Trân Văn
22-9-2020
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, lại khuấy động dư luận khi ông chỉ đạo phải làm sao để Việt Nam có những… “triết gia tầm cỡ khu vực và thế giới” (1)!
Ông Thưởng đưa ra chỉ đạo vừa kể tại Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam, diễn ra hôm 20 tháng 9 vừa với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo, vừa với tư cách… một người học Triết!
Theo Wikipedia thì ông Thưởng có… học Triết ở Đại học Tổng hợp TP.HCM và nhận văn bằng Cử nhân chuyên ngành Triết học Mác – Lê nin năm 1992, sau đó nhận thêm văn bằng Thạc sĩ về Triết năm 1999 cũng tại trường đại học này. Tuy nhiên đọc kỹ các bài tường thuật về chỉ đạo của ông Thưởng tại Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam trên hệ thống chính thống, người ta sẽ cảm thấy hoang mang vì dường như ông chưa từng học… Triết như thiên hạ trước nay vẫn học!
***
Tuy khó có thể tìm được định nghĩa chung về Triết học được mọi người tán thành nhưng có lẽ nhiều người sẽ đồng tình, Triết học là lĩnh vực khoa học liên quan đến tư tưởng – lĩnh vực hết sức trừu tượng nên không dễ tiếp nhận, cảm thụ.
Học Triết là học cả về lịch sử tư tưởng loài người, lẫn phương pháp tư duy, cách thức lý giải suy tư về vạn vật và tương quan giữa thế giới, con người, xã hội,… Ở mức độ cao hơn, những người nghiên cứu Triết học đối chiếu, so sánh, khái quát để hỗ trợ thiên hạ ứng dụng Triết học vào suy nghĩ, phân tích, trình bày (viết, nói,…) sao cho chặt chẽ, rõ ràng, khúc chiết,… Cao hơn nữa là Triết gia, những người có thể đưa ra những suy nghĩ mới, cách lý giải mới về vạn vật…
Lịch sử Triết học là lịch sử của vô số tư tưởng, cách lý giải mới về vạn vật ở nhiều khía cạnh khác nhau, tại nhiều thời điểm có bối cảnh khác nhau trong lịch sử nhân loại và một trong những đặc điểm chính của Triết học là thuyết phục, không áp đặt.
Ông Thưởng học… Triết nhưng từ suy nghĩ đến diễn đạt chỉ bày ra một mớ bùng nhùng làm người ta thấy tội nghiệp cho… trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Đào tạo thế nào để một Thạc sĩ Triết, vừa thú nhận… Ngoài Triết học Mác – Lênin, những học thuyết khác ít được nghiên cứu sâu, thậm chí ít được biết đến. Việc giảng dạy và nghiên cứu triết học chưa đạt chất lượng cao, chưa có ai đạt đến trình độ chuyên gia, sự gắn kết giữa triết học với chính trị và với thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết…
vừa khoe không thấy ngượng rằng thì là… Triết học Mác – Lê nin đã cung cấp cơ sở lý luận làm thay đổi phương thức phát triển đất nước, từ chỗ cứng nhắc, chủ quan, giáo điều sang phương thức mềm dẻo hơn, thực tế hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn. Tư duy này đã định hướng đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, ra khỏi tình trạng một nước nghèo và từng bước vững chắc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng (?).
Nếu thật sự là như thế thì lập thêm Hội Triết học với nhiệm vụ làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, làm nền tảng tư tưởng của ‘đảng ta’, làm ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc, kể cả thực tiễn lao động xây dựng đất nước, xây dựng phát triển văn hóa, con người… hoặc là… thừa, hoặc là ông Thưởng nói phét một cách vụng về!
Nếu Hội Triết học phải đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước thì còn chỗ nào để các thành viên này đẩy mạnh nghiên cứu tinh hoa triết học thế giới, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam nhằm cung cấp cơ sở lý luận triết học cho đường lối, chính sách của đảng và nhà nước? Cứ đẩy thật… mạnh theo chỉ đạo trái khoáy, ý trước thóa mạ ý sau như vậy thì làm sao… lòi ra… “triết gia tầm cỡ khu vực và thế giới”?
***
Không phải tự nhiên mà nhiều người xem Triết học là một lĩnh vực… sang trọng. Tiếng là Thạc sĩ Triết nhưng tư duy và diễn đạt của ông Thưởng không có khí độ, phong thái của một người học Triết! Dân gian gọi kiểu tư duy và diễn đạt ấy là… “Trạng”. Thôi thì còn sống thì nên hi vọng. Không thể hy vọng vào… “Trạng” Thưởng thì gửi chút hi vọng còn le lói vào Hội Triết học, mong rằng hội này không trở thành Hội… Trạng học. Chỉ một Hội đồng Lý luận của BCH TƯ đảng, xứ này đã đủ mạt rồi!
Chú thích
Thưởng biết mẹ gì ngoài nói leo mà triết
Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
nhân dân đây
cái gốc quốc gia này.
Bán mặt cho đất
bán lưng cho trời
nhân dân mẹ cha
nhân dân ông bà
nhân dân tổ tiên
nhân dân nguồn cội
hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.
Mảnh đất truyền đời
chát mồ hôi
đắng máu
lớp lớp anh hùng áo vải
lớp lớp xác người giữ đất
vẫn nhân dân.
Sao nên nỗi người cày không có ruộng
luật hoang vu hoang hóa nhân tình?
Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
ăn quả trên cành tè axit gốc cây?
Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?
Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?
Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
tự biến thành thù địch trước nhân dân?
Lai tỉnh
hỡi lương tri
lai tỉnh!
Nguyễn Duy
Lật thuyền mới biết dân là nước (Quan hải, Nguyễn Trãi)
Tất cả những gì mà quan Thưởng to mồm khoe khoang khoác lác về cài gọi là
những thành qủa xây dựng,phát triển v.v. là do thế giới tư bản mang lại phần
lớn,chứ ngay cả Tàu Cộng cũng chỉ góp một phần rất nhỏ,thậm chí đã phá hoại
VN.nhiều hơn xây dựng qua những công trình không những thiếu phẩm chất của
chúng mà còn làm gia tăng ô nihễm môi trường sống của dân ta.
Điều buồn cưới là quan Thưởng cuồng tín với triết học Mác Lê nên đưa ra “tối kiến”
lập hội triêt để chỉ làm một việc duy nhất là không có triết học nào đáng phải học
và hành cho bằng triết học Mác Lê ! Trần Đức Thảo,triết gia duy nhất của VN.và
nởi tiếng thế giới mà còn bị trù dập thì TRIẾT phải được hiểu là TRIỆT học ?
Thưa ông Trần Văn,
– đọc bài ông tôi buồn quá.Nói ông Thưởng không học triết học đã đành mà còn nói trương đại học đã dạy ông ấy (cả trình độ cữ nhân và thạc sĩ) “nhưng từ suy nghĩ đến diễn đạt chỉ bày ra một mớ bùng nhùng làm người ta thấy tội nghiệp cho… trường Đại học Tổng hợp TP.HCM.” ! [ tôi cũng học triết học trường đại học kinh tế kế hoạch HN và thì hết môn được điểm 5 !(thang điêm1-5)] nhưng khi xem sách dạy triết cho sv miền Nam, tôi thấy mình chưa bao giờ học triết (dù trước khi lên rừng theo Việt cong,tôi đã vào trung học từ thời Ngô tổng thống). Tôi NHẬN thức : Triết học Mac Lê là tai họa cho con người- mà cũng không thể có thứ triết học hổ lốn như vậy. Lê nin sinh sau Max khá lâu và chỉ sử dụng một phần trong học thuyết Max cho ý đồ của mình.Đặc biệt những thay đổi về sau của Max, Lênin không dám nói tới .
– không chỉ trường ông Thưởng học mà tất cả trường học của nước CHXHCNVN đều dạy thứ triết học ấy.Vậy mà nay lại đẻ thêm ra “ hội triết học” thì khả năng ngu lâu của cán bộ nói riêng ,của dân ta nói chung sẽ không thể nào lường hết.Cở ủy viên bộ chinh tri,trưởng ban tuyên huấn đã học đến thạc sĩ như ông Thưởng mà còn ngô nghê về triết học thì tầm cử NHÂN như tôi trở xuống sẽ ra sao?
-Tôibuồn vì thế ông Văn ạ !
tôi đi qua cánh đồng lúa chín,
qua những nấm mồ, nặng trịch bê tông.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
sao phải bê tông gạch ngói làm chi.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
mà lũ kia đi lấy lời người đã chết tụng xưng.
lúa chín là lúa sắp tàn,
mưu ma cùng cực là đến hồi mạt vận.
tôi đi qua, qua những nấm mồ,
những mồ đất loe hoe bên khung cửa.
đất se se, đỏ quạnh máu cha ông,
dựng thịt da chôn côn trùng, cây cỏ,
máu hôm qua chảy ngược đến hôm nay,
ôm nấm mồ thời gian trắng xoá,
như tóc bà bạc hong trước hiên nhà,
như xương trắng cha ông mặt mòi muối mắt.
tôi đi qua, qua những lỗ châu mai,
những lỗ đen, đen ngòm hôm qua,
hướng họng súng đến hôm nay đe doạ,
thè lưỡi răng cắn xé đất quê hương,
đất quê hương mỗi người có một,
đừng hỏi tôi ai bạn ai thù.
đất quê tôi không có kẻ thù,
cả những kẻ hôm nay thè lưỡi nanh ngấu nghiến,
cũng sẽ được thứ tha,
bởi lịch sử vốn bao dung.
đất quê tôi chưa biết hận bao giờ,
vậy tôi xin những người hôm nay,
tự kết tội mình, ngay khi còn đương sống.
đất quê tôi bao đời đổ máu hồng,
phơi xương trắng,
mặn mòi nước mắt,
vẫn chỉ mong một buổi phục sinh,
không phải hỏi bạn thù, không phải lo diễn biến.
đất quê tôi chưa thù hận bao giờ,
đừng rày xéo nữa,
những người kia trên đất mẹ.
Trích: người thơ Nguyễn Đắc Kiên.