Một kiểu có đuôi man rợ

Nguyễn Thông

16-11-2020

Xe và người chen chúc tại khu đón khách trong nhà để xe. Ảnh: Báo Người lao động

Kể từ hôm 14.11 tây vừa rồi, đám quản lý ga sân bay Tân Sơn Nhất đã chính thức áp dụng quy định do chúng đặt ra, và tất nhiên được các cấp liên quan như Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV), Sở GTVT TP.HCM, Cục Hàng không, Bộ GTVT, thậm chí cả chính phủ, phê duyệt đồng ý. Quy định rằng xe nào được vào chỗ nào để đón khách, trong lãnh địa có tên chữ là Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Điều thấy rất rõ, các quan sân bay lấy lý do đảm bảo an toàn, giảm ùn ứ ùn tắc xe cộ trong khu vực các làn đường trước sảnh nhà ga nên chấn chỉnh lại. Lâu nay, nhà chức việc xứ này làm điều gì mà chả có lý do chính đáng, vì nọ vì kia. Điều họ cố ỉm đi không nói ra: vì chính họ và vì túi tiền, từ cái thói lăng loàn, độc quyền, ích kỷ, coi thường dân chúng của họ. Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

Sân bay Tân Sơn Nhất, cũng như rất nhiều cơ sở vật chất hạ tầng ở nước này, là tài sản quốc gia, công cộng, của chung toàn dân, của cộng đồng chứ không phải riêng ai. Chính người dân đã đổ máu, “anh gục xuống đường băng Tân Sơn Nhất”, đã còng lưng đóng thuế nộp vào ngân sách để có sân bay, để củng cố cho nó tồn tại. Nó được giao cho đơn vị này nọ, người này người kia chỉ để họ quản lý, duy trì sự hoạt động phục vụ đất nước, xã hội, dân chúng, chứ không phải bị biến thành của riêng, độc quyền, muốn làm gì thì làm, dùng thế nào thì dùng, biến nó thành công cụ hành dân.

Ở nước này, chế độ này, có những lãnh địa được nhà cai trị ngầm bật đèn xanh cho bọn lãnh chúa tự tung tự tác, rồi trên dưới ăn chia với nhau. Chỉ có nước và dân là thiệt. Ngành dầu khí là một ví dụ. Dầu khí là tài nguyên, tài sản quốc gia. Nhà nước bỏ ngân sách đầu tư vào đó, khai thác, hút lên đem bán nhưng tiền thì người trong ngành dầu khí hưởng trước, hưởng nhiều, dân chúng chả được bao nhiêu. Suốt mấy chục năm ròng, dầu khí đã tạo nên tầng lớp lắm tiền nhiều của, trong khi dân chúng vẫn tả tơi đói rách kéo dài. Nhà cai trị biết tỏng điều ấy nhưng lơ đi, bởi ông thầy ăn một bà cốt ăn hai, nó chết thì mình cũng băng hà.

Sân bay cũng là loại dầu khí trên cạn. Lãnh địa này, chỉ có con vua cháu chúa, dòng giống quan lại mới chen vào được. Tôi từng tận tai nghe, để được làm trong sân bay, tiền chi cửa này cửa nọ chất cao có khi bằng người. Lãnh địa màu mỡ béo bở luôn được khai thác đủ cách, mà việc cho phép xe ra vào là một ví dụ.

Các ngài chính phủ, bộ giao thông, bộ tài chính và những ông bà tai to mặt lớn đang ở đâu, ra đây cho tôi hỏi: ai cho phép đám quản lý sân bay, quản lý nhà ga được quy định xe này vào, xe kia không. Sân bay, đường sá là của chung, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân đều đóng thuế để nuôi nó, cớ sao phân biệt đối xử. Đã có một thời, dư luận kịch liệt phản đối việc chỉ cho xe taxi hãng độc quyền được chạy vào, hãng khác thì không. Nay cũng vậy, trắng trợn tạo điều kiện cho những doanh nghiệp vận tải đã đăng ký kinh doanh nhượng quyền với cảng hàng không. Tức là có tiền, bỏ tiền ra mua quyền thì tao cho vào, còn không thì bán xới, đi chỗ khác. Ai đã cho phép chúng biến tài sản quốc gia thành thứ mua bán đổi chác?

Điều cũng dễ nhận ra, vụ phân làn này chúng cố ý đánh vào xe công nghệ, như xe Grab, Gojek. Với những xe 4.0 ấy chúng không kiếm được xơ múi gì ngoài tiền phí ra vào cổng lâu nay. Giờ thì gạt ra cho biết tay, hành cho bõ, bắt phải chen chúc, chầu chực, vất vả, xa xôi, chưa kể diệt nó mà vẫn thu thêm được 25.000 đồng mỗi lần làm ơn cho vào chầu chực. Chính phủ kêu gào cách mạng 4.0, chứ ở nhà ga sân bay này, 4.0 hay 0.4, nói thật, chả là cái chó gì.

Bảo để đường trước sảnh thông thoáng, chống ùn tắc, vớ vẩn. Ùn tắc nơi ấy đáng bao nhiêu so với ùn tắc bên ngoài sân bay, so với đường băng chật hẹp ít ỏi bắt máy bay phải đợi. Chỗ cần chống lại chả chống. Nói đâu xa, thu ngay cái sân golf chình ình ngứa mắt là giải quyết tận gốc vấn đề, thậm chí chưa cần phải triển khai dự án Long Thành long thiếc.

Nhưng ác nhất là cái quy định dã man kia đánh vào chính người dân, đối tượng mà nhà cai trị lúc nào cũng leo lẻo “vì dân do dân”. Họ không thèm đếm xỉa gì tới sự vất vả, nỗi khổ của dân. Trước khi có cái quyết định vô lối này, người dân đi tàu bay, trong đó rất nhiều người già, trẻ em, bé con phải bồng bế, người lỉnh kỉnh hành lý, tay xách nách mang… chỉ cần ra sảnh, đứng cạnh làn A, xe tới đón cũng tối đa dừng 1 – 2 phút là tếch. Giờ thì vẫn đối tượng cần lao đó, phải khốn nạn lếch thếch qua tít đằng nhà xe, làn D, mà nào có yên, lại lếch lếch dắt díu bồng bế nhau leo tuốt lên lầu 3 lầu 4 lầu 5 đông đúc chật chội để tìm chiếc xe đón mình.

Tất nhiên cũng lại đối tượng dân, móc túi trả thêm 25 nghìn đồng ngoài tiền xe để tài xế cúng cho các quan cai quản sân bay. Tiền từ túi dân nghèo chảy vào hầu bao không đáy của đám vô nhân bạc nghĩa.

Ngày xưa, cụ Ức Trai Nguyễn Trãi viết về ách bóc lột của bọn cai trị nhà Minh “thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán/nay xây nhà, mai đắp đất, tay chân nào phục dịch cho vừa”, giờ thì hậu nhà Minh, sau hơn 600 năm, vẫn y như thế, cả quan lẫn dân, cả thể chế lẫn số phận con người.

Sao họ không nghĩ, mới thời chưa xa, cha anh họ hoặc chính họ còn chui bờ ngủ bụi, nằm hầm, chém vè… lăn lóc với dân, chia bùi sẻ ngọt, một tấc không rời. Nay hành dân, bắt buộc, đe nẹt, tính toán với dân từng li từng tí, trong khi chính họ tự đặt cho mình thứ đặc quyền đặc lợi. Đi máy bay, xe đưa rước phải tận nơi, hạt bụi cũng không có quyền bám vào giày. Thậm chí cả vợ chồng con cái cũng xe công ghé tận cầu thang máy bay cho vênh vang ông nọ bà kia.

Hỡi những ông bà quan chức lên ngựa xuống xe đặc lợi, có nhìn thấy nỗi khổ của người dân lương thiện trong vụ phân chia làn xe cực kỳ bất nhân này.

Xứ người ta, làm kinh tế thị trường, phát triển tư bản, luôn lấy quyền lợi con người, người lao động, dân chúng bình thường đặt lên hàng đầu, còn các ông bà cách mạng vô sản cứ ra rả chửi họ là bóc lột. Nay các ông bà thực hiện kinh tế thị trường có đuôi, phần hay đâu chửa thấy, chỉ thấy tòi ra thứ chủ nghĩa tư bản man rợ.

Bình Luận từ Facebook

10 BÌNH LUẬN

  1. Một kiểu có đuôi man rợ
    16/11/2020
    Nguyễn Thông

    Một kiểu có đuôi man rợ CẢNH QUẢN TRỊ (lý) PHI TRƯỜNG (sân bay) Tân Sơn Nhất CHẮC N..ẠI N..À theo mô hình trung c..uốc THẮT BÍM ĐUÔI SAM trong tiềm thức VÔ THỨC mà bác NGUYỄN THÔNG chưa nghĩ ra thôi !!!

    Như Tập Cận Bình đi công du đến đâu cũng khoe TRUNG C..UỐC có tuyến đường tầu lửa cao tốc hiện đại DÀI NHẤT tổng cộng cả thế giới cộng lại (thành thật thì đúng thôi vì bọn tư bản giãy chết PHÁP, NHẬT và ĐỨC cạnh tranh nhanh bán hàng trình diễn hết các màn KỸ THUẬT thi công AI NGỜ các chú Thoòng ả Xẩm sao chép sạch hết RỒI CẢM ƠN … và tự làm lấy ngay giữa đường chuyển giao công nghệ… NGAY anh chuyên gia François HOLLANDE hồi ấy đã đánh giá mỗi công trường chuyển giao công nghệ Pháp-Tàu là mỗi bãi tha ma dang dở xây cất !!! sau này làm Tổng thống Pháp François HOLLANDE

    Một kiểu tuyến đường cao tốc Mỹ Linh – Hà Đông có đuôi man rợ lừa đảo mãi hơn 10 NĂM vẫn chưa xong giá 18.000 tỷ đồng (tăng 9.231 tỷ đồng, tương đương trên 205%).


    THÀ NHƯ đoàn tầu lửa xưa chạy cọc kạch nơi Lạng Sơn CÒN HƠN tuyến đường Cát Linh-Hà Đông
    ********************************

    THÀ NHƯ đoàn tầu lửa xưa chạy cọc kạch nơi Lạng Sơn
    Sau mùa Xuân 1979 Chiến tranh Biên giới
    CÒN HƠN tuyến đường Cát Linh-Hà Đông
    Thà như đoàn tầu hỏa chạy lịch kịch về Vị Xuyên
    Qua bao chiến trường xưa máu lửa Đồi Vôi Thế kỷ
    THÀ NHƯ đoàn tầu lửa xưa chạy cọc kạch nơi Lạng Sơn
    Sau mùa Xuân 1979 Chiến tranh Biên giới
    CÒN HƠN tuyến đường Cát Linh-Hà Đông
    Tuyến đường sắt nội đô làm hơn 10 năm vẫn chưa xong:
    Trong khi Tàu làm tuyến đường Hoa Lục hiện đại
    Vì sao Tại sao cả Dân Việt có tự vân mình không ?
    Đừng vô cảm vô tâm chúng ta trả tiền như khách hàng cho chúng !

    THÀ NHƯ đoàn tầu lửa xưa chạy cọc kạch nơi Lạng Sơn
    Sau mùa Xuân 1979 Chiến tranh Biên giới
    CÒN HƠN tuyến đường Cát Linh-Hà Đông
    Tuyến đường sắt nội đô làm hơn 10 năm vẫn chưa xong:
    Trong khi Tàu làm tuyến đường Hoa Lục hiện đại
    Có tầu lửa ‘made in china’ còn hơn không, có còn hơn không !
    Có tầu lửa ‘made in china’ còn hơn không, có còn hơn không !

    Tuyến đường Cát Linh-Hà Đông từ Ngàn năm về như Tượng đồng Mã Viện
    Tầu lửa ‘made in china’ Ngàn năm về thấy không ?
    Như đống xương chế Tương Tàu như dao bầu sắc nhọn Hàn Tín
    Dao bầu vết ngọt đâm Thăng Long – Hà Nội chết thế là xong !
    Dòng máu chưa kịp tràn dòng máu chưa kịp chảy
    Tầu lửa ‘made in china’ truyền kiếp về thấy không ?
    Như đống xương chế Tương Tàu như dao bầu sắc nhọn Hàn Tín
    Tầu lửa hiện đại hại điện chạy mòn hơi 10 Năm chạy vòng vòng
    Nào có hay đời con cháu Dân Hà Nội vỡ nợ trả Ngân hàng Thế giới
    Vì chỉ mượn tiền trả cho thương lái Tàu xe lửa hại điện lông ngông

    Tuyến đường Cát Linh-Hà Đông từ Ngàn năm về như Tượng đồng Mã Viện
    Tầu lửa ‘made in china’ Ngàn năm về thấy không ?
    Như đống xương chế Tương Tàu như dao bầu sắc nhọn Hàn Tín
    Dao bầu vết ngọt đâm Thăng Long – Hà Nội chết thế là xong !
    Dòng máu chưa kịp tràn dòng máu chưa kịp chảy
    Tầu lửa ‘made in china’ truyền kiếp về thấy không ?
    Như đống xương chế Tương Tàu như dao bầu sắc nhọn Hàn Tín
    Tầu lửa hiện đại hại điện chạy mòn hơi 10 Năm chạy vòng vòng
    Nào có hay đời con cháu Dân Hà Nội vỡ nợ trả Ngân hàng Thế giới
    Vì chỉ mượn tiền trả cho thương lái Tàu xe lửa hại điện lông ngông

    THÀ NHƯ đoàn tầu lửa xưa chạy cọc kạch nơi Lạng Sơn
    Sau mùa Xuân 1979 Chiến tranh Biên giới
    CÒN HƠN tuyến đường Cát Linh-Hà Đông
    Tuyến đường sắt nội đô làm hơn 10 năm vẫn chưa xong:
    Trong khi Tàu làm tuyến đường Hoa Lục hiện đại
    Có tầu lửa ‘made in china’ còn hơn không, có còn hơn không !
    Có tầu lửa ‘made in china’ còn hơn không, có còn hơn không !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Đường sắt Cát Linh – Hà Đông:
    Đại dự án nhức nhối nhất Thủ đô, đội vốn 10 ngàn tỷ, 8 lần vỡ tiến độ
    05/07/2019
    https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/duong-sat-cat-linh-ha-dong-doi-von-10-ngan-ty-8-lan-vo-tien-do-vi-sao-547853.html

    Kiểm toán Nhà nước chỉ ra những nguyên nhân khiến dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị đội vốn “khủng” lên tới 10 ngàn tỷ đồng và chậm tiến độ, đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động; trong đó nêu rõ trách nhiệm của Bộ GTVT.

    8 lần vỡ tiến độ của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
    Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Phía Trung Quốc chưa chuyển tài liệu chứng nhận an toàn
    Tổng thầu Trung Quốc ‘phá vỡ’ cam kết về đường sắt Cát Linh – Hà Đông
    Tại cuộc họp báo chiều 5/7 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), trả lời câu hỏi của PV. VietNamNet về những nguyên nhân khiến dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị chậm tiến độ và đội vốn “khủng”, ông Trần Hải Đông, Trưởng đoàn kiểm toán dự án đường sắt trên cao (chuyên ngành 5 KTNN), cho hay, về vấn đề đội vốn, dự án được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư ban đầu tư 8.770 tỷ lên 18.000 tỷ đồng (tăng 9.231 tỷ đồng, tương đương trên 205%).


  2. These Warm Coats for the best Warriors loving Peace from Millions of  Vietnamese Old Mothers

     *******************************


      Thân gởi Tất cả Quý vị TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM và LƯƠNG TRI vô danh và hữu danh đang bị giam ngục tại khắp nơi Việt Nam
    Đặc biệt Anh hùng Kháng Tàu cứu Nước và Nhà Đấu tranh Dân chủ không bao giờ mệt mỏi suốt hơn 30 năm tù đầy TRẦN KIM ANH
    và các Chiến hữu của Anh hùng này như TRẦN HUỲNH DUY THỨC, Nhà báo Tự do PHẠM CHÍ DŨNG, PHẠM ĐOAN TRANG, NGUYỄN TƯỜNG THỤY, Chí sĩ PHẠM THÀNH …

    https://www.youtube.com/watch?v=ipzLLEz-qwc&t=27s  
    TRƯỜNG SA HOÀNG SA bị CSVN bán, Trung Tá Trần Anh Kim

    https://www.youtube.com/watch?v=kkQqE2WXo8Q
    Tấm Áo Chiến Sĩ Mẹ Vá Năm Xưa – Trọng Tấn
     

    Tấm áo ấy bấy lâu nay con thường vẫn mặc
    Để nhớ ngày chúng con vào Chiến dịch chống Tàu Biên giới Bắc
    Quần nhau với giặc áo con rách thêm
    Nên các Mẹ Già lại phải thức thâu đêm vá áo.
    Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo,
    Đời Mẹ nghèo trông áo rách, áo rách nên thương.

    Các con ra đi đã mấy chiến trường mang theo cả Tình thương của Mẹ Vĩ đại
    Lạ kỳ thay con đi như thế bỗng khi nào chợt nhớ hậu phương
    Thì đường đang xa mà đôi chân nên khoẻ trái tim này rực cháy yêu thương.
    Mọi gian lao Mẹ con ta san sẻ những Chân trời rạng rỡ Ấnh Dương

    Back through the year 1979
    On the Northern sino-vietnamese border

    I go wondering how many battlefields
    Against the barbare invaders
    The eternal enemy from the North

    Back to the seasons of the Patriotic Warmy in my Youth
    I recall a box of rags that these beloved Old Mothers gave us
    And how our dear mommas put the rags to use
    There were rags of many colors and clothes
    Every piece was small
    But our beloved Old Mothers’ Love is so Great and Noble
    And I did have a warm coat for the new military operation
    Towards the battlefields in the Northern sino-vietnamese border
    Against the barbare invaders  in the Spring 1979
    The eternal enemy from the North

    And it was way down in the fall
    My Old Mother in that village sewed the rags together
    She was sewing every piece to form a warm coat with only Love
    Although all her Life was so poor
    But her Noble Love for us, Vietnamese Soldiers is so great

    My dear Old Mother made my coat of many colors and small pieces
    That I am always so proud of millions of Vietnamese Old Mothers in the countryside

    As she sewed, my coat, she told a story
    From Bouddha’s praying books she had read
    About a coat of many colors  and small pieces
    «TRAN KIM ANH wore and then the Old Mother said
    Perhaps this coat as my modest gift will bring you
    Good luck and Happiness with another Victory ! »

    And I just couldn’t wait to wear it
    And my beloved Old Momma blessed it with a kiss
    My coat of many colors  and small pieces of textile
    That my dear Old Momma made for me
    To enter another military operation

    My coat of many colors  and small pieces of textile
    That my dear Old Momma made for me
    It is made only from rags with Great Love
    But TRAN KIM ANH  wore it so proudly
    Although we had no money
    But we had only a Great Love for Motherland and Fatherland

    I was rich as I could be
    In my warù coat of many colors and small pieces of textile
    That my dear Old Momma made for me
    It is made only from rags with Great Love

    My momma made for me
    So with patches on my britches
    Holes in both my shoes
    In my coat of many colors  and small pieces of textile
    That my dear Old Momma made for me and the other comrades-in-arms
    I hurried off to the new military operation
    Towards the battlefields in the Northern sino-vietnamese border
    Against the barbare invaders  in the Spring 1979
    The eternal enemy from the North
     
    In my coat of many colors   and small pieces of textile
    That my dear Old Momma made for me and the other comrades-in-arms
    My momma made for me
    And oh I did understand it
    For I felt I was rich with this beloved Old Mother

    And I told them of the Love
    My momma sewed in every stitch
    And I told them all the Victory
    Against the barbare invaders  in the Spring 1979
    The eternal enemy from the North

    As she sewed, my coat, she told a story
    From Bouddha’s praying books she had read
    About a coat of many colors  and small pieces
    «TRAN KIM ANH wore and then the Old Mother said
    Perhaps this coat as my modest gift will bring you
    Good luck and Happiness with another Victory ! »

    And I just couldn’t wait to wear it
    And my beloved Old Momma blessed it with a kiss

    My coat of many colors  and small pieces of textile
    That my dear Old Momma made for me
    To enter another military operation

    Momma told me while she sewed
    And how my coat of many colors and small pieces of textile
    Was worth more than all chinese pirates’s uniforms

    But they didn’t understand it
    And I tried to make them see
    That one is only poor
    Only if they choose to be aggressive and barbare invaders
    Now I know we had no money
    But we were rich as we could be
    In my coat of many colors  and small pieces of textile
    My Old Momma made for me
    Made just for me  
    Was worth more than all chinese pirates’s uniforms

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE   =    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  3. Không chung tay đạp chúng nó xuống thì bị chúng nó hành cho nhọc xác, chỉ biết ngồi than, quỳ than và nay mai nằm than. Bởi đâu nên nỗi. Nhắc đến lại nhớ câu thơ của củ Tản Đà.

  4. Hồ sơ Tội ác cọng sản việt nam càng dày thì tấm gương đạo đức giả HCM cũng dày theo.

  5. Không bẩn thỉu, vô ơn thì không phải là người cọng sản , Nói cho cùng thì lũ con hoang không bán nước thì cũng đổ tiền xuống sông.

  6. Trong bài báo này https://vnexpress.net/vi-sao-san-bay-tan-son-nhat-ngap-nang-3468939.html TSKH Lê Huy Bá nhân nói chuyện ngập nặng ở sân bay Tân Sơn Nhất đã nói về tình hình sân bay Tân Sơn Nhất trước năm 1975 – trước khi chính quyền mới tiếp quản – là đất sân bay lúc đó có diện tích gấp 4 tới 5 lần hiện nay, cho thấy đất sân bay đã bị các nhà quản lý (chủ yếu Bộ quốc phòng) biến thành đất riêng, chia 1 cách vô nguyên tắc cho sỹ quan … để đến lúc này bí đủ đường!

  7. Cai đầu dài ở sân bay Tệ sơn nhất nà bố chồng của Hà Tăng đấy
    Nói gì thì vẫn là chuyện cũ mèm ở nước đảng
    Xưa chỉ có ông vịt nôm é lài. Nay có ông Tre việt, jestar, vịt ret… do bbaay giờ đám ” Lợi ích nhóm” phát triển kinh quá, vì éo thằng nào to hơn thằng nào, éo thèn nào sợ vía thằng nào. Trước75 thì gọi là Tân sơn nhứt giờ thì Tệ nhất sơn vì còn éo đâu ra đất để mở rộng theo kịp cái đám ” lợi ích”
    Tùm lại cũ mèm. Chỉ tỉa lá cắt cành chơi vui cho qua cơn bĩ cực không hồi kết

  8. Nói về đặc quyền đặc lợi của giai cấp quan lại thời nay thì…ôi thôi dân nghèo uống xong lu nước lã ngồi 3 ngày đêm nói chưa xong mọi chuyện, vừa nói vừa xổ nho bến xe bãi chợ như nhạc đệm, cổ họng khó nuốt nước miếng và bụng cồn cào.
    Ông Thông than thở đường xa từ chỗ băng chuyền hành lý lấy ba ga xong phải lết xuống tận hầm/tầng thứ mấy để đáp taxi ra về, là chuyện ông có vé máy bay, đi mây về gió, được voi đòi tiên.
    Còn bọn nghèo chúng tôi, bắt chước giọng ông, cần ‘choá’ gì máy bay cho nó phải chìu luỵ bọn quan lại chưa chịu mắc covid.

    Bọn tớ đi xe đò, ngon bổ rẻ! Gặp đâu lên đó, thích đâu xuống đó. Dọc đường còn ngắm cảnh nhà tranh vách đất của đồng bào được giải phóng khỏi bóc lột mỹ nguỵ 45 năm nay… khi ngang qua các tỉnh khỉ ho cò gáy như Phan rang, Bình Phước, hay Quảng Trị…

    Nghe nói thành phố…Bác vừa xây cái bến xe vĩ đại, hiện đại…dự tính hoàn thành phải mất 4000 tỷ đồng, sang như một sân bay. Nhưng chúng nó qui định, chỉ đi ra bắc, vượt vĩ tuyến 17, tức ra khỏi Quảng Trị, mới được phép “chơi sang” tại bến xe nầy, kêu là Bến Xe Miền Đông MỚI.
    Lại đặc quyền đặc lợi!
    Dân miền Nam muốn đi Nha Trang, Đà nẵng…để thưởng thức bến xe sân bay và xe đò quý tộc nầy, thì chuẩn bị tiền mua vé ra Quảng bình, đúng luật lệ, rồi mua vé ngược trở về quê mình! Nhé…

    Nói nhỏ…nghe nói ế rề, vắng như chùa Bà Đanh. Không hợp với dân đi xe đò. Người ta vẫn cứ đi xe từ bến miền Đông…cũ. Kỳ!

  9. -Cám ơn bác Nguyễn Thông về bài viết rất hay.
    -Từ xa xưa, con ng từ loài thú phát triển lên thời đại đồ đá, đồ sắt, đồ đồng, đồ điện,…Đọc bài viết, thấy như con ng đang quay trở lại thời đại đồ “thú”.

  10. Trước ra vào sân bay cũng thoải mái, giờ càng quản càng rối rắm nhiêu khê. Rất cảm ơn TG đã nói chính xác cơ chế hành dân, bòn dân…!

Comments are closed.