Tác giả: Helmut P. Müller
Dịch giả: Phan Ba
17-12-2020
Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 và Phần 4
Thật ra thì họ đang trên đường đi tìm gạo. Thay vì vậy, họ tìm thấy những người lính. “Này, Sam – tôi có cảm giác trong rừng không ổn. Thế nào rồi?” Thượng sĩ O’Neil của Trung đoàn 7 TQLC báo cáo qua máy liên lạc vô tuyến đa kênh của anh ấy. Vài giây sau đó, một tiếng rè rè phát ra từ cái hộp nhỏ “Okay, hiểu rồi. Các anh đang ở đâu?” O’Neil cầm lấy tấm bản đồ. “Chúng tôi hiện đang ở khu BT 1129, nhắc lại: BT 1129.”
Vài phút sau đó, nhóm người lính nghe được tiếng động ù ù trên đầu họ. “Này Sam – anh đang ở ngay trên đầu chúng tôi đấy”, O’Neil thì thầm vào mi-crô. “Có nhìn thấy gì không?” Chiếc máy bay nhỏ chậm chạp lượn vòng. “Dường như có nhiều người đang đi lại ở dưới đó”, viên phi công cho hay. “Tôi phải bay đi đây, nếu không thì chúng sẽ bắt đầu lo ngại đấy. Còn các anh thì tốt hơn cũng nên gài số lui đi.”
Thượng sĩ O’Neil tập hợp hai trung đội của anh lại. “Nghe này, cẩn thận lùi về phía sau. Ở trước đang có nhiều người đi lại. Ngưng cuộc đi tuần.” Trước khi những người lính cổ da rút lui, O’Neil còn cầm lấy chiếc máy liên lạc vô tuyến thêm một lần nữa. “Nghe đây, knocker – Đội đi tuần chạm địch. Forward air controler báo có nhiều quân địch. Chúng tôi rút lui.” Báo động được đưa ra tại bộ chỉ huy trung đoàn – lan qua bên không quân, pháo binh quân đoàn và máy bay trực thăng.
Bắt đầu từ giờ phút đó, họ không còn có cơ hội nào nữa – hai trung đoàn Bắc Việt mà đang hành quân cẩn thận và hầu như không gây ra tiếng động nào qua thung lũng Tieu Duc cách Đà Nẵng 60 ki-lô-mét về phía tây nam.
“Chiến dịch “Union II” bắt đầu…
“Trước đây hai năm thì khác”, Đại úy Jim Graham nói, người mà vào ngày hôm qua đã tìm thấy các xác chết của Việt Cộng cách đây tới 25 ki-lô-mét và bây giờ thì đang dẫn đội tiền quân. “Lúc đó, chúng tôi còn cần tới nhiều ngày để dẫn đủ quân đến. Có đúng không?”
Tôi không có thời gian để đưa ra những lời nói dông dài. Cái áo giáp đáng ghét này, bị làm nặng thêm bởi những bình nước của cái “cantine-belt – tôi mừng là nói chung tôi vẫn còn thở được. “Đúng rồi”, tôi trả lời, “lúc đó hoàn toàn khác.” Và tôi thầm nhớ lại: Lúc đấy, cho tới khi họ báo động các trung đoàn, cho tới khi họ chuẩn bị xong xuôi – những việc ấy kéo dài tưởng chừng như vô tận. Rồi họ đè bẹp khu rừng với cỗ máy chiến tranh của họ – và hầu như lúc nào cũng tiến quân vào chỗ không người. Quân địch đã biến mất…
“Với chiến thuật mới thì Việt Cộng và người Bắc Việt không có cơ hội”, Graham nói. “Chúng tôi đã trả giá nhưng chúng tôi cũng rút ra được những bài học cho chúng tôi.”
Người Mỹ đúng là đã rút ra được nhiều bài học. Phương thức rất đơn giản: chiến thuật và kỹ thuật. Nhờ vào máy liên lạc vô tuyến đa kênh mà hàng trăm tiền đồn và đội thám thính bất cứ lúc nào cũng có thể liên lạc được với máy bay thám thính, trực thăng, máy bay ném bom và trọng pháo. 1800 chiếc máy bay trực thăng ở Việt Nam – nhiều hơn số trực thăng toàn bộ khối Đông Âu có – có thể ném toàn bộ nhiều trung đoàn vào những điểm nóng trong vòng vài giờ. Ngay cả súng cối, xe tăng, pháo và hàng tiếp liệu nặng nhất vẫn được máy bay chở vào trận đánh trong thời gian ngắn nhất. Đồng minh mạnh nhất và quan trọng nhất của du kích qua đó đã bị vượt qua – không còn có rừng rậm là rào cản nữa.
Điều đó cũng có thể thấy được ở chiến dịch Union II: chỉ cần vài giờ – thế rồi nhiều trung đoàn của Quân đội Nhân dân Bắc Việt đã bị bao vây. Tính cơ động bằng máy bay đã chiến thắng họ, trước khi họ có thể bắn một phát súng…
Đại úy Graham đã ở Việt Nam từ chín tháng nay. Anh đã dự nhiều trận đánh, được xem là “lính cũ”. Anh ta quá quen những chiếc bẫy mìn và biết rằng trái dừa có thể nổ tung và mỗi một lon đồ hộp bị vứt đi chắc chắn sẽ được cải biến thành một quả bom. Ai muốn chỉ huy một đại đội cổ da ở Việt Nam thì phải là một anh chàng cứng rắn và từng trải. Và Grahan, 32 tuổi, là một người như vậy.
“Bây giờ thì anh lui xuống sau một chút”, anh ta nói. “Chúng ta đang hành quân dần vào ngay giữa quân địch. Trông giống như muốn tự sát – nhưng chỉ là trông giống như thế thôi. Khi họ cắn câu và tấn công chúng tôi thì coi như đã thua rồi. Vì họ không biết rằng chúng tôi đang đi dưới một vòm hỏa lực. Chúng tôi luôn có liên lạc vô tuyến. Phát súng đầu tiên – rồi thì quanh đây là địa ngục.”
Vì rình rập ở phía sau “con chim mồi” này là cả một giàn hỏa lực đang xác định vị trí nhóm tiền quân nhỏ bé đó từng phút một: súng cối, súng pháo, pháo dã chiến, trực thăng chiến đấu, máy bay cường kích, máy bay phản lực.
Đó là một cuộc tấn công ma quái – tiến sâu về phía trước một cách dường như là bất cẩn. Đó là sự chờ đợi phát súng đầu tiên…
Có ba người đi đầu tiên hết thảy: một người Việt, hai lính Cổ da. Họ phải thu hút hỏa lực về phía mình. “Truong” – đó là tên của con người Việt Nam nhỏ bé đó, mảnh khảnh, trông giống như một cậu thiếu niên nhưng đã 32 tuổi. “Truong có mũi như một cái máy dò”, một lính Mỹ thì thào nói, “hắn ngửi được địch trước khi có ai đó nhận ra được hắn.”
Anh Truong này, mà bây giờ mọi hy vọng đều dựa lên người anh ta, chợt đứng lại. Những cây đước ở phía trước che chắn cho anh ta. Nhóm của Graham – 40 mét ở sau ba con chim mồi – đã tìm chỗ để chiến đấu. Các khẩu tiểu liên M-16 tạo thành một vòng tròn 360 độ – người ta không biết kẻ địch ẩn nấp ở đâu. Trong khoảnh khắc này, anh chàng Truong nhỏ bé xuất hiện. “Bị bao vây rồi”, anh ta thì thào nói, “chúng mình đang ở giữa người Bắc Việt. Phát báo động đi.”
“Chạm địch ở ba mặt”, đại úy Grahman báo nhỏ vào máy vô tuyến. Nhiều giây trôi qua. Grahma đã ấn một cái khăn tay lên máy vô tuyến để làm giảm âm thanh. Rồi câu trả lời đến từ phía sau. “Nằm yên. Trực thăng đang khởi hành. Mười hai phút nữa tiền quân trung đoàn sẽ liên lạc với anh. Rồi bắn pháo sáng màu xanh để báo hiệu khai hỏa, hỏa lực sẽ ở bắn ở hướng chín giờ và ba giờ. Khoảng cách an toàn là 500 mét.”
“Rõ”, Graham nói. Nhóm lính chung quanh nằm bất động trong những bụi cây rừng. Bây giờ là thời điểm quyết định xem phỏng đoán ấy có đúng không. “Hàng trăm người là ít nhất”, Truong nói. “Còn có tất cả là bao nhiêu người đang nằm chờ phục kích thì không ai biết được…”
Họ đã chờ lệnh báo động này từ nhiều giờ qua. Người này thì chơi bài, người kia ngồi trong những chiếc ghế bành của phòng trực. Hầu như không ai nói gì. Chỉ có một lần, một phi công nói: “Đám Thủy Quân Lục Chiến lên tiếng được rồi đấy, trước khi súng ống rỉ sét mất.” Nhưng không có ai cười, vì tất cả họ đều biết rằng lực lượng Thủy Quân Lục Chiến cách đó 60 ki-lô-mét đang đối đầu với nhiều khó khăn…
“Có ai biết lực lượng Bắc Việt gồm bao nhiêu người không?” ai đó muốn biết và nhìn quanh. “Trinh sát báo cáo có hai trung đoàn”, một Chief Master Sergeant [trung sĩ trưởng] nói, người chịu trách nhiệm bảo trì những chiếc Skyraider. “Nhưng điều không tiền phương [Forward Air Controller – FAC] tin rằng còn có thêm một trung đoàn nằm ở một căn cứ phía sau nữa. Nếu nắm được cả trung đoàn này thì tạm thời thung lũng Tieu Duc sẽ yên ổn.”
“Yên ổn với an toàn, chỉ toàn nói vớ vẩn”, một phi công làu bàu, “cho tới khi nào chúng ta không trụ lại trong những vùng này thì sẽ không có an toàn. Chiến thuật tạo áp lực tối đa trong thời gian tối đa lên quân địch là vô nghĩa. Tất cả phải có hệ thống nhiều hơn nữa: Đầu tiên là phải tìm cho ra 90 căn cứ chính ấy mà hàng chục ngàn người chúng nó đang ở đó. Đồng thời thì ở khắp nơi trên nước phải bắt đầu tấn công vào các lực lượng chính của Việt Cộng và Bắc Việt – và khi hạ tầng cơ sở cũng còn bị phá hủy nữa thì tôi thật muốn biết chúng nó sẽ định làm gì nữa? Nhưng cứ như thế này thì chúng ta phân tán lực lượng ra cho vào chiến dịch và hàng ngàn cuộc tuần tra. Nếu gặp may thì diệt được một trung đoàn và rồi lại trở về. Rồi xảy ra điều gì? Sau hai tháng chúng lại lần mò qua vùng đấy và mọi việc sẽ lại như cũ…”
Không có ai phản đối. Họ đã ở trong đất nước này quá lâu để mà không tự biết rằng cuộc chiến này phức tạp hơn tất cả những cuộc chiến trước đó. Chiến thuật “Tìm và Diệt” tuy đã lấy đi sinh mạng của trên hai trăm ngàn du kích quân – nhưng không vì vậy mà họ ít đi hơn trước. Trong “Trung tâm Đỏ” ở Do Xa – cách Sài Gòn 500 ki-lô-mét về phía Bắc – tổng hành dinh đỏ trước sau vẫn hoạt động mà không hề bị quấy nhiễu. Và ở đồng bằng sông Cửu Long – nơi một phần ba người dân Nam Việt Nam sinh sống – có ba sư đoàn Nam Việt Nam, Sư đoàn 7, 9 và 21, đóng quân và vật lộn với Việt Cộng vẫn còn chiếm giữ nhiều vùng rộng lớn của đồng bằng này.
Nhưng vấn đề là ở đây: Vùng đồng bằng sình lầy, bị hàng ngàn sông rạch chia cắt, giống như một miến bọt biển khổng lồ – nó có thể hấp thu vào nhiều quân lính hơn là người Mỹ, kể cả người Nam Việt Nam, có thể đưa ra.
“Phải thay đổi chiến lược”, một đại úy nói. “Việc tồn tại song song giữa ARVINS (quân đội Nam Việt Nam) và chúng tôi phải chấm dứt. Cần phải có một bộ tổng chỉ huy chung. Chúng tôi phải tấn công – ARVINS phải “quét và giữ”. Chỉ như thế thì chúng ta mới có một cơ hội thật sự. Rồi như thế thì dưới tấm khiên che chắn của quân đội, người ta mới có thể phát triển những chương trình hòa bình mà cho tới nay đã thất bại vì thiếu an ninh…”
Trong khi các phi công trong phòng trực còn đang thảo luận, tiền quân của Trung đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến đã bắt liên lạc được với toán quân đi đầu. “Đã nối được liên lạc”, câu nói vọng ra một cách khô khan từ cái loa trong bộ chỉ huy sư đoàn. “Pháo sáng xanh thì thế nào?” viên tướng muốn biết, nhưng không nhận được câu trả lời – tín hiệu của đại úy Graham vẫn vắng bóng cho tới lúc đó. “Thế thì tấn công!” viên tướng quyết định sau khi suy nghĩ trong vài khoảnh khắc. “Chú ý – Chiến dịch Union”, viên sĩ quan ở cạnh máy vô tuyến sư đoàn nhắc lại nhiều lần, “Chiến dịch Union – time zero, time zero!”
Trong cùng giây đồng hồ đó, cú đấm hỏa lực đã được chuẩn bị trước nhiều giờ qua cuối cùng cũng dập xuống: Pháo binh của quân đoàn, súng cối, pháo dã chiến – họ bắn từ tất cả những gì họ có. Từ sân bay ở Đà Nẵng, các phi công lao lên buồng lái những chiếc Skyraider gắn đầy bom của họ và cả một vài chiếc phản lực Intruder cũng lao đi trên đường băng bay vào chiến trận trên khu rừng rậm. Những chiếc trực thăng “gunships” – đã khởi hành trước đó 30 phút – cẩn thận tiếp cận thung lũng Tieu Duc từ hai phía, để sau khi pháo binh bắn xong thì sẽ tham gia vào cuộc chiến trên mặt đất với vũ khí được trang bị, 24 rốc-két ở cả hai bên và mỗi bên một khẩu 4mm.
Nhưng họ không thể ngăn chận được tấn thảm kịch trong thung lũng Tieu Duc…
“Chúng đang siết dần chúng ta lại, thưa đại úy”, Truong thì thào nói với Graham nằm cạnh anh, “nếu trung đoàn không xuất hiện ngay thì chính chúng ta phải tấn công.” Graham không ngần ngừ giây phút nào: “Tỏa ra!” anh ra lệnh cho người của anh. “Chúng ta tạo một vòng tròn phòng thủ. Bắn khi nhìn thấy địch quân đầu tiên.”
Truong là người bắn phát súng đó. “Tôi nhìn thấy một cái nón ở bên phải tôi, cách khoảng 20 mét”, anh tường thuật lại sau này. “Tôi nhắm thấp hơn một chút rồi bóp cò.” Sau đó, một cơn mưa đạn từ hơn một trăm khẩu súng của người Bắc Việt ập lên nhóm lính nhỏ này – đúng khoảnh khắc khi tiền quân của Trung đoàn tiến đến.
Những người lính Cổ da không còn có thời gian để tỏa ra – hỏa lực phục kích buộc họ phải tìm chỗ nấp.
Trong giây phút ấy, viên đạn trúng vào đại úy Graham. Điều đó xảy ra như thế nào, sau này không ai có thể nói được. “Tôi chỉ nhìn thấy đại úy bất thình lình ngã xuống đằng trước”, một hạ sĩ quan nhớ lại. “Rõ ràng là đại úy muốn tìm chỗ nấp an toàn hơn trong một cái hào nhỏ. Viên đạn hẳn phải trúng vào người đại úy trong lúc đó. Đại úy lảo đảo, nhưng còn chạy được khoảng chừng mười mét trước khi ngã xuống. Thật đáng sợ.”
Mãi sáu giờ đồng hồ sau đó họ mới lấy được xác của viên đại úy – cuộc tập kích của người Bắc Việt, khôn khéo nằm giữa làn hỏa lực và những người lính Thủy Quân Lục Chiến xung phong lên, dữ dội tới mức đó. Tổn thất cao: vào ban đêm của ngày chiến đấu đầu tiên có 55 lính Cổ da hy sinh, 164 người bị thương. Tổn thất của địch quân không biết được cho tới khi họ ngưng chiến đấu. Đó là ba ngày sau cuộc tập kích. Mãi tới lúc đó, người ta mới biết được toàn bộ quy mô của trận đánh: 694 người Bắc Việt đã nằm lại trong thung lũng Tieu Duc…
“Tổn thất của chúng tôi – vào cuối Chiến dịch Union là 99 người hy sinh và 222 bị thương – đáng lẽ ra đã cao hơn nhiều”, một trung tá của Thủy Quân Lục Chiến giải thích, “nếu như không phát huy được Chương trình Kit Carson mới của chúng tôi. Các Kit Carsons đó đã làm được những việc thật đáng khâm phục…”
Tiếc rằng loạt truyện còn đề cập thiếu quá nhiều về không gian, thời gian khiến cho người trong cuộc khó xác định các tình tiết.
Kẻ gây chiến bằng mọi cách để chiến thắng nhưng không có chính nghĩa, sự đối xử với người lính VNCH sau 1975 là vết nhơ nhuốc nhất lịch sử chiến tranh do cọng sản việt nam để lại, thực sự dưới cách hành xử của cọng sản, lính VNCH đã không còn là một con người, sống cũng không được mà chết cũng không xong.
Cọng sản, kẻ rao giảng đạo đức không những đã đối xử vô nhân đạo với tù binh, còn ngược đãi, bịp bợm với chính cả đồng bào của mình.
Còn quá nhiều kẻ ngẩng mặt hãnh diện vì danh hiệu cựu chiến binh bộ đội cu Hồ, chắc chi ai chính nghĩa hơn ai.
Tôi đã đọc và có lẽ: Không phải là Tieu Duc, mà là Thượng Đức.
Năm 1983, như là người dân đi làm việc kỹ thuật, tôi có đến gần Thượng Đức. Anh em ở đó, không cho đi tiếp, vì còn nhiều mìn.