Xin cho cụ Nguyễn Trọng Vĩnh là “Trường hợp đặc biệt”!

Mạc Văn Trang

5-2-2021

Chị Nguyễn Nguyên Bình sau khi đi tảo mộ cha – Lão tướng, nhà Ngoại giao nổi tiếng Nguyễn Trọng Vĩnh, an nghỉ tại xã Đường Lâm, rồi về nghĩa Trang Mai Dịch thắp hương mộ mẹ – bà Lê Thị Ban. Chị Bình viết trên FB:

Cụ ông đã nương bóng cụ Giang Văn Minh – Vị Đại sứ chống lại sự o ép của ‘thiên triều’ với nước ta mấy trăm năm trước, và được sắc phong bốn chữ THIÊN CỔ ANH HÙNG; nay cụ ông vẫn đau đáu mong cụ bà. Mình là con, chưa làm trọn nguyện vọng của cụ, áy náy lắm thay. Ai giúp được chuyện đó bây giờ?… Cầu trời gặp được người thông cảm!

Bà Nguyễn Nguyên Bình bên mộ mẹ tại nghĩa trang Mai Dịch

Quả thật đây là chuyện “lạ đời” ở xứ CHXHCN Việt Nam. Hiếm có cặp vợ chồng cách mạng cộng sản tiền bối nào mà hai người cùng được tiêu chuẩn an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, vậy mà lại cố thoát ra!

Theo Wikipedia: “Nghĩa trang Mai Dịch là một nghĩa trang liệt sĩ nằm ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1956, đây là nơi an nghỉ của 1.228 liệt sĩ và 394 nhân vật nổi tiếng là cán bộ chính trị cấp cao là Ủy viên Trung ương Đảng trở lên bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương; nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu; các tướng lĩnh công an, quân đội; anh hùng lực lượng vũ trang”…

Nghe nói để được chôn cất ở nghĩa trang Mai Dịch phải được Ban Tổ chức trung ương ĐCSVN xét duyệt, cân nhắc kỹ lắm. “Có vấn đề” như cụ Trần Xuân Bách vẫn được “ưu tiên” chôn cất ở Mai Dịch; nhưng lão tướng Trần Độ lại không những không được an táng ở Mai Dịch, mà điếu văn còn nêu ra “khuyết điểm”, khiến gây phẫn nộ tại tang lễ Cụ… Lại nghe thiên hạ đồn, mộ của Lê Đức Thọ để ở Mai Dịch mà không yên, nên gia đình phải bí mật di chuyển đi nơi khác (?).

Mối tình Nguyễn Trọng Vĩnh – Lê Thị Ban ly kỳ từ những ngày hoạt động bí mật trước cách mạng 1945, thơ mộng hơn cả tiểu thuyết.

Wikipedia cho biết: Bà Lê Thị Ban, tên thật là Lê Thị An, sinh ngày 14/7/1920, mất ngày 27/9/2010. Bà “là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 70 năm và Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông. Bà là phu nhân của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh”.

Cứ tưởng rằng hai vợ chồng cùng tiêu chuẩn Mai Dịch là tuyệt vời nhất rồi, nhưng Cụ Vĩnh cuối đời đã viết hàng 100 bài phê phán những sai lầm, thối nát của ĐCSVN và dặn không chôn Cụ tại Mai Dịch! Hãy để cụ an nghỉ tại một nghĩa trang nhân dân nào đó và đưa Cụ Bà về cùng.

Các con và thân hữu đã tìm được một nơi hẳn là hợp ý Cụ. Nơi đó là một mảnh đất chừng 30m2, gần Lăng mộ Thám Hoa Giang Văn Minh, ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Con cháu đã xây hai ngôi mộ của hai Cụ bên nhau, nhưng nay Cụ Ông vẫn cô đơn, mong đợi Cụ bà về cùng…

Chị Nguyên Bình báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xin cho Cụ Bà rút khỏi Mai Dịch, nhường chỗ cho đồng chí khác, để về với Cụ Ông, nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Có anh em bảo, cứ bí mật rước Cụ Bà đi là xong, chẳng cần xin xỏ ai. Nhưng chị Bình bảo không được, việc này phải làm cho đàng hoàng chứ. Và bây giờ chị kêu gọi: Có ai có thẩm quyền, có động lòng cảm thông, giúp cho Cụ Bà thoát khỏi Mai Dịch để về bên Cụ Ổng!?

“Phong trào thoái Mai Dịch” có lẽ bắt đầu từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cuối đời, Cụ Giáp đã nhất quyết thoát ra khỏi Mai Dịch, tìm nơi an nghỉ cuối cùng của mình tại quê hương ở Vũng Chùa Đảo Yến, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Sau đó Chủ tịch nước Trần Đại Quang, TBT Đỗ Mười cũng “goodbye” Mai Dịch, tìm về an nghỉ nơi quê nhà.

Còn các quan chức cao cấp ở phương Nam, lúc đương chức tại Hà Nội, nhưng về hưu thì không ai dại gì lại mơ tưởng đến Mai Dịch! Câu chuyện Mai Dịch cũng cho thấy chiều hướng tâm tư của hàng ngũ cao cấp trong đảng CSVN ra sao.

TÓM LAI, đã dính mắc vào đảng CSVN là rắc rối. Lúc sống phải thực hiện 19 Điều cấm đảng viên không được làm (nhưng thực ra các đồng chí cứ mần chui, đừng để lộ là ok)!

Riêng TBT Nguyễn Phú Trọng thì có thể làm trái Điều lệ Đảng, Điều cấm số 1, ngay giữa ĐH XIII, vì ĐH cho phép “trường hợp đặc biệt”!

Lúc chán Đảng, muốn thoát ra cũng không đơn giản, phải tìm nhiều cách, rồi chọn cách nào cho an toàn. Lúc chết rồi, mà tang lễ cũng phải duyệt, như Lão tướng Trần Độ, trên vòng hoa không được đề chữ “Vô cùng thương tiếc”, chỉ được đề “Kính Viếng…”!

Trường hợp đảng viên lão thành Lê Đình Kình, 56 tuổi đảng, chưa từng bị kỷ luật mà bị Đảng giết chết ghê rợn, thảm khốc biết chừng nào! Trong đám tang, công an chen đầy, cấm không ai được chụp ảnh, ghi hình; tiền phúng viếng bị giữ lại; ai đến thăm viếng bị ngăn chặn, đe dọa, bị ghi hình…

Còn trường hợp Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, hai Cụ mất rồi, mộ ở hai nơi, muốn về với nhau. Chị Bình làm đơn lên TBT Nguyễn Phú Trọng xin đây là “trường hợp đặc biệt”, chắc ông Trọng cảm thông, vì ông đã trải nghiệm thế nào là “trường hợp đặc biệt” mà trót lọt rồi.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN


  1. Vòng Hoa Nguyệt Quế
    *******************

    Kỷ niệm 30 ngày từ trần của Nhà Dân Chủ và Lão Tướng TRẦN ĐỘ .. ..

    Anh về yên nghỉ gần ba Mẹ (1)
    Ngọc thể hóa thân hàng dương che
    Hơn nằm Mai Dịch (2) hồn ân hận
    Một lần sống thác đâu ngựa xe
    Trường chinh Anh nguyện theo vận nước
    Chung thủy một lòng Anh lắng nghe
    Ngàn sao vĩnh cửu trời lấp lánh
    Hồn thiêng Sông Núi Nguyệt Quế che .. ..

    NGUYỄN HỮU VIỆN

    (1) : ba Mẹ : Ba người Mẹ của Anh Trần Độ:

    1. Mẹ : Mẹ Quê Hương Thái Bình — Việt Nam
    2. Mẹ : Mẹ ruột sinh ra
    3. Mẹ : Mẹ nuôi thời hoạt động Cách Mạng

    (2) Mai Dịch: nghĩa trang gần Hà Nội dành cho các cụ «cận thị» thiếu viễn kiến và tình yêu đồng bào nằm trong guồng máy Đảng bảo thủ, thủ cựu và độc đoán


    Xin Vĩnh Biệt Cánh Hạc Hồng .. ..
    *****************************

    Để tưởng niệm Cụ Nguyễn Hữu Đang Cánh Hạc đầu đàn Nhân Văn Giai Phẩm .. ..

    http://hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=26&idpoeme=1377

    Chiều cuối năm bao Tết ly hương
    Bàng hoàng Én khuất trời viễn phương
    Tháp Bút chậm ghi vào Thanh Sử
    Con yêu bất khuất vừa Lên đường .. ..
    Đời Anh: Bản Trường ca Bi tráng
    Sĩ phu nhân chứng Thời nhiễu nhương
    Kính chúc Hành trình xuôi Miên viễn
    Đền Hùng Tổ tiên chờ Yêu thương .. ..

    Nguyễn Hữu Viện

    Paris 11/02/2007

    Xuân Bách bạt ngàn Bách Xuân .. ..
    *************************************
    Để tưởng niệm Nhà Canh tân Trần Xuân Bách vừa qua đời ngày 01/01/2006 tại Thủ đô Hà Nội .. ..

    Xuân nhật phương Tây khóc Bách Xuân .. ..
    Hạc hồng vừa từ giã cõi trần!
    Sao không đợi chờ Ngày Xuân tiết ?
    Trống trận Hà Hồi vọng xuân phân !
    Lung linh nước Hồ Gươm xuân sắc
    Xuân phong vút cánh đàn sâm cầm
    Phân hận Xuân Thu phai tàn mất:
    Nụ tầm xuân Đào nở lập xuân

    * * *

    Anh hiện hữu như cây bách bệnh
    Bách chiết thiên ma “tôi” kiệu kênh
    Ý chí trung kiên thân tùng bách
    Độc lập Thống nhất đường mông mênh
    Bách chiến bách thắng thêm đại lộ
    Dân chủ Pháp quyền Anh tiến lên
    Cổ vũ đa nguyên đa đảng trị
    Bảo thủ biển người thế bấp bênh !

    * * *

    Thanh trừng tội bách niên đại kế
    Viễn kiến dâng hiến Quê chẳng nề
    Anh tôn trọng bách nhân bách khẩu
    Luận bách khoa chính văn kinh tế
    Trong ngoài Nước bách xuyên quy hải
    Cùng chung sức vượt hồn trận mê
    Xin bách linh hồn thiêng Sông Núi !
    Tâm xuân Sinh & Tử tiếp tuyến kề .. ..

    Paris 02/01/2005

    Nhà Thơ vĩnh biệt sóng Hồ Tây .. ..
    ***********************************
    Để tưởng niệm Nhà Thơ Phùng Quán

    Có những phút ngã lòng
    Tôi vịn câu thơ đứng dậy
    Phùng Quán

    Căn xép bên Hồ Tây
    Hồn Chu Văn An đó
    Chòi ngắm sóng chân mây
    Vi ba say lúy túy
    Bút tích họa còn đây
    Nhà Thơ vừa vĩnh biệt
    Mặt trời khuất phương Tây
    Anh tạ từ bạn bè
    Anh tạm biệt Hà Nội
    Giã từ Huế cố đô
    Giã từ Đời Cách mạng
    Hiến dâng suốt bao Thời
    Giã từ nhiều oan nghiệt
    Triền miên đau trăn trở
    Trầm thống nơi cõi trần
    * * *
    Hồ Tây ngừng lộng gió
    Chòi gỗ sóng con đò
    Thôi hết rồi ngắm sóng
    Đàm đạo văn chương so
    Đêm tàn câu cá trộm
    Hồ Tây buồn Sao hôm
    Tiền «văn chui» bán cá
    Nuôi con cho ra hồn
    * * *
    Trút hơi thở cuối cùng
    Nhà Thơ lớn Dân Tộc
    Niên kỷ Hai hào hùng
    Lệ vỡ ngày lâm chung .. ..

    Paris – ngày 22 tháng 1 năm 1995
    Nguyễn Hữu Viện


  2. Nghĩ về cái nghĩa địa ‘nhị tỳ’ Mai Dịch cùng cái Lăng mộ Chí Phèo Hồ Chí Meo
    *************************

    Mai Dịch nghĩa địa ‘nhị tỳ’ bọn bị mắc dịch
    Cộng sản Đại Hán Đỏ khiến Đất Việt điêu tàn
    Đã đang và sẽ thành Tân Giao chỉ quận
    Quay cuồng u mê trong quỹ đạo Tàu tự qui hàng
    Từ Mật ước Thành Đô đến đầu Thế kỷ 21
    Mai Dịch nghĩa địa ‘nhị tỳ’ Thế hệ đầu bệnh nhân
    Ô nhiễm mắc siêu vi Trung C..uốc Xã đỏ kinh hoàng
    Chúng nối dáo cho Giặc truyền kiếp đồ mồ chôn Tổ Quốc
    Ai ơi chớ hoang tưởng sớm giác ngộ tránh Mai Dịch tóc tang !!!

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Trích “Lại nghe thiên hạ đồn, mộ của Lê Đức Thọ để ở Mai Dịch mà không yên, nên gia đình phải bí mật di chuyển đi nơi khác” hết trích.

    Đồ tể LĐT chôn ở Mai Dịch, đêm đêm người ta trả thù bằng cách đái ỉa lên mộ, gđ không biết làm cách nào khác ngoài bí mật di dời, khi còn sống vì quá ác nên người ta thù. Có nhiều nguồn tin rò rỉ từ cơ quan có thẩm quyền nhưng cấm bàn ở nơi công cộng, thế đấy, lúc còn sống nên lo đến hậu sự, không có ai là bất tử ngoài đấng tạo hóa.

Comments are closed.