5-12-2020
Hôm qua, trong bài viết Cuộc đầu độc trên diện rộng, đã xuất hiện một số ý kiến phản bác vì sao chỉ số đo không khí ở Hà Nội vẫn tốt (ảnh 3) trong khi không khí toàn miền Bắc đỏ rực (ảnh 2).
Lập luận này càng chứng minh việc lý giải ô nhiễm không khí do nghịch nhiệt (hãy search, rất dễ thấy) của những nhà khoa học quốc doanh, quan chức mà tôi đưa ra trong bài viết CUỘC ĐẦU ĐỘC TẬP THỂ là lập luận không chắc chắn. Thật phi lý khi mật độ giao thông, xây dựng của thủ đô cao nhất nước và Hà Nội không thể không ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc.
Xin trích một phần bài viết cũ TỰ CHỌC MÙ MẮT về việc khống chế chỉ số đo không khí để bạn đọc tường minh;
“Tôi sẽ kể vài cách để thao túng số liệu để đánh lừa nhân dân những dạng về cảnh báo ô nhiễm. Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về những hình thái phá hoại kiểu này.
Một máy đo không khí cần được đặt nơi khô ráo, chí ít là không có nước mưa vì rất dễ hỏng cảm biến đo bụi. Nhưng cái hộp (hay căn phòng) chứa nó phải có đối lưu không khí thì cảm biến mới biết mức độ bụi mịn trong không khí ra sao.
Chỉ cần đóng cái hộp khít hơn thì không khí đi qua khó hơn, cảm biến sẽ báo thấp hơn thực tế ngoài trời. Chiêu này rất dễ áp dụng nếu có một tổ chức sở hữu máy đo đủ lớn thì sẽ tương đối “pha loãng” mức cảnh báo ô nhiễm.
Lỡ thô bỉ hơn thì ngắt điện các điểm đo “không ngoan”. Tuy nhiên, chỉ cần cách thứ nhất được áp dụng tại nơi mua máy bằng thuế dân đã đủ khốn khổ nhân dân lắm rồi.
Cao cấp hơn, sẽ đầu tư một hệ thống mang tính tư nhân hay nhà nước. Máy của người ta, hệ thống phần mềm không phải của mình. Người ta muốn số nào thì “xào” số ấy thôi. Hình thái tốt nhất là tư nhân bắt tay Nhà nước qua một hình thái hợp tác mang tên “ngoan thì gì cũng có”. Ngân sách cứ rót đều hoặc các công ty nguồn thải ô nhiễm tài trợ. Thật nhất cử kinh doanh và lưỡng tiện lừa dân lẫn lãnh đạo.
Từ “tiện” tôi dùng ở đây nên hiểu là hạ tiện mới chính xác!
Cái khác biệt của các hệ thống (không chỉ đo không khí) cơ bản nằm ở 2 câu hỏi:
1- Nó thuộc chuẩn nào? Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc thì OK. Còn lại thì xem xét.
2-Nó có bị thao túng không? Như đã nói ở trên, hễ bị thao túng, thì tốt nhất là tháo tung.
Nhưng tôi cũng đoan chắc nhân dân sẽ không khờ khạo mãi để bị lừa mãi. Khi niềm tin về ô nhiễm đã ở bờ vực phá sản thì người thông minh sẽ đi tìm giải pháp còn kẻ ác sẽ che giấu thông tin hay trở thành công cụ cho kẻ ác hơn. Còn lũ ngu xuẩn sẽ tin lời những kẻ ác để chọc thủng mắt mình, giữ niềm tin sắt son không có ánh mặt trời.”
Những luận điểm mang tính “đã có Đảng và Nhà nước lo” hoàn toàn sai về mặt tiếp cận khoa học xã hội. Không có đảng nào, nhà nước nào có thể bao quát toàn bộ vấn đề xủa xã hội mà nó cai trị/quản lý. Ở mặt ngược lại, rất nhiều khái quát mang tính triết học hay danh ngôn đã khẳng định việc phê bình/phê phán chính phủ (và đảng cầm quyền) là cần thiết cho tiến bộ xã hội.
Ông Hồ cũng từng nói “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa.”
Thì câu chuyện Hà Nội xanh giữa muôn trùng đỏ của miền Bắc Việt Nam qua chỉ số máy đo không khí là điều cần xem lại một cách nghiêm túc và khoa học.
Có hay không khả năng thao túng số liệu đo chỉ số ô nhiễm không khí? Câu hỏi này cần được môt xẻ nghiêm túc, chứ không phải nhìn một vài điểm xanh giữa muôn trùng điểm đỏ, để phủ nhận về khả năng ô nhiễm.
Sự tiến hoá ngược thông thường nằm ở sự tha hoá về mặt luân lý – thứ “luân lý” do kẻ cai trị áp đặt. Và đáng buồn thay cho quốc gia nào có đông đảo các cá nhân tiến hoá ngược – bảo vệ các giá trị sai khoa học – như một hành vi được tập luyện qua quá trình ngu dân.
Xin nhắc lại một câu viết cũ để kết lại bài biết này: “lũ ngu xuẩn sẽ tin lời những kẻ ác để chọc thủng mắt mình, giữ niềm tin sắt son không có ánh mặt trời.” Hủ nhận ô nhiễm tại Việt Nam cũng tương tự như vậy!