Những ai đã góp phần sáng chế thuốc ngừa Covid-19?

Nhã Duy

19-12-2020

Một tuần lễ sau khi thuốc ngừa Covid-19 của hãng Pfizer và BioNTech được cơ quan FDA cho phép sử dụng khẩn cấp và đã được phân phối đến các tiểu bang, hôm nay FDA lại tiếp tục chấp thuận thuốc ngừa Covid thứ hai được hãng Moderna phối hợp cùng Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) bào chế. Khoảng bảy triệu liều thuốc ngừa của Moderna sẽ được phân phối ngay trong cuối tuần này.

Nếu thuốc ngừa của Pfizer được xem là nghiên cứu và sáng chế chính yếu của đôi vợ chồng khoa học gia người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ Ugur Sahin và Ozlem Tureci, là những nhà sáng lập hãng BioNTech của Đức thì thuốc ngừa của Moderna lại đến từ sự đóng góp rất lớn của nhóm khoa học gia tại Viện Nghiên Cứu Vaccine (Vaccine Research Center – VRC) thuộc NIH. Trong đó, hai khoa học gia đồng trưởng nhóm chánh yếu để phối hợp với Moderna là Bác sĩ Barney Graham – Phó Giám Đốc VRC và Tiến sĩ Kizzmekia Corbett – Khoa Học Gia trưởng nhóm nghiên cứu coronavirus của VRC.

Tiến sĩ Kizzmekia Corbett là người mà bác sĩ Anthony Fauci đã trân trọng nhận xét rằng, “là một khoa học gia người Mỹ gốc Phi, người ở ngay hàng đầu trong việc phát triển vaccine Covid-19. Cô là người sẽ đi vào lịch sử trong tư cách là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học có thể chấm dứt đại dịch“.

Bác sĩ Barney Graham và TS Kizzmekia Corbett. Nguồn: Golden Goose Award

Thêm vào cụm từ “khoa học gia người Mỹ gốc Phi”, lời phát biểu của bác sĩ Fauci cho thấy, tính chất đa dạng của xã hội Hoa Kỳ, trong đó có thể ghi nhận sự góp phần to lớn ở nhiều lãnh vực của riêng cộng đồng người Mỹ gốc Phi. 

Sinh năm 1986, tại một vùng nông thôn North Carolina, Tiến Sĩ Corbett đã đam mê theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học từ khá sớm, ngay thời trung học. Tập sự và làm việc trong các phòng thí nghiệm của Viện Y Tế Quốc Gia khi còn đang theo học đại học, Corbett tốt nghiệp tiến sĩ về Vi Sinh và Miễn Dịch Học năm 2014 tại Đại Học North Carolina, rồi tiếp tục chương trình hậu tiến sĩ trong khi tiếp tục nghiên cứu sáng chế các loại vaccine về  các virus SARS và MERS đã theo đuổi từ khi đang còn là sinh viên ban tiến sĩ.

Đó là lý do khi đại dịch Covid bùng phát, tiến sĩ Corbett đã được chọn để lãnh đạo nhóm khoa học gia nghiên cứu vaccine Covid-19 của NIH để hợp tác cùng hãng Moderna.

Cũng vậy, về phía hãng Moderna thì hai khoa học gia đứng đầu trong việc sáng chế vaccine Covid-19 là Tiến Sĩ Tal Zaks – là một khoa học gia Do Thái và Chánh Khoa Học Gia là Giáo sư Tiến Sĩ Melissa J. Moore người Mỹ, cũng như CEO Tổng Quản Trị Stéphane Bancel là một người Pháp. Và nếu nhân tiện nhắc lại điều nhiều người đã biết là, bác sĩ Fauci – khoa học gia đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chống trả Covid tại Mỹ hiện nay, là một người gốc Ý.

Điểm qua nhóm khoa học gia đằng sau việc phát minh ra vaccine Covid-19 không ngoài việc cho thấy tính chất đa sắc tộc, đa quốc gia của phát kiến quan trọng và được xem như cứu tinh của nhân loại trong việc chống trả đại dịch hiện nay. Không chỉ thuốc ngừa Covid-19,  mà vô số thành tựu, phát kiến của nước Mỹ và cho nhân loại cũng đến từ sự hợp tác đa dạng như vậy.

Điều này chỉ một lần nữa cho thấy rằng, chính sách “America First” là một khẩu hiệu dân túy, thiếu vắng tầm nhìn, có thể thỏa mãn cho những cá nhân và vài nhóm ủng hộ mang cùng cái nhìn giới hạn và ích kỷ trong chiến lược hợp tác toàn cầu, trong một xã hội đa sắc tộc. Bởi thiếu vắng sự hợp tác và đóng góp này thì nước Mỹ khó lòng có thể tạo ra những sự phát triển thần kỳ và mang lại những thành tựu lớn lao cho nước Mỹ cùng nhân loại.

Còn bạn, nếu một mai có được chích ngừa Covid-19, hãy nhớ rằng, nó đã có phần đóng góp quan trọng của một khoa học gia da đen là Tiến Sĩ Kizzmekia Corbett.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Kỹ sư Stéphane BANCEL – Bậc Anh hùng Cứu thế Thời Đại dịch Siêu vi Trung C..uốc
    **********************************************

    Thân gởi rất nhiều Việt kiều Pháp từng tốt nghiệp cùng Trường Ecole Centrale với Kỹ sư Stéphane BANCEL tham gia vào ĐẠI HỌC SỐ HÓA PHAN CHÂU TRINH …. khi Việt Nam vừa lỡ vào RECEP (khi mà ẤN ĐỘ – một Siêu cường Nhu liệu phần Mềm cũng xin khước từ gia nhập dù CON HỔ RỪNG THẲM RỪNG THIÊNG cũng rút lui trước CON KHỦNG LONG ĐẠI HÁN !!!) chỉ con đường Khai trí chuyển giao Công nghệ Âu-Mỹ cho hàng chục triệu cháu HIẾU HỌC xuất thân CON NHÀ NGHÈO mới may ra đỡ thua thiệt và là CHIẾN LƯỢC CON NGƯỜI canh tân TỎ QUỐC VIỆT NAM (1)

    https://i.f1g.fr/media/eidos/767x431_crop/2020/11/16/XVM4198ede2-2813-11eb-9b2f-394678aeeebd.jpg Kỹ sư Stéphane BANCEL – Bậc Anh hùng Cứu thế Thời Đại dịch Siêu vi Trung C..uốc

    Anh hùng cứu Nước Mỹ cùng Nhân gian
    Trước Tổng thống Trump quyết đoán luận bàn
    Chỉ cần vài tháng sáng chế thuốc chủng
    Đúng Tinh thần Chàng Pháo thủ Ngự lâm
    Người Pháp sinh nơi Marseilles Phố cảng
    Phố Gió Chicago còn tôn thờ Bố Già đảm đang
    Giã từ Nước Pháp chỉ mảnh bằng Kỹ sư trong túi
    Chẳng màng gì đến Thung lũng Hoa Vàng
    Lại đến Thủ đô Văn hóa Khoa học Kỹ thuật Mỹ
    Phố Hồng Boston nhuộm thắm Thu Thiên đàng
    Lập công ty Công nghệ Hóa sinh học
    Khai sinh đặt tên hãng bằng Tiếng Mẹ Quê Nàng
    ModeRna hai chữ Tiếng Pháp ghép lại
    Hóa thành Công ty đi đầu cứu Thế gian
    Cùng Nước Mỹ chìm ngập trong Đại Trân Châu Cảng
    Trung C..uốc Xã thâm độc gởi khủng bố sang
    Âu-Mỹ cùng toàn Thế giới ‘siêu vi trung c..uốc’
    Trong mình chú Thoòng ả Xẩm đem theo mang
    Về cố hương ăn Tết Tàu xong lại qua Âu-Mỹ
    Đúng quỷ kế Đại Hán không 1 phát đạn tiêu tan
    Phá hủy toang hoang gấp triệu lần Trân Châu Cảng
    Thế là Tổng thống Mỹ mời Chàng Ngự lâm luận bàn
    Tiếng Mỹ giọng Pháp mùi súp cháo cá Phố Cảng
    Trong Phòng Bầu Dục cánh Đông Tòa Bạch Ốc ầm vang
    Quyết thề với Bạch Cung vài tháng tìm ra Thần dược
    Thuốc chủng cứu vớt hàng trăm triệu sinh mệnh Trần gian
    Bằng Phương pháp **** thực nghiệm Sinh hóa vô cùng Cách mạng
    Điều khiển được Tín hiệu Di truyền trong từng Di thể mang
    Tự sinh tự cung tự dưỡng kháng thể tự nhiên đứng lên Chống giặc
    Kẻ thù truyền kiếp Siêu vi Virus thiên tạo lẫn nhân tạo gây tóc tang

    Hàn sĩ giã từ Nước Pháp chỉ tấm bằng Kỹ sư trong túi
    Chẳng màng gì đến Thung lũng Hoa Vàng
    Lại đến Thủ đô Văn hóa Khoa học Kỹ thuật Mỹ
    Phố Hồng Boston nhuộm thắm Thu Thiên đàng
    Lập công ty Công nghệ Hóa sinh học
    Khai sinh đặt tên hãng bằng Tiếng Mẹ Quê Nàng
    ModeRna hai chữ Tiếng Pháp ghép lại
    Hóa thành Công ty đi đầu cứu Thế gian
    Cùng Nước Mỹ chìm ngập trong Đại Trân Châu Cảng
    Trung C..uốc Xã thâm độc gởi khủng bố sang

    Hàn sĩ giã từ Nước Pháp chỉ tấm bằng Kỹ sư trong túi
    Lưu dân Phố Hồng Boston nhuộm thắm Thu Thiên đàng
    Vận dụng Công nghệ Mỹ cùng nhân tài về đây thế giới
    Trung tá Stéphane BANCEL điều động chưa tới Tiểu đoàn
    700 lính Tinh hoa tinh nhuệ trên Chiến lũy chống Đại dịch
    Bên kia hàng tỉ tỷ tỉ Siêu vi Vũ Hán từ Trung C..uốc Xã gởi sang
    Hàng triệu triệu Biển người Đại Hán vô hình siêu độc hại

    Thế là Tổng thống Trump mời Trung tá Mỹ gốc Pháp luận bàn
    Tiếng Mỹ giọng Pháp mùi tanh súp cháo cá Phố Cảng
    Trong Phòng Bầu Dục cánh Đông Tòa Bạch Ốc nói ầm vang

    Quyết thề với Nhà Trắng vài tháng sau tìm ra Thần dược
    Thuốc chủng cứu vớt hàng trăm triệu sinh mệnh Trần gian
    Bằng Phương pháp thực nghiệm Sinh hóa vô cùng Cách mạng
    Điều khiển được Tín hiệu Di truyền trong từng Di thể mang
    Tự sinh tự cung tự dưỡng kháng thể tự nhiên đứng lên Chống giặc
    Kẻ thù truyền kiếp Siêu vi Virus thiên tạo lẫn nhân tạo gây tóc tang

    Bác sĩ Pháp French Doctors “Bác sĩ Không Biên giới” vang danh Thế giới
    Giải thưởng Nobel Hòa Bình quả xứng Tài đức trong cơn điên loạn Trần gian
    Bác sĩ YERSIN Bác sĩ SCHWEITZER cố Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội Bác sĩ BERES
    Người qua Xứ Việt – Người vào rừng thẳm Phi châu chữa bệnh nhân
    Mắc ma phong ác tính như Thi sĩ Hàn Mặc Tử tài hoa bạc mệnh
    Người về lại Cố Hương Xứ Việt bỏ mình lại nơi Cố Quốc hồn lẫn thân
    Người đi thắp Trái Đất-Mẹ cứu vớt hàng vạn nạn nhân chinh chiến
    Người lập Công ty Y dược ModeRna cứu thế Thời Đại dịch Siêu vi phá toang
    Đế quốc Pháp phai tàn nhưng mãi mãi hiện hữu Đế chế Văn minh Pháp
    Ánh sáng Nhân bản Tự do Dân chủ Nhân quyền Bác ái Bình đẳng còn Khai quang ….

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    cảm tác nhân Ngày công bố Thuốc chủng của Hãng Mỹ ModeRna có hiệu lực hiệu ứng 95% chống siêu vi Vũ Hán ….

    **** Ce vaxin s’appuie sur une technologie récente qui n’avait encore jamais fait ses preuves : l’ARN messager. Des instructions génétiques pénètrent directement les cellules humaines, qu’elles reprogramment pour qu’elles fabriquent elles-mêmes un antigène du coronavirus afin de déclencher une réponse du système immunitaire. Stéphane Bancel et son groupe travaillent à la création d’une dizaine d’autres produits via ce procédé et le succès d’un vaccin contre le coronavirus leur assurerait une renommée non-négligeable.

    (1)

    ĐỌC THÊM CHI TIẾT TẠI các liên kết SAU :

    https://baotiengdan.com/2020/10/12/ti-nan-giao-duc/?unapproved=116125&moderation-hash=8dceabbc1f66011a3cf416becb426c83#comment-116125

    https://baotiengdan.com/2020/09/12/thu-cua-ong-chu-dinh-xuong-goi-bch-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam/?unapproved=114697&moderation-hash=2cec69093aae4c6b3fdaa08bb686a1ce#comment-114697

    https://baotiengdan.com/2020/10/09/nhin-lai-gia-tri-nhan-ban-dan-toc-khai-phong/?unapproved=116028&moderation-hash=578fd193c2ce9dd5e5601ebac6f36ef9#comment-116028

    https://baotiengdan.com/2020/10/03/chiec-bap-benh-cua-lich-su/?unapproved=115607&moderation-hash=9989e4bb9845fb28fa1bdb405fa9f455#comment-115607

    Lương Y Việt Kiều
    *********************

    http://www.hanoiparis.com/img_actu/287.jpg

    * Để tưởng nhớ Cố Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (1)Paris .. ..

    Thầy thuốc gốc Việt về cội nguồn

    Chiến luỹ (2) chống dịch khi nguy khốn
    Pasteur Yersin, Anh bước theo
    Nha Trang (3) Tình Nhân Loại gởi hồn
    Y khoa chẳng còn biên giới nữa
    Lương y Anh giữ tình cố thôn
    Bác sĩ Pháp (4): Ngọn cờ Nhân đạo
    Chống SARS bỏ mình ghi nhớ ơn

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=23&idactu=287

    1. Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội là bác sĩ gây mê hồi sức người Pháp gốc Việt làm việc ở Bệnh viện Việt — Pháp, đã qua đời vì bệnh SARS hồi 15 giờ ngày 12.04.2003. Ông Nguyễn Hữu Bội đến Việt Nam hôm 26–2 và tử vong sau hơn nửa tháng phải thở máy và liên tục trong tình trạng bệnh rất nặng.

    2. Bệnh viện Việt — Pháp: Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 29.5.2003, Chủ tịch Thượng viện Pháp ông Chiristian Poncelet — trao tặng Huy chương Vàng vì lòng dũng cảm và sự tận tuỵ của nước Cộng hoà Pháp cho tập thể nhân viên y tế Bệnh viện Việt — Pháp

    3. Alexandre Yersin — nhà bác học người Pháp, sinh năm 1863, Thụy Sĩ. Làm việc ở Việt Nam nhiều năm, mất ở Nha Trang năm 1943. Yersin không màng đến danh vọng và cuộc sống phù hoa, ông là một nhà thám hiểm vĩ đại và một nhà khoa học thực thụ, luôn tìm kiếm cái mới. Nǎm 1988, sau khi tốt nghiệp trường y Paris, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu của bác sĩ Louis Pasteur. Alexandre Yersin còn là một bác sĩ chuyên về vi trùng học, được đào tạo theo truyền thống của Pasteur — người thầy của ông. Sau đó, bác sĩ Yersin trở nên nổi tiếng qua nhiều công trình tiên phong do nhóm nghiên cứu của Pasteur tiến hành. Niềm say mê du lịch đã đưa ông tới Việt Nam.

    Tháng 7.1891, khi tới thám hiểm những cao nguyên ở Việt Nam, ông đã phát hiện ra Đà Lạt. Mặc dù Yersin yêu Đà Lạt, ngôi nhà của ông lại nằm ở Nha Trang. Tại Nha Trang, Yersin đã xây dựng nên Viện Pasteur, mang tên người thầy của ông. Alexandre Yersin cũng là người gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt nam, từ đây người ta sản xuất ra quinin.

    Năm 26 tuổi, Alexandre Yersin viết cho mẹ: «Con rất vui thú khi tiếp chuyện nhũng người đến hỏi ý kiến nhưng con không muốn hành nghề bác sĩ, nghĩa là con không bao giờ có thể đòi hỏi bệnh nhân trả công khi săn sóc cho họ. Con xem ngành y như là một thiên chức, tương tự vai trò của mục sư. Đòi tiền công săn sóc bệnh nhân, như có phần nào nói với người ấy: tiền hay cuộc sống! Con biết không phải tất cả các đồng nghiệp của con đều chia sẻ những ý nghĩ này, song đấy vẫn là những điều con nghĩ và sẽ khó lòng mà từ bỏ chúng».

    Khoảng 10 năm cuối đời, Yersin ít đi xa. Phần lớn thời giờ ông ở Viện Pasteur Nha Trang, ở xóm Cồn, ở Suối Dầu, ông có dịp gần gũi hơn với người dân. Cộng đồng ngư dân xung quanh xem ông Năm là ân nhân, là vị thần hộ mạng cho họ qua các công việc của ông như: bác sĩ chẩn trị, dược sĩ ban thuốc, nhà từ thiện, nhà giáo dục, người chở che.. .. Dân địa phương thân mật gọi ngôi nhà của ông là Lầu Ông Nam hay Tháp Ngà. Yersin mất ngày 1–3–1943, thọ 80 tuổi. Ngôi mộ cách thành phố Nha Trang khoảng 20km.

    4. French Doctors rất nổi tiếng trong hoạt động nhân đạo trên toàn thế giớị Médecins Sans Frontière (Doctors Without Borders — Y Sĩ Không Biên Giới) được Giải Nobel Hòa Bình 1999. Ngoài ra còn có Médecins du Monde (World’s Doctors — Y Sĩ Thế Giới)

    BẤM VÀO ĐÂY
    https://vimeo.com/149555947

    xem phóng sự về CUỘC ĐỜI NGOẠI HẠNG của
    VỊ BÁC SĨ NGƯỜI PHÁP CUỐI CÙNG Jacques Berès – Le dernier French Doctor


    Frère Jacques : Người Anh cả khả kính của Nhân loại
    ******************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=zFMhleUDFk4
    4th Geneva Summit: Dr. Jacques Beres, war surgeon

    Nửa Thế kỷ Nhà giải phẫu Chiến tranh
    Đi qua bao vùng Trái Đất Mẹ tan tành !
    Người Anh Cả khả kính của Nhân loại
    Frère Jacques vì Tình thương trong sáng tinh anh
    Dáng Anh đứng xuyên Thế kỷ 20 cùng 21
    Một Tâm hồn Cao thượng Cao đẹp thiên thanh
    Từ giã Đại gia đình cùng nghề hái ra bạc
    Đồng sáng lập ”Bác sĩ không Biên giới” (1) – Anh,
    Ngoài vòng Danh vọng tính toán chính trị
    Bước vào NGÀN chiến trường khói lửa máu tanh
    Về Paris quyên tiền bằng hữu mua thuốc

    https://www.youtube.com/watch?v=F5AFv5M14Eo

    Jacques Bérès participe à la manifestation de solidarité
    avec la Révolution syrienne à Paris

    Lại hành trang trở lại nạn nhân chờ Anh
    Đi vào chiến trận bom đạn thấy phải tránh
    Thần Chết cũng sợ nể Tấm lòng chân thành
    Nửa Thế kỷ Nhà giải phẫu băng Trái đất Mẹ
    Cứu hàng vạn sinh mệnh vô tội Bậc Tinh anh
    Từ Chiến tranh Việt Nam đến Syria đang nóng
    Vì một Tình yêu Nhân loại trung thành
    Frère Jacques từ Thời Chiến tranh Lạnh
    Đến Thời Toàn cầu hóa thật mong manh
    Nhưng Anh biểu tượng Bất tử trong sáng
    Chứng minh Tình Người bất diệt Sử Xanh

    TỶ LƯƠNG DÂN

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=80&idpoeme=11238

    (1) ”Médecins sans Frontières”

    https://www.youtube.com/watch?v=KF3RqQjPQmA

    Syrie: le médecin et humanitaire Jacques Bérès de retour de Homs

    Sinh năm 1941, Jacques Bérès đã khám phá ngành Giải phẫu
    Chiến tranh tại Việt Nam năm 1967 và bị Vịt cộng bắn bể bụng
    suýt chết tại Sài Gòn trong cuộc Tổng công kích Mậu Thân

    Với túi xách tay dụng cụ y học trên vai, vị Bác sĩ Pháp khả kính
    này đi khắp Trái đất nơi nào có Chiến tranh đau khổ hay thiên
    tai để cứu mạng bao nạn nhân vô tội đa phần trẻ em cụ già

    Vị Bác sĩ Pháp nhân đạo tình nguyện tự nguyện đi khắp Hành
    tinh từ Việt Nam qua Liberia, Bangladesh, Tchad, Congo,
    Tchétchénie, Rwanda, Irak, Sierra Leone, Liban, Palestine…

    Chẳng màng nghĩ đến quê nhà Paris quên cả các bệnh nhân
    Pháp ngay cả bị thương trúng đạn tại Việt Nam đến gần suýt
    chết

    « Face au danger, il est d’un grand calme, presque détaché
    Đối diện với hiểm nguy, anh ta hoàn toàn trầm tĩnh gần như
    chẳng để ý đến », như Bác sĩ Bernard Guillon làm việc thiện
    nguyện bên cạnh ông tại Dải Gaza nơi Trung Đông

    Cũng nên nhớ Nhà Hoạt động Nhân đạo Jacques Bérès đồng
    sáng lập Cơ quan Thiện nguyện Médecins du Monde – Bác sĩ
    Thế giới và Médecins sans Frontières – Bác sĩ không Biên giới
    từng nhận Giải Nobel Hòa Bình cao quý cả Thế giới biết đến
    qua tên gọi thân thương ‘French Doctors’

    BẤM VÀO ĐÂY
    https://vimeo.com/149555947

    xem phóng sự về CUỘC ĐỜI NGOẠI HẠNG của
    VỊ BÁC SĨ NGƯỜI PHÁP CUỐI CÙNG Jacques Berès – Le dernier French Doctor

    Jacques Berès, chirurgien de guerre, co-fondateur et
    ancien président de MSF et de Médecins du Monde, se
    confie dans un portrait réalisé à l’occasion de ses derniers
    voyages en Syrie.

    Production CAPA pour Envoyé Spécial / France 2

Comments are closed.