sư người Malaysia, cho rằng, tình trạng hai quốc gia Nga và Trung Quốc cùng độc tài, làm cho người ta nghi ngờ sản phẩm y tế của họ.

Các chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc còn tệ hơn Nga, khi họ cố định hướng dư luận rằng virus Covid-19 không xuất phát từ Trung Quốc. Bắc Kinh cũng từng bịt miệng các bác sĩ ở Vũ Hán muốn công bố tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh (bác sĩ Lý Văn Lượng, đã mất vì Covid-19), hay là họ chờ đến 1 năm sau, mới cho phép các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới vào Vũ Hán, nghiên cứu nguồn gốc của dịch bệnh.

Tuy nhiên hai tác giả Ấn Độ và Malaysia đặt vấn đề là, nếu vaccine Nga và Trung Quốc chứng tỏ hiệu quả của nó thì tại sao các quốc gia khác không dùng, trong tình trạng đại dịch bùng phát rất kinh khủng hiện nay, mặc dù giới chức y tế hai nước này cần phải minh bạch hơn nữa các con số của họ?

Liệu phương Tây có thể đứng một mình?

Thế giới không thể chờ các loại vaccine của phương Tây được. Hiện tại các loại vaccine phương Tây như Moderna, Pfizer&BioNTech, AstraZeneca, đều đã được các quốc gia giàu có đặt hàng hết toàn bộ những lô đầu tiên của họ. Các công ty sắp được chấp nhận như Johnson&Johnson, Jansen cũng đã được ký hợp đồng từ những nước giàu.

Hàng tỷ người còn lại trên trái đất không có cơ hội sử dụng các vaccine này trong ít nhất hai năm tới đây.

Có thể là trong năm 2021, Hoa Kỳ, châu Âu, Anh Quốc sẽ hoàn tất tiêm chủng cho dân của mình. Nhưng có nhiều điều người ta chưa biết hết về virus Covid-19, liệu những biến dị (mutant) của nó có làm cho các loại vaccine phải đổi mới liên tục hay không? Người ta cũng chưa biết rõ là hệ thống miễn nhiễm của cơ thể được các loại vaccine kích hoạt sẽ tồn tại được bao lâu. Vì thế nguy cơ các khu vực giàu có này vẫn phải cần một lượng lớn vaccine sau khi đã tiêm chủng cho toàn bộ dân chúng là có thật.

Cứ giả định là các quốc gia giàu có đạt được cái gọi là miễn dịch cộng đồng, thì liệu họ có thể hoàn toàn tách rời, không tương tác với phần còn lại của thế giới chưa được tiêm chủng? Khi tương tác như vậy, tình trạng miễn dịch cộng đồng của phương Tây có thể bị phá vỡ ngay lập tức sau vài chuyến bay.

Vũ khí hoàn hảo

Trong một bài phỏng vấn gần đây, ông Giulio Terzi Di Sant’Agate, cựu viên chức ngoại giao của Ý, nói rằng, Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để khuếch trương ảnh hưởng của mình. Ông đưa hai chuyện: Chuyện định hướng dư luận của Bắc Kinh rằng virus không xuất phát từ Trung Quốc và tuyên truyền cho rằng mô hình chính trị xã hội của Bắc Kinh chống dịch có hiệu quả nhiều hơn phương Tây.

Ông kết luận rằng, Covid-19 là vũ khí hoàn hảo của Trung Quốc.

Nhà cựu ngoại giao này quên nhắc đến một việc quan trọng là Trung Quốc và cả Nga nữa đang dùng vaccine của họ để mở rộng ảnh hưởng. Trớ trêu thay vũ khí vaccine lợi hại này lại được các định chế tư bản phương Tây tạo thuận lợi cho hai quốc gia độc tài này.

Theo hai tác giả Ấn Độ và Malaysia nêu trên, Nam Phi và Ấn Độ vừa ra một đề nghị lên tổ chức kinh tế thế giới, bãi bỏ tạm thời quyền sở hữu trí tuệ các loại dược phẩm cần cho đại dịch Covid-19, nhưng các đại gia dược phẩm phương Tây đã cản được đề nghị này.

Theo hai tác giả nói trên, các công ty dược phương Tây cũng không muốn chuyển bản quyền cho các nhà sản xuất ở các nước nghèo như Ấn Độ, Việt Nam,… Mà khi có bản quyền thì các nước này có thể sản xuất giá rẻ, số lượng lớn cho việc tiêm chủng dân chúng của họ. Các công ty sản xuất của Nga và Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào lấp chỗ trống.

Hai công ty Trung Quốc, một công ty Nga, chủ sở hữu của ba loại vaccine Covid-19 đã chuyển nhượng bản quyền cho một vài các nước nghèo.

Mà không chỉ có các nước nghèo ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin mới dùng vaccine của Nga và Trung Quốc, Hungary, một thành viên cộng đồng châu Âu, đã chấp nhận vaccine Nga để tiêm chủng dân chúng của mình.

Vậy thì vũ khí Covid-19 hoàn hảo của Trung Quốc (và của Nga nữa), trở nên thật sự hoàn hảo với sự giúp đỡ của định chế tư bản cạnh tranh phương Tây. Đó có thể là điều trớ trêu lớn nhất trong thập niên thứ ba này của thế kỷ 21, nếu như các định chế dân sự phi lợi nhuận của xã hội dân chủ phương Tây (như tổ chức của Bill Gates chẳng hạn) không làm được đột phá nào trong công cuộc chống đại dịch hiện nay.

______

Tham khảo:

https://www.nytimes.com/2021/02/05/opinion/covid-vaccines-china-russia.html

https://www.newyorker.com/magazine/2021/02/08/the-sputnik-v-vaccine-and-russias-race-to-immunity

https://www.nbcnews.com/health/health-news/covid-reinfections-may-be-more-common-realized-why-isn-t-n1256898

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN


  1. Nghẽn đường trên quỹ đạo Sao Hỏa : kẹt tầu vũ trụ trên bến Hỏa tinh !
    *******************************

    Cuộc tranh tài du hành vũ trụ Mỹ-Tàu
    Như Thời Chiến tranh Lạnh lần đầu
    Mỹ – Liên Xô vào Không gian thám hiểm
    Vệ tinh Nga * bay quang Trái đất dẫn đầu
    Tuần này Nghẽn đường quỹ đạo Sao Hỏa :
    Kẹt tầu vũ trụ đáp xuống Hỏa tinh Mỹ – Tầu
    Dương Quý Phi + Đường Minh Hoàng du Hoả điện !
    Chiếc xe vận hành Mỹ hạ bánh Sao Hỏa đỏ mầu
    Siêu vi Trung C..uốc xổng chuồng gần Hoàng Hạc lâu * *
    Cuộc đua thuốc chủng chống Đại dịch trên Trái Đất-Mẹ
    Khoa học Kỹ thuật vì Loài Người thương đau ?
    Công nghệ không Lương tâm chỉ hủy hoại Nhân loại
    Trái nấm bom hạch tâm khinh khí nổ tung Địa cầu !

    TỶ LƯƠNG DÂN

    * Sputnik
    * * Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Tàu

    Trung Quốc hôm nay 10-2-2021 thông báo tầu vũ trụ Thiên Vấn-1 đã vào quỹ đạo sao Hỏa và cố gắng đáp xuống bề mặt sao Hỏa.

    Ngày mai chiếc xe vận hành Rover của Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian (NASA) của Mỹ hạ bánh Sao Hỏa

  2. Nếu các công ty dược Nga hay đặc biệt Trung Quốc – do là công ty dược trực thuộc nhà nước hay bị nhà nước chi phối mạnh (cổ phần nhà nước chiếm lớn …) thì họ có quyền chi phối, chỉ đạo theo chủ định của nhà cầm quyền. Còn phương tây với nguyên tắc bảo vệ các quyền riêng tư, kể cả quyền sở hữu tài sản trí tuệ, thì không đơn giản nhà nước đủ sức can thiệp – vì can thiệp quá mức thì Tòa án (hay cơ quan tương tự hiến pháp các nước đó sẽ bác bỏ quyết định của chính phủ – vì thế trước mắt Nhà nước chỉ kêu gọi sự trao bản quyền tự nguyện, hay tốt nhất phối hợp với họ xây dựng các chi nhánh và điều đó đang diễn ra ở Châu Âu… Vì thế nếu 2 quốc gia trên (Nga, TQ) khôn lỏi „tấn công“, lấn lướt phương tây kiểu đó thì tôi cũng không quá lo lắng như tác giả (TG), vì cuộc đời „khôn khoan quá, thì cũng dễ oan trái nhiều“! Đơn giản khi bản quyền không được coi trọng, trân trọng đúng mức – dễ bị chính trị lấy làm con bài chính trị, thì thông thường các nhà khoa học hay người có bản quyền cũng không thể dễ dàng chấp nhận khi họ nhận thấy quyền lợi của mình bị kẻ khác lạm dụng – trừ phi TQ, Nga làm trên cơ sở thực sự nhân đạo. Từ đó dù có phải bị chuyển giao (bắt buộc) thì nếu lòng không thuận thì cũng không thể người có bản quyền giao hết võ. Tôi nói điều này với so sánh tạm với chuyện sản xuất Honda nội địa tại Nhật với Honda sản xuất tại các nước do trao bản quyền luôn có chất lượng các xa nhau. Tất nhiên phương tây luôn cảnh giác và tìm các đối sách phù hợp, như nếu TQ và Nga làm với ý hèn, thì phương tây phải luôn vạch mặt kịp thời. Ngược lại nếu Trung Quốc và Nga có những suy nghĩ thực sự tử tế cho các nước, thì cũng chả có lí do gì cứ Trung Quốc hay Nga là xấu – và Vác-xin của họ cũng vậy.

  3. Kể từ khi có Internet, bầy csvn khôn lớn lên từng ngày, nó có ảnh hưởng lớn đến nỗi làm cho các đồng chí lãnh đạo cần phải biết cách cầm cái ly uống Champagne đúng cách, cách cài nút áo comple-veston.
    Nghiêng Phúc không còn dám đọc cờ lờ mờ vờ, các ông tượng đất ở tỉnh ủy không còn dám hồn nhiên gọi tiên lãng google chấm com.
    Nó không dám xài thuốc ngừa của đồng loại đậm chất cọng sản vì đã từng ở trong chăn, hai nữa là con chuột lưu manh và khôn lỏi nên phải quyết tâm giữ Covid an toàn, vì đó là sự sống còn của đảng mọt.

Comments are closed.