Lê Quang Ngọ và Lê Quí Trọng
8-2-2021
Văn Cao là một nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt. Là “một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam”, Văn Cao từng tham gia Việt Minh, với thế mạnh của mình ông đã viết “nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng” và “đã trở thành một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến”. (1)
Ông là tác giả bài hát ‘Tiến quân ca’ với ca từ hừng hực khí thế xốc tới cho những người lính Việt Minh trang bị vũ khí thô sơ thời đó với ca từ: “Đường vinh quang xây xác quân thù” để “Núi sông Việt nam ta vững bền”. Có thể do bài hát phù hơp với nhu cầu chính trị của giai đoạn đó, nên nó đã được chọn làm Quốc ca của chính quyền cộng sản cho đến ngày nay.
Là người đi theo Việt Minh trước năm 1945 với mong muốn xây dựng một đất nước Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, Văn Cao đã mang hết tài năng và tâm huyết để phục vụ chế độ, với tư tưởng tự do sáng tác của người nghệ sĩ. Nhưng ông đã nhầm, những mong muốn tốt đẹp của ông đã bị chế độ mà ông tôn sùng, mạnh tay gạt bỏ.
Sau sự kiện Nhân văn – Giai phẩm, Văn Cao bị thất sủng, may mà Tiến quân ca đã đỡ đòn cho ông, nên ông không bị đối xử quá thậm tệ như người cha của nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, mà người dân được biết qua báo mạng trong những ngày gần đây. Thông tin từ trang web của chính quyền Hải phòng, cho biết: “Trừ Tiến quân ca, tất cả những ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở miền Bắc. Đến cuối thập niên 80, những nhạc phẩm này mới được lưu hành trở lại”.
Đứa con tinh thần ‘Tiến quân ca’ của Văn Cao được chính quyền sử dụng như nguồn gây hưng phấn tinh thần cho cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Có lẽ chính vì vậy mà sau năm 1975 ông đã thấm thía để viết ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” với hy vọng một sự đổi thay mới về Thế Thái Nhân Tình.
Đánh giá về ca khúc này, bài báo VnExpress có đoạn: “Ở cái nhìn sâu đằng sau một chiến thắng vang dội là những gì dân tộc này đã phải đánh đổi, hy sinh. Ở cái nhìn xa đằng sau niềm hân hoan phút chốc này là bao nỗi lo về một cuộc đời mới, một cuộc dựng xây mới. Vì thế mà ông vừa bồi hồi, vừa trăn trở:
‘Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…’
Như một niềm tin vừa được khẳng định nhưng cũng như một băn khoăn, suy tư về tương lai:
‘Từ đây người biết quê người?
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người’?”
Luôn do dự và hồ nghi là tâm thế một người mang cảm thức của cả dân tộc vừa bước ra từ trong chiến tranh, nâng niu trên tay một niềm hạnh phúc diệu kỳ và mong manh như nằm ngoài sự thật. Tâm thế ấy đã vượt lên trên niềm vui thoáng chốc để dự cảm, để xót xa và để thấm thía về con đường dài phía trước mà dân tộc sẽ phải gồng mình bước qua. Với đầy dẫy đau thương, mất mát, ly tan hay những vách ngăn không cùng giữa quá khứ và tương lai, giữa thế hệ đã hy sinh và thế hệ được hưởng trái ngọt ngày hôm nay”. (2)
Nhưng đáng tiếc sau khi ra đời, ca khúc cuối cùng của Văn Cao cũng không được phép phổ biến rộng rãi vì bị đánh giá là “nhạc uỷ mị”, bởi nó không nằm trong mạch cảm hứng của những bài hát “được viết bởi giọng trưởng, âm hưởng hào hùng, sảng khoái, ca từ hân hoan, hừng hực khí thế chiến thắng” vào thời điểm này. Bởi “Nhiều người cho rằng ca khúc gì mà ‘nghe mơ hồ rắc rối, kêu gọi tình thương một cách chung chung, thiếu tính giai cấp’ (Từ đây người biết quê người… Từ đây người biết thương người… Từ đây người biết yêu người). Có ý kiến chỉ trích tính chất ủy mị, yếu đuối (nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh) của bài hát không hợp với khí thế tưng bừng trong ngày vui toàn thắng của dân tộc”.
Vì vậy số phận của ca khúc này cũng bị đối xử không công bằng như chính người đã sáng tác ra nó. Chỉ đến đầu những năm 1990, nó mới được phổ biến đến người dân. Và cho đến nay, không những “những giai điệu dìu dặt, khoan thai theo đàn chim én bay trong bài hát vẫn làm ấm lòng người Việt Nam khi Tết đến, xuân về”. mà nó còn được chính cái thể chế đã từng hắt hủi nó sử dụng làm công cụ tuyên truyền thông qua các đoàn văn nghệ ra nước ngoài phục người Việt sống xa Tổ quốc.
Điều gì đã tạo nên sức sống trường tồn cho ca khúc này đến vậy, trong khi các ca khúc nhạc đỏ đang bị lớp bụi thời gian che phủ? Câu trả lời đúng nhất có lẽ là: “Giai điệu và ca từ mới nếm vào thì thấy dịu ngọt nhưng cái ý, cái hồn cứ ngấm dần, nghe đắng quanh cổ xuống tận tim gan…”.
Bởi trong ca khúc của mình Văn Cao đã lặp đi lặp lại ca từ tha thiết yêu thương:
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Nhìn đơn thuần, nó không chỉ là một mong ước mà còn là một lời nhắn nhủ với tất cả mọi người, bởi Văn Cao dùng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba.
Nhưng nếu nhìn nhận cụ thể hơn qua lăng kính cuộc đời đầy truân chuyên trắc trở của Văn Cao, cũng như tài năng của ông, vấn đề không đơn giản như vậy. Văn Cao đã dùng chữ “người”, từ “dùng để chỉ từng cá thể người thuộc một loại, một tầng lớp nào đó” (3), trong ca từ để gửi cái ý của mình đến một tầng lớp ít người trong xã hội nhưng có quyền lực tuyệt đối nên “biết thương”, “biết yêu” đồng loại.
Tính đến thời điểm ca khúc này ra đời, Văn Cao đã sống với chế độ cộng sản trên 30 năm và với thân phận là nạn nhân chế độ từ cuối thập niên 1950, thời gian đã giúp ông hiểu rõ bản chất của những người cộng sản. Và như chúng ta thấy, ca khúc ra đời đúng 45 năm nhưng những gì mà Văn Cao mong muốn và nhắn nhủ cũng chỉ là viễn mơ như Suối Mơ của ông mà thôi.
– Bởi vì: “Từ đây người biết quê người”, thì sau khi cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn chấm dứt, dưới chế độ của “người” cộng sản, chế độ mà nó “biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản,” (4) và “Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam”, nước mắt chia ly vẫn không hề chấm dứt.
Đã có biết bao người dân không quản hiểm nguy đến tính mạng, phải từ bỏ quê hương đất nước, ra đi tìm quê hương mới. Năm này qua năm khác, dòng người cứ tiếp tục âm thầm ra đi. Từ “thuyền nhân” trên biển, đến “thùng nhân” trên bộ, đến việc đi ké cả chuyên cơ của chủ tich quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang Hàn Quốc.
Riêng nước Mỹ, “con số mà Viện Chính sách Di cư (Migration Policy Institute) thống kê cho thấy, năm 1980, số người Việt Nam cư trú ở Mỹ là 231.000; năm 2000 lên đến 988.000 và năm 2017 đã là 1.343.000 người” (5).
Ở Việt Nam, trong khi nhiều người dân không phải vì lười biếng mà thành người vô gia cư ngay trên quê hương mình như người dân Thủ Thiêm, Dương Nội, vườn rau Lộc Hưng, có rất nhiều “người” sẵn sàng đầu tư tiền của ra nước ngoài cho cuộc sống mai sau, chỉ vì không muốn bản thân và gia đình trở thành nạn nhân của “hội chứng ếch luộc” như trường hợp gia đình ông nghị Phạm Phú Quốc.
– Bởi vì: “Từ đây người biết thương người”, thì với tinh thần hòa hợp dân tộc “Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai” (6), các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa “bị phân biệt đối xử, ngược đãi vì họ bị chính quyền mới xếp vào thành phần ‘ngụy quân, ngụy quyền’ và ‘có nợ máu với nhân dân’” (7) bởi trên thực tế họ và những tử sĩ VNCH “ở về phía bên thua cuộc và chính thể mà họ phụng sự không còn nữa, bị đẩy ra bên lề của các mối quan tâm” (8).
Đó là với những người thuộc bên thua cuộc, vậy những người bên thắng cuộc có được “người” ta thương không? Chính quyền cộng sản rất hào phóng, sẵn sàng chi ra hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân để xây dựng các tượng đài và các khu di tích tại các địa phương (9) cũng như đầu tư tốn kém cho việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp và đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 nhưng lại không thể xây nổi “nhà vệ sinh tử tế cho trẻ”. (10)
– Bởi vì: “Từ nay người biết yêu người”, thì câu thơ “Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy” của Tố Hữu lại được tái hiện vào rạng sáng ngày 9.1.2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội để thực hiện hóa việc “phanh thây uống máu quân thù” (11) trong ca từ gốc Tiến Quân Ca của Văn Cao đối với người đồng chí mà không đồng hướng của đảng và sau đó quyết tâm tru di nốt đời thứ hai gia tộc Lê Đình ở thôn Hoành, chỉ vì trong lúc bốc đồng, họ đã dám thách thức cả chính quyền.
Cũng chỉ vì mong muốn xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn qua các hình thức phản biện, những nhà bất đồng chính kiến được Michel Eltchaninof, một triết gia Pháp cho là “những người đi trước thời đại. Họ được nuôi dưỡng bởi sự can đảm và thái độ nổi loạn. Họ phơi trần những tệ trạng không thể chấp nhận trong xã hội họ đang sống: áp lực, kiểm duyệt, thao túng quyền hành, gian lận bầu cử, sát hại người vô tội, chiếm nhà chiếm đất… Nhưng họ tranh đấu dưới những hình thức đôi khi độc đáo, luôn luôn bất bạo động. Họ không tìm cách bịt mắt giả mù, cũng không đánh võ miệng trước những bất công, những lạm dụng quyền thế. Họ hành động để đặt nhà cầm quyền trước trách nhiệm của mình”. (12)
Kết quả là, họ luôn bị thẳng tay đàn áp vì chính quyền cộng sản coi đó là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ và buộc họ tội vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự về hành vi “lợi dụng quyền tự do” để tuyên truyền chống phá Nhà nước. Ngoài ra chính quyền còn dùng những mưu hèn, kế bẩn về lâu dài để phân hóa và triệt hạ những nhà bất đồng chính kiến, nhằm thủ tiêu tinh thần đấu tranh của họ như trường hợp “bất nhất” và “đảo ngũ” của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc.
***
Vụ án Hồ Duy Hải là một vụ án “có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án: Vi phạm về khám nghiệm hiện trường; Vi phạm về thu thập, đánh giá chứng cứ; Vi phạm trong trưng cầu giám định. Viện, tòa đều chỉ lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội, thay vì những chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội. Tòa không làm rõ được những mâu thuẫn trong vụ án. Chứng cứ ngoại phạm của Hải chưa được xem xét, đánh giá kỹ. Và đặc biệt: Kết luận trong bản án sai với kết luận giám định, dựa trên sự “suy diễn chết người” của kết luận điều tra và cáo trạng” (13).
Vụ án đã gây chấn động dư luận trong nước và quốc tế vì nó đã kéo dài 13 năm, càng ngày càng lộ ra những bằng chứng ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Nhưng khi Nguyễn Hòa Bình, “người” hai lần đưa chiếc thòng lọng vào cổ tử tù trẻ này, không bị thất sủng như lời đồn đoán sau giám đốc thẩm xử vụ án này ngày 8.5.2020, mà còn thăng tiến vào Bộ Chính trị của đảng Cộng sản, thì số phận của Hồ Duy Hải càng bấp bênh hơn, cũng như công lý ở mảnh đất hình chữ S này sẽ tiếp tục còn bị chà đạp nhiều hơn khi mà cái điều lệ đảng cũng chẳng được “người” ta tôn trọng.
Thưa Nhạc sĩ Văn Cao!
Những người nghệ sĩ thường hay đa cảm, cho nên họ sống nhân hậu. Cũng chính bởi sự nhân hậu này mà đến cuối đời ông vẫn bị nhầm lẫn, đặt hy vọng nhân từ vào nhữnng người cộng sản, những người dùng bạo lực để cướp chính quyền và lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm kim chỉ nam cho hành động của mình.
Dưới suối vàng, xin ông đừng giận những kẻ hậu thế này, khi chúng tôi nói rõ ra rằng, ca từ của Tiến quân ca, dù đã được cô đọng và trau chuốt kỹ càng nó cũnng chỉ phù hợp với một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng khi “người” ta vẫn giữ nguyên ca từ đó làm động lực chính trị “cho mỗi việc làm, mỗi hành động” (14) cho suốt cả chặng đường phát triển của đất nước với “Đường vinh quang xây xác quân thù” và “Tiến mau ra sa trường” để “Nước non Việt Nam ta vững bền”, mà thật ra là để chế độ đó trường tồn, thì momg ước của ông thật khó thành hiện thực.
Cách đối nhân xử thế của những người cộng sản, dù đã được trang bị đầy mình những học vị cao sang và trình độ cao cấp lý luận chính trị, vẫn chỉ là những kẻ “bất chi lý” và “tiểu nhân” như kiểu Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, mà thôi.
_______
Chú thích:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_Cao
- https://vnexpress.net/mua-xuan-dau-tien-va-nguoi-tien-tri-cua-thoi-dai-2938149.html
- http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di
- https://vi.wikiquote.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_Doan
- https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/cai-cot-den-ma-biet-di/
- https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/bai-1-tu-ngon-tay-tren-ban-tay-den-vong-tay-hoa-hop-dan-toc-616359
- https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-last-hope-from-arvn-veterans-04212020161321.html
- https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52497351
- https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/kinh-te-xanh/quy-hoach-bao-ton-ton-tao-khu-luu-niem-chu-tich-ho-chi-minh-tai-nghe-an-1329069.html
- https://vnexpress.net/giao-vien-dan-toc-thieu-so-mong-truong-co-nha-ve-sinh-4192679.html
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFn_qu%C3%A2n_ca
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_b%E1%BA%A5t_%C4%91%E1%BB%93ng_ch%C3%ADnh_ki%E1%BA%BFn
- https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_H%E1%BB%93_Duy_H%E1%BA%A3i#cite_note-112
Mùa Xuân Đầu tiên lại mộng triệu Mùa Xuân Cuối cùng ? ! …
***************************
https://www.youtube.com/watch?v=Elb7_aKr4Aw
Mùa Xuân Đầu Tiên ( Văn Cao – Thanh Thúy )
Mùa Xuân Thống nhất Đoàn tụ thật bàng hoàng
Bao Giấc mơ hàng chục triệu Dân Việt bỗng vỡ toang:
Từ ấy người chẳng còn biết thương người nữa !
Từ ấy người học hận thù giữa Đất Nước điêu tàn ! !
Địa ngục trần gian chúng gọi trại cải tạo học tập
Từ ấy Đồng bào Hai Miền Nam-Bắc thương tang
Mùa Xuân Việt Nam mơ ước ấy đầu tiên đang đến
Triệu đàn Én mất Hồn trong khói sông lạc bay hoang mang
Triệu Người Mẹ này nhìn đàn con nay đã về từ Chinh chiến
Triệu Người Mẹ khác nhìn đàn con mai vào nhà tù giam
Nhân chứng nửa vui nửa buồn sao đoạn trường đứt ruột !
Mùa Xuân Đầu tiên lại mộng triệu báo Mùa Xuân Cuối cùng tóc tang ? ! …
Mùa Xuân không bình thường : Mùa vui hay Mùa buồn ơi Quê Mẹ ? ? ?
Sum họp đoàn tụ Đại gia đình ngoài Bắc vào thăm trong Nam
Chính sách tội phạm bọn độc tài đỏ thân Tàu xé toang Dân tộc Việt
Giờ chúng vẫn đi vào con ngõ cụt xuống hố cả Nước vẫn nghênh ngang
Ôi Mùa Xuân Đầu tiên lại mộng triệu báo Mùa Xuân Cuối cùng tóc tang ? ! …
Xa Thủ đô sinh từ 21 Năm – rồi nay 67 Năm vẫn chưa Bao giờ trở lại Hà Nội phố ….
Nam-Bắc Việt tưởng như chấm dứt Ai ngờ vẫn như Nam-Bắc Hàn !!!
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Sài Gòn, Xuân 1975 Đoàn tụ với Đại gia tộc ngoài Bắc – Paris, Xuân 2021 chia ly ly tan …
Nguyễn Huy Thiệp nhà văn An Nam khổ như chó
Nguyễn Huy Thiệp nhà văn miền Bắc xhcn, một thời nổi tiếng với Tướng về hưu, Thương nhớ đồng quê..
Từ nhỏ tôi đã đọc truyện của ông và mua sách của ông dịch ra tiếng Anh khi sang Mỹ định cư.
Nay ông đã bước vào tuổi 70 trong người mang nhiều bệnh tật. Tôi rất shock khi đọc được bài báo nói về ông:
10 năm dạy học ở miền núi, rồi một số năm nữa làm việc ở Hà Nội, nhưng chỉ mãi gần đây ông mới được cho lãnh lương hưu hơn 2 triệu đồng/tháng. “Cũng đủ tiền mua bỉm cho bố”, Khoa nói.
Khi đổ bệnh, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có 5 triệu đồng. Bạn bè thăm nom và khoản tiền xuất bản cuốn sách Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp của Đông A giúp phần nào thuốc thang, chữa trị cho nhà văn và chuyện hậu sự cho vợ ông. Té ra thân phận của một nhà văn có tài có đóng góp cho đất nước lại hẫm hiu thế này chăng? Má tôi trước 75 là một công chức, sau khi Sài Gòn sụp đổ bà phải đi mua bán cực khổ
để nuôi anh em tôi. Bà không được tiền hưu. Khi qua Mỹ bà chẳng đóng góp gì cho nước Mỹ thế mà bà vẫn có tiền già và medicare. Ba năm nay đã 80 đã mổ tim mổ bao tử, tất cả miễn phí
Khi bà bệnh vào bệnh viện y tá làm mọi chuyện chăm sóc cho ba bữa ăn giấc ngũ..
Nghĩ lại thấy ông Thiệp một nhà văn Việt nam lừng lẫy một thời so với một phận người bình thường như má tôi, ông thật trong hoàn cảnh khốn nạn quá. Nhớ lại nhà văn Nguyễn Vỹ ca thán nhà văn An Nam khổ như chó. Nay nghĩ đến ông Thiệp tướng về hưu tôi đành than nhà văn Việt nam khổ như c…Tôi không dám lấy con chó ngày nay ở Việt nam ra để so sánh nữa vì chó bên Việt nam bây giờ cũng được nhà giàu chăm sóc chu đáo như chó bên Mỹ vậy. Ai nghĩ ra được con gì cho tôi biết tôi bỏ vào.
Bài hát mùa xuân đầu tiên của Văn Cao từ âm điệu đến ca từ vẫn đơn điệu và mơ hồ do Văn Cao sống hơn 20 năm trong cái lồng việt cọng! Hãy nhìn Phạm Duy thoát được vào Nam, nhạc của ông bay bỗng, giàu âm điệu và ca từ!