Nguyễn Đan Quế
24-11-2020
Nhóm các nước đã phát triển và đang phát triển G-20 gồm Liên minh châu Âu và 19 nước là Đức, Nhật, Trung, Mỹ, Nga, Pháp, Ý, Anh, Canada, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Nam Hàn, Ấn Độ, Nam Phi, Indonesia, Brazil, Argentina, Mexico. Đây là tập hợp do Âu châu chủ xướng với Đức đứng đầu.
Nhóm vừa họp trực tuyến hai ngày 21 và 22/11/2020 ở vùng Trung Đông, tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia (nước bị chỉ trích vi phạm nhân quyền), với chủ đề ‘Những cơ hội cho mọi người ở thế kỷ XXI’, thông qua:
– Tạo điều kiện cho mọi người sống, làm việc và phát triển.
– Chung tay bảo vệ trái đất.
– Cùng chia hưởng lợi ích đổi mới và tiến bộ kỹ thuật.
Từ Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi thế giới nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, trong đó có việc phân bổ vaccine phòng ngừa Covid-19.
Bà Merkel nhấn mạnh, thế giới có thể chế ngự được virus SARS-CoV-2 cũng như hậu quả của đại dịch Covid-19 nếu hợp tác cùng nhau. Theo bà, chỉ với nỗ lực toàn cầu, thế giới mới có thể vượt qua được những thách thức lớn như đại dịch Covid-19. Bà kêu gọi củng cố Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và hỗ trợ thêm cho sáng kiến tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX) của Liên Hiệp quốc.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G20 cũng cảnh báo tình trạng phục hồi kinh tế toàn cầu không cân bằng, không chắc chắn, đi kèm với các nguy cơ gia tăng đối với triển vọng kinh tế thế giới.
Mexico lên tiếng yêu cầu xóa nợ cho các nước nghèo vì thiệt hại do đại dịch Covid-19, nhưng chỉ được chấp nhận hoãn nợ.
Ngày 23-11-2020, G20 ra tuyên bố chung, cam kết “dốc mọi tâm sức” để bảo đảm quá trình phân phối công bằng các loại vaccine ngừa Covid-19 trên toàn thế giới. Cũng như hỗ trợ nền kinh tế của các nước nghèo bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch toàn cầu này.
Cũng trong tuyên bố chung, G20 tuyên bố ủng hộ cơ chế hợp tác đa phương, coi đây là “phương thức hợp tác quan trọng nhất vào thời điểm hiện nay”.
Hội nghị G-20 năm nay ít được chú ý vì bất hòa Mỹ – Âu. Cho người ta có cảm tưởng nhóm chưa có một hướng đi khả dĩ.
Người tham dự nổi bật là Donald Trump, luôn phản đối đa phương, chủ trương đi riêng từ đại dịch đến thay đổi khí hậu. Trump dùng chương trình ngày chót “Cứu hành tinh của chúng ta” chỉ trích thỏa thuận Paris về khí hậu là không cứu môi trường, chỉ nhằm giết hại nền kinh tế Mỹ, và khoe thành tích khí hậu của mình là ‘lịch sử’. Sau COP-21 Paris, Trump còn rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WTO). Trump không hứa hẹn gì về vaccine của Mỹ. Rồi đi đánh golf.
Còn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi một “cơ chế toàn cầu” sử dụng mã QR để mở cửa du lịch quốc tế. Ông nói: “Chúng ta cần dung hòa hơn nữa các chính sách và tiêu chuẩn, đồng thời thiết lập ‘các con đường nhanh’ để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể di chuyển trong trật tự”.
***
Đại dịch bệnh thì phải tìm cách ngừa lây lan, chữa trị, tiêm vaccine… Ả rập Xê út đã tổ chức hội nghị ngày 26-3-2020 nhằm tìm kiếm phương thức ứng phó. Ngoài các nhà lãnh đạo của Nhóm G20, Hội nghị trực tuyến gồm có sự tham gia của các đối tác như: Tây Ban Nha, Jordan, Singapore, Thụy Sĩ cùng các tổ chức quốc tế như: Liên Hiệp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc (FAO), Hội đồng Bình ổn Tài chính (FSB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Bên cạnh đó, một số nước giữ vị trí Chủ tịch luân phiên của các tổ chức khu vực như Việt Nam (Chủ tịch ASEAN), Nam Phi (Chủ tịch Liên minh châu Phi), Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất – UAE (Chủ tịch Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh) và Rwanda (Chủ tịch Chương trình Đối tác mới vì sự phát triển của châu Phi NEPAD) cũng được mời tham dự Hội nghị.
Lo về y tế đã đành, nhưng đặc biệt nhất là lo nơi Tác động lên xã hội loài người của Covid-19. Chính Covid-19 cùng bầu cử ở Mỹ trên nền tảng Cách mạng Số đang diễn ra như vũ bão trên thế giới khởi đi tâm thức mới: chủ nghĩa tư bản tập đoàn không được. Toàn thể Hạ tầng xã hội bất thần có bước ngoặt quan trọng, nhuốm tinh thần mới Nhân Bản Kỹ Trị. Bước ngoặt hạ tầng quyết định hình thành lên hàng loạt những chính quyền mới nơi thượng tầng.
Quan hệ quốc tế thay đổi. Khi phục hoạt lại, mọi sinh hoạt xã hội từ kinh tế, giáo dục, du lịch, thể thao đến chính giới, buôn bán, đầu tư, kỹ nghệ gia, đại gia Số … tất cả tự động CHỈNH HƯỚNG cho phù hợp. Dù những hình thức khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần, tất cả đều có cứu cánh nhằm góp phần lấp hố giàu – nghèo trên thế giới đã đến mức nổ tung, buộc mọi người, mọi chính quyền phải quan tâm giải quyết ngay. Không giải quyết không xong. Vì đây là mâu thuẫn chính.
Do kinh nghiệm đau thương kéo dài cả năm nay, chỉ mới sau vài thập niên hòa trộn 2 hệ thống Cộng sản – Tư bản: Toàn cầu hóa thương mại, du lịch dễ, internet xuyên biên giới, giao lưu văn hóa rộng khắp… thế giới nhanh chóng phụ thuộc lẫn nhau. Đúng lý phải mạnh hơn. Nhưng khi siêu vi SARS-CoV-2 xuất hiện gây đại dịch Covid-19, toàn cầu hóa lật cho mọi người thấy mặt trái khi trộn lẫn hai ý thức hệ đối kháng CS-TB (trộn cái nọ ‘đẻ’ ra cái kia) ngay đúng vào lúc Covid-19 cùng bầu cử Mỹ trên nền bão tố Cách mạng Số.
Ở đời chuyện gì cũng có 2 mặt. Cách ly bắt buộc, cách ly tại nhà, giãn cách xã hội, khiến hoạt động kinh tế – xã hội (vũ trụ năng, đi lại, trường lớp, họp hành, chùa chiền, nhà thờ, hành hương, du lịch, thể thao, giải trí, bắt tay, ôm hôn… dừng lại. Chính khi xã hội ngưng trệ tác động trên con người, mà từ trong sâu thẳm, SINH NĂNG như ‘tấm gương sáng’, không còn bị bụi trần che lấp, phản ảnh ĐÚNG sự thực của thực tại. Đây là nhận biết không bị điều kiện hóa (NĂNG THỨC). Sinh năng mới là bản chất thật của con người. Sinh năng là 1 phần của vũ trụ năng nên mới là phổ quát (universal).
Còn thứ tự do, tình yêu mà giới chính trị và tôn giáo rao giảng chỉ là giả, không nói là phổ quát được, chỉ làm con người u mê làm theo những điều họ muốn. Theo Einstein: “Tôn giáo của tương lai là tôn giáo của vũ trụ, vượt trên ý niệm Thượng đế có bản ngã và không có những giáo điều và thần học. Có khả năng bao trùm cả tự nhiên và tâm linh. Tôn giáo này sẽ phải dựa trên một ý thức tôn giáo nẩy sinh từ kinh nghiệm về vạn vật, kể cả tự nhiên lẫn tâm linh, được coi là một tổng thể có nghĩa”.
Dĩ nhiên là nhân loại còn phải cố gắng rất nhiều công của và thời gian để có cuộc sống cân bằng và hoà hợp giữa các quốc gia, giữa hàng vạn tôn giáo khác nhau, các sắc dân khác nhau cả ngàn.
Nền văn minh nhân loại đang chuyển mình đi theo một hướng khác, một chân trời mới rộng mở, vì có những hiểu biết khoa học rất mới mẻ về đại vũ trụ (thiên nhiên) và về tiểu vũ trụ (con người).
Nước nào bất kể giầu nghèo, lớn nhỏ, mạnh yếu, biết cách tiến hành hai cuộc cách mạng xã hội (cách mạng Số & cách mạng Nhân Bản Hoá Xã hội) của thời đại sẽ thành công trong việc mưu tìm hạnh phúc cho dân tộc mình. Nhân loại đang đi vào nền văn minh mới Nhân Bản mà văn minh Á-Âu / văn minh Đông phương – văn minh Tây phương là 2 mặt của nền văn mới này.
Hướng nhìn tương lai của G-20, cũng của APEC, cũng như FOIP… có lẽ là như vậy.
Nhật cùng Đức kỳ này trở thành 2 cực mới nổi lên trong thế Liên Hoàn: Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga, có vai trò chính trong việc điều hợp THẾ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU MỚI, HỢP TÁC BẮC – NAM.
Bs Nguyễn Đan Quế, Chủ tịch Cao Trào Nhân Bản
“Chính Covid-19 cùng bầu cử ở Mỹ trên nền tảng Cách mạng Số đang diễn ra như vũ bão trên thế giới khởi đi tâm thức mới: chủ nghĩa tư bản tập đoàn không được. Toàn thể Hạ tầng xã hội bất thần có bước ngoặt quan trọng, nhuốm tinh thần mới Nhân Bản Kỹ Trị.”
Covid 19 là một thãm hoạ chung cho nhân loại. Bầu cử Mỹ là quyết định chành trị của dân chúng Mỹ chọn vị tổng thống tương lai cho họ. Cách mạng số là một trào lưu canh tân kỷ thuật. Ba vấn đề khác nhau và hậu qủa khác nhau. Tại sao COVID 19 và bầu cử lại xãy trên nền tảng kỷ thuật số. Khởi đi từ tâm thức? Tâm thức của ai?, nhuốm tinh thần nhân bản kỹ trị? tinh thần này là gì, định nghĩa và chứng minh? Không thể phát hiện mà không trình bày mà chỉ kêu gọi. Tác giả nên tiếp tục làm rõ vấn đề. KÍnh
“Nhật cùng Đức kỳ này trở thành 2 cực mới nổi lên trong thế Liên Hoàn: Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga, có vai trò chính trong việc điều hợp THẾ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU MỚI, HỢP TÁC BẮC – NAM.”
Nhận định thiếu thực tế.
Đức đang cực suy yếu về vị thế chính trị, ngay cả không thể lãnh đạo được châu Âu trong cơn khủng hoảng. Hiện nay, Mỹ và Đức đang tranh chấp bang giao gay gắt, không thể hợp tác và chồ Biden lên mới hy vọng có thay đổi. Mỹ và Tàu cũng không thể hợp tác do hậu qủa thương chiến của Trump. Tàu cũng không còn uy tín quốc tế, chỉ có tại Á Động. Không nước nào có đủ khà năng và uy tín để đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong việc điều hợp cho thế chiến lược toàn cầu khi chủ thuyết đa phương chưa hồi phục. Thế liên hoàn là mỗt ảo tương vì không có cơ sờ. Khái niệm hợp tác Bắc Nam đã chết từ lâu, không còn chính khách nào dùng đến và trong các sách vờ lý thuyết bang giao quốc tế cũng không đề cập. Kính
“Lo về y tế đã đành, nhưng đặc biệt nhất là lo nơi Tác động lên xã hội loài người của Covid-19. Chính Covid-19 cùng bầu cử ở Mỹ trên nền tảng Cách mạng Số đang diễn ra như vũ bão trên thế giới khởi đi tâm thức mới: chủ nghĩa tư bản tập đoàn không được. Toàn thể Hạ tầng xã hội bất thần có bước ngoặt quan trọng, nhuốm tinh thần mới Nhân Bản Kỹ Trị. Bước ngoặt hạ tầng quyết định hình thành lên hàng loạt những chính quyền mới nơi thượng tầng.”
Câu này vô nghĩa. Cần biên tập lại để cho lối diễn đạt trong sáng hơn.
Trích ” dĩ nhiên nhân loại cần phải cố gắng rất nhìu….cả ngàn”
Đã thở ra đc câu này mà vưỡn hóng tới tuong lai,… hihi
Túm lại: trí thức nhà mình toàn nói về tuòn lai. Giống như tượng đài lãnh tụ Lê, Hồ Mao toàn ngửng mặt nhìn trời. Không như Tượng Phật, Chúa trời toàn nhìn xuống. Nhìn ngay tại đây tại lúc này.