Đơn yêu cầu khẩn cấp

Kính gửi:

– Ông Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

– Bà Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

– Ông Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Hôm nay 07/09/2020, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu tổ chức phiên toà xử công khai vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra ngày 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Không người thân nào của 29 bị cáo được tham dự, an ninh được siết chặt trong vòng 2 km quanh toà án. Trong phòng xử án chỉ thấy toàn công an và an ninh; các luật sư phải qua 4 vòng kiểm tra an ninh; các luật sư đã không được phép gặp các thân chủ của mình tại chính phòng xử án. Đó là những hiện tượng rất không bình thường và phạm pháp! 13 luật sư bào chữa cho các bị can đã có Đơn Kiến nghị ghi ngày 3-9-2020 nêu rõ vài kiến nghị sơ bộ của họ đối với toà án. Qua bản kiến nghị này có thể thấy:

1) Ông Bùi Viết Hiểu đã chứng kiến một cảnh sát đã bắn chết cụ Lê Đình Kình từ phía trước, phù hợp với dấu vết hai viên đạn xuyên từ ngực sang lưng (hoàn toàn ngược với kết luận điều tra là bắn từ phía sau lưng) ngay trước mặt ông Hiểu. Bản thân ông Hiểu người thứ hai trong tổ Đồng thuận sau cụ Lê Đình Kình, cũng đã bị bắn trong thời điểm và tại địa điểm ấy, như ghi nhận sau đây về lời khai của ông: Sau khi bắn chết ông Kình, người ta soi đèn sáng và bắn vào 2 phát vào ông. Việc ông thoát chết là nằm ngoài dự tính của người bắn vì họ nhắm bắn vào tim nhưng đạn sượt xuống sườn và chạm nổ khiến ông bị thủng 3 lỗ hành tá tràng, 2 lỗ đại tràng. Tới gần 11g trưa ngày 09/01/2020, sau thời gian chờ chết nhưng ông không chết mà rơi vào trạng thái hôn mê, thì mới được đem đi cấp cứu.

2) Các cơ quan điều tra, tố tụng đã cản trở các luật sư tiếp cận hồ sơ, cản trở việc tiếp xúc với các bị can. Kiến nghị của các luật sư còn nêu nhiều vi phạm nghiêm trọng khác của quá trình điều tra. Kiến nghị cũng nêu rõ công an Hà Nội đã lên kế hoạch “tấn công” Đồng Tâm, được UBND Thành phố Hà Nội đồng ý chủ trương và được Bộ Công an phê duyệt. Như thế kế hoạch đã được chuẩn bị chu đáo và đã được thực hiện vào ban đêm ngày 8 rạng sáng ngày 09/01/2020, trái ngược hoàn toàn với những cáo buộc của công an về chống người thi hành công vụ, về mục đích bảo vệ công trình xây tường của quân đội cách làng Hoành vài km.

3) Ngày 21/01/2020 một số nhân sĩ trí thức đã có đơn tố cáo, đòi điều tra vụ án giết cụ Lê Đình Kình và ngày 03/03/2020 bà Dư Thị Thành vợ cụ Lê Đình Kình cũng có đơn kiến nghị khởi tố vụ án giết chồng bà.

Có thể thấy vụ án này rất phức tạp và rất nghiêm trọng. Chúng tôi, các tổ chức và những người ký tên dưới đây khẩn thiết yêu cầu quý vị:

a) Coi ông Bùi Viết Hiểu là nhân chứng đặc biệt, phải bảo vệ nhân chứng Bùi Viết Hiểu một cách đặc biệt; tốt nhất nên chuyển ông đến nơi giam giữ khác không do công an quản lý.

b) Tạm ngưng xử vụ án và yêu cầu Quốc hội cử người của Quốc hội giám sát toàn bộ quá trình điều tra, truy tố và xét xử.

c) Không để cho công an điều tra vụ này vì chính Bộ Công an là cơ quan đã phê duyệt “chiến dịch” Đồng Tâm cho nên không thể khách quan.

d) Phải làm rõ cái chết của cụ Lê Đình Kình, theo các đơn tố giác nêu ở điểm 3) bên trên hoặc phải mở một vụ án độc lập về việc giết cụ Lê Đình Kình và mưu sát không thành ông Bùi Viết Hiểu.

e) Thực hiện tất cả những yêu cầu của bản kiến nghị ngày 03/09/2020 của các luật sư.

Việt Nam ngày 7-9-2020

Xin vào e-mail sau để tiếp tục ký tên:  vuandongtam@gmail.com

Các tổ chức và những người ký tên:

Tổ chức:

  1. Diễn đàn Xã hội Dân sự, TS Nguyễn Quang A đại diện
  2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân đại diện
  3. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông JB Nguyễn Hữu Vinh đại diện
  4. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, nhà văn Nguyên Ngọc đại diện
  5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, GS Phạm Xuân Yêm đại diện
  6. Nhóm Vì Môi Trường, Nguyễn Thị Bích Ngà đại diện

Cá nhân:

  1. Nguyễn Quang A, Hà Nội
  2. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
  3. Phạm Tư Thanh Thiện, Paris
  4. Nguyễn Ngọc Giao, Paris
  5. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, CLB Phan Tây Hồ, Lâm Đồng
  6. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
  7. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội
  8. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn
  9. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
  10. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  11. Phạm Xuân Yêm, GS Vật Lý, Paris
  12. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
  13. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ Văn, Hà Nội
  14. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn
  15. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế Phát triển, Sài Gòn
  16. Đặng Thị Hảo, TS Văn Học, Hà Nội
  17. Trần Đức Quế, chuyên viên hưu trí, Hà Nội
  18. JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo độc lập, Việt Nam
  19. Lê Mai Đậu, kỹ sư, Hà Nội
  20. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt
  21. Hà Dương Tường, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp
  22. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  23. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  24. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  25. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn
  26. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn Truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
  27. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
  28. Đặng Bích Phượng, hưu trí, Hà Nội
  29. Hoàng Thị Hà, hưu trí, Hà Nội
  30. Phan Trọng Khang, thương binh, Hà Nội
  31. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  32. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, Hà Nội
  33. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, TPHCM
  34. André Menras (Hồ Cương Quyết), CH Pháp
  35. Vũ Linh Huy, BS Y khoa, Hoa Kỳ
  36. Lê Quốc Thăng, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn
  37. Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư Danh dự Đại học Liège, sống tại Sài Gòn
  38. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
  39. Lê Công Giàu, Sài Gòn
  40. Lê Thân, Sài Gòn
  41. Chu Hảo, Đà Nẵng
  42. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Sài Gòn
  43. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn
  44. Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo, Sài Gòn
  45. Trần Minh Quốc, nhà giáo, Sài Gòn
  46. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn
  47. Dương Kim Khải, mục sư, Sài Gòn
  48. Nguyễn Viễn, Hà Nội
  49. Nguyễn Khuê, hưu trí, TPHCM
  50. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  51. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ hưu trí, Đà Lạt
Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. TỬ PHÁC – Nhạc sĩ Ái Quốc Tài hoa một nạn nhân của Nhân Văn Giai Phẩm như Nhạc sĩ Nhạc sĩ Ái Quốc Tài hoa VĂN CAO

    TỬ PHÁC ( tên thật là Nguyễn Văn Kim trong một gia đình quan lại, giàu có sinh năm 1923, nhà ở phố Hàng Giấy, Hà Nội. TỬ PHÁC nghĩa là con của Bà Phác – Mẹ ông là Trương Tần Phác, hậu duệ của Anh hùng Trương Định.)

    Người chiến sĩ ầm gió rít mưa bay
    Dấn mình trong khói súng
    Chiến trường áo mong manh
    Căm thù nuôi ấm thân
    Quyết gáng sức nâng cao sắc cờ

    Người chiến sĩ ầm gió rít sương rơi
    Đẫm mình trong khói súng
    Chiến trường áo mong manh
    Căm thù nuôi ấm thân
    Quyết lấy máu pha tô sắc cờ…

    CA KHÚC Tiếng hát quay tơ Nhạc và Lời: TỬ PHÁC toát lên TÌNH YÊU NƯỚC MUÔN THỞ của các CHIẾN BINH VIỆT NAM THANH CAO CAO THƯỢNG vì TỔ QUỐC và TOÀN DÂN VIỆT

    https://www.youtube.com/watch?v=Iz_N7u5OhVc
    Tiếng hát quay tơ
    Nhạc và Lời: TỬ PHÁC
    Trình bày: Ngọc Bảo

    1. Chiều không hương, buông mây lắng xuống đồng quê
    Trời mênh mông, tím ngắt, thoi thóp pha hồng
    Hàng nước mắt, lá rơi bên thềm
    Vun vút bóng câu khắp trời, bát ngát khói sương.
    Thì thào lá biếc, có thương lá vàng
    Tre ngà đưa võng, heo may hoà đàn
    Ngập ngừng xe quay, run run in bóng dáng người.
    [ĐK 1:]
    Người chiến sĩ ầm gió rít mưa bay
    Dấn mình trong khói súng
    Chiến trường áo mong manh
    Căm thù nuôi ấm thân
    Quyết gáng sức nâng cao sắc cờ

    2. Chàng ra đi giữa miếng vườn này, giữa mái tranh này
    Em về xa vắng thầm lo cho cánh chim bay
    Chiều nghe vang lá siết em run
    Ngỡ tiếng ngỡ tiếng bước ai về.
    [ĐK 2]
    Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
    Quay quay, se áo rét dâng chàng
    Rộn ràng tơ lướt tới người chiến sỹ yêu
    Quay quay, thương nhớ quyến vào tơ
    Quay quay, chăn ấm cuốn thân chàng
    Mỗi một đường tơ là mối giây tình
    Trong lòng em dâng người hiên ngang.

    3. Nhịp xe quay vang trong tiếng gió đìu hiu
    Mình tơ êm óng chuốt như nắng hanh vàng
    Mùa lá trút sắp qua nhớ chàng, quay gấp bánh xe
    Tơ vàng chắn lối gió đông
    Cho người chiến sỹ đêm không lạnh lùng
    Ơn lòng trai cứu nước
    Gửi cùng áo ấm muôn vàn nhớ thương.

    https://www.youtube.com/watch?v=t1Td4pvjNmU
    Tiếng Hát Quay Tơ , Sáng tác Tử Phác , Ca sĩ Mai Hương

Comments are closed.