Đôi điều về công tác Tuyên – Giáo của đảng

Viet-studies

Nguyễn Minh Đào

3-8-2020

Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo

Tháng 10 năm 1986 tôi làm bí thư Thị ủy Châu Đốc, được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu vào Ban thường vụ Tỉnh ủy nhận quyết định điều động về tỉnh làm trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy. Sau đó, Ban Khoa giáo và Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng hợp nhất  Ban Tuyên huấn thành Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Tôi không qua đào tạo cơ bản về lý luận chánh trị, nhận nhiệm vụ này tôi không khỏi băng khoăn, nhưng không thể từ chối.

Còn nhớ, Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986 đề ra đường lối đổi mới, khi cùng đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh dự đại hội về, tôi phấn khởi bắt tay hoạch định chương trình hành động đổi mới nội dung, phương thức công tác tư tưởng tỉnh nhà, với quyết tâm làm được điều gì đó góp phần đưa công tác tư tưởng tỉnh nhà chuyển biến theo kịp xu thế đổi mới của đất nước.

Những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, tình hình quốc tế diễn biến phức tạp. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng, tìm lối thoát bằng những con đường với những tên gọi “cải tổ”, “cải cách”, “đổi mới”… không ai giống ai. Hệ quả cuối cùng là sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, cái giá phải trả cho chuỗi sai lầm chết người trong đường lối, chánh sách cầm quyền.

Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, song trên từng lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, bước đi và cách làm như thế nào có hiệu quả, không chệch hướng, tất cả còn ở phía trước! Trong khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới tan rã ảnh hưởng không ít tinh thần – tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng nước ta, niềm tin sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đất nước giảm sút, nghĩ rằng Liên Xô là thành trì cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới còn sụp đổ, rồi đây sẽ tác động dây chuyền đến Việt Nam, sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian!

Công tác tư tưởng của Đảng nói chung, Đảng bộ An Giang nói riêng, những năm tháng ấy đầy khó khăn, thách thức! Phải nói gì, làm gì để giử vững niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin ở tương lai dân tộc đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, đòi hỏi cơ quan và người làm công tác tư tưởng, cũng như các cấp ủy đảng và người lãnh đạo từ trung ương đến địa phương phải tìm cho ra lời giải… Và, lời giải ấy đã biểu hiện trong đường lối, chánh sách của Đảng và Nhà nước, từng bước tháo gỡ khó khăn thách thức, đưa đất nước phát triển như ngày nay.

Đã qua rồi những tháng năm sóng gió ấy, mới thấy bản lĩnh lãnh đạo tuyệt vời của Đảng và sức chiến đấu kỳ vĩ của Dân tộc ta. Ngày nay, vị thế Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, sự ổn định chính trị – xã hội, cùng chánh sách đối ngoại rộng mở, sự thân thiện của người Việt Nam và thắng lợi trong “cuộc chiến” chống dịch Covid 19 được bạn bè thế giới mến mộ, hướng đến Việt Nam là một đất nước đáng sống.

Giáo dục là một trong hai chức năng chủ yếu ngành Tuyên giáo của Đảng. Dân ta có câu “Dạy con dạy thuở còn thơ…”. Cha mẹ muốn con nên người phải chăm lo dạy con ngay từ thuở còn thơ. Đó là chuyện gia đình, suy rộng ra đối với một dân tộc cũng vậy, muốn dân tộc cường thịnh phải lấy giáo dục làm đầu, ngay từ khi con người còn thơ ấu. Đảng và Nhà nước ta nhận rõ điều đó, nên xem giáo dục là quốc sách. Thế nhưng, thực trạng nền giáo dục nước nhà có nhiều điều để nói.

Ngày nay, đời sống xã hội ta bất an, tội ác lộng hành, đạo đức suy đồi, những giá trị truyền thống gia đình Việt Nam bị hủy hoại, tệ tham nhũng, lãng phí đang là căn bệnh mãn tính làm nghèo đất nước…! Tất cả phải chăng bắt nguồn từ lổ hỏng “trồng người” của ngành giáo dục!

Các trường phổ thông ngày nay đều treo khẩu hiệu nơi trang trọng “Tiên học lễ, hậu học văn”. Khẩu hiệu nầy tôi thấy ở trường học từ thời tôi học vở lòng, nhưng không biết các thầy cô giáo ngày nay dạy học trò chử “lễ” thế nào, chứ ngày xưa các thầy cô giáo dạy học trò chử “lễ” rất cụ thể, như: Ở nhà phải vâng lời cha mẹ, ông bà, đi phải thưa, về phải trình, gọi dạ bảo vâng, ra đường gặp người lớn tuổi hay đám ma phải nhường đường, giở nón cuối đầu; với bạn trang lứa không được xưng hô mầy tao, mi tớ, không được gây gổ, đánh lộn v.v…

Tôi nghĩ, đó là tinh hoa của nền giáo dục nước nhà ngày xưa nhưng ta phủ nhận, xem đó là “phong kiến”, là “cổ hủ”… Trong thời gian dài nhiều thập niên qua, nền giáo dục nước nhà từ nhà trường, gia đình và xã hội buông lõng giáo dục làm người, gây ảnh hưởng xấu, nếu không muốn nói làm hỏng một bộ phận thế hệ con người ngày nay!

Có lần tôi nghe một vị đại biểu phát biểu trong Quốc hội rằng: “…Tình trạng bạo lực học đường, bạo lực trong bệnh viện, các vụ thảm án giết nhiều người và còn nhiều những câu chuyện động trời khác…, cử tri lo lắng” và tâm tư rằng: “Ước gì đời sống kinh tế vật chất được như hiện nay, còn đạo đức xã hội lại được như ngày xưa”.

Và, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh trong một bài tham luận về giáo dục rằng: “Đã đến lúc phải rung lên hồi chuông báo động về vấn đề giáo dục nhân cách. Trên thế giới, triết lý giáo dục phổ biến là dạy và học để làm người. Chỉ khi biết ‘làm người’, nghĩa là có nhân tính, thì mới có thể có cái khác, còn nếu không gây tai họa cho xã hội hoặc chẳng làm được gì cả…

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. “Giáo dục là một trong hai chức năng chủ yếu ngành Tuyên giáo của Đảng. Dân ta có câu “Dạy con dạy thuở còn thơ…”. Cha mẹ muốn con nên người phải chăm lo dạy con ngay từ thuở còn thơ. Đó là chuyện gia đình, suy rộng ra đối với một dân tộc cũng vậy, muốn dân tộc cường thịnh phải lấy giáo dục làm đầu, ngay từ khi con người còn thơ ấu. Đảng và Nhà nước ta nhận rõ điều đó, nên xem giáo dục là quốc sách.” (Trích NMĐ )
    – Mình hiểu ý ông Đào ( không biết có hiểu sai không ? ) là : Đảng coi dân như con (giống ý bà tôn nữ thị Ninh tuyên bố trước đây, bị thiên hạ chửi không kịp vuốt mặt ! ) nên phải ra sức giáo dục cho tốt.
    – Ý tiếp theo ông Đào cho rằng đạo đức xã hội đang suy đồi, tội ác lộng hành v.v..chung quy là do giáo dục. Vậy thử hỏi ông Đào nền giáo dục rát tồi nầy do ai đẻ ra vậy, có phải do đảng của ông không ? Và những cuộc cướp đất của dân, đẩy dân vào vòng oan sai, lâm cảnh màn trời chiếu đất có phải do cán bộ đảng không ? Và tham nhũng hàng trăm tỉ, thất thoát hàng ngàn tỉ của dân có phải do cán bộ đảng không ? Đảng của ông lãnh đạo tuyệt vời sao lại không thể giáo dục nổi cán bộ, đảng viên, lại càng ngày lại càng đẩy dân tộc, đất nước vào con đường lac hậu, bần cùng, thua cả Lào, Cam bốt, Thái Lan…Tóm lại, ông Đào tự hào về cái nỗi gì ? ( về cái sự cai trị bằng cách bao che , dối trá, lừa gạt, mị dân chăng ? )

  2. Mấy mươi năm ngột ngạt
    Trong một mớ giáo điều.
    Khí chất người Đại Việt
    Đã suy giảm khá nhiều.

    Cần phải có ai đó,
    Những trí thức tinh hoa,
    Nặng nghĩa với dân tộc,
    Chấn hưng lại nước nhà.

    Họ tập hợp nhau lại
    Dịch sách của Tây Phương
    Về dân quyền, chính trị,
    Kinh tế và thị trường.

    Việc làm ấy cần thiết
    Để khai trí cho dân.
    Dân trí được khai sáng,
    Xã hội sẽ tốt dần.

    Đó là cách mà nhóm
    Của Fukuzawa
    Thực thi thời Minh Trị
    Nhằm chấn hưng nước nhà.

    Chính nhờ biết tỉnh ngộ,
    Mở cửa với Phương Tây,
    Mà nước Nhật lạc hậu
    Hùng mạnh như ngày nay.

    Đành rằng ta, nói thật,
    Người dân ta bây giờ
    Quen cách sống khôn lỏi.
    Với chính trị – hững hờ.

    Thay cho việc đọc sách,
    Người Việt thích bia hơi,
    Thích ngắm gái, tư lợi,
    Bảo thủ và lắm lời…

    Thực tế là như vậy
    Ở nước ta, Việt Nam.
    Việc khai trí không dễ,
    Nhưng làm vẫn phải làm.

    Nếu không, sẽ có tội
    Với Tổ Quốc, tiền nhân.
    Với thế hệ con cháu
    Và với cả nhân dân.

    Vận mệnh của đất nước
    Sẽ thế nào sau này
    Phụ thuộc vào những việc
    Chúng ta làm hôm nay.

    Thế giới đang thay đổi.
    Cả nhân loại đi lên.
    Chỉ riêng ta tụt lại,
    Nhất là về nhân quyền.

    Hãy tiếp tục công việc
    Của Cụ Phan Chu Trinh,
    Lấy nền tảng dân trí
    Xây xã hội văn minh.

    Trách nhiệm này to lớn
    Đè lên vai chúng ta,
    Mỗi con dân Đại Việt.
    Trách nhiệm với nước nhà TBT

  3. Bài này vô thưởng vô phạt, có nội dung ca ngợi công ơn trời biển của đảng, bò đỏ đọc được sáng mắt sáng lòng.
    Bài không có kết…

  4. Không nói thì thôi, còn nói thì nói cho hết đi T/G.
    Ai là người chịu trách nhiệm cho việc giáo dục? Lấy 1 chủ nghĩa hoang tưởng, lừa dối, bất nhân… làm kim chỉ nam thì kết quả phải như vậy mà thôi!!! Một xả hội mà muốn tiến thân thì phải biết nói láo, lừa trên gạt dưới, hại người để lên làm lãnh đạo, dùng bạo lực để áp chế người bất đồng ý kiến thì có khác gì các tổ chức tội phạm?
    Ngày nào còn cộng sản thì ngày đó vẫn còn đau thương và tang tóc!!!

  5. Một ông quan CS.”ở trong chăn mới biết chăn có rận” là Đoàn Duy Thành,từng
    là phó thủ tướng đã in sách để thú nhận “làm người là khó” dưới chế độ CS.
    Hiện nay,mấy quan ông quan bà mới nhận ra hay sao mà la làng trễ như vậy ?
    Cái gọi là “”đổi mới” của CS.chỉ là đi theo con đường của VNCH.mà CS.tìm đủ
    mọi cách tiêu diệt để bây giờ đổi lại như cũ.”Trí tuệ đình cao” là như thế ???

  6. Kẻ ngọng còn làm bộ trưởng giáo dục,Bộ trưởng ,phó ban tuyên huấn là kẻ trộm cắp lưu manh còn viết sách dạy người khác,trung tướng tổng cục cảnh sát anh hùng lực lượng vũ trang như tướng Thành lại là tên trộm cắp lừa đảo thì nói gì giáo dục và tuyên truyền.Phó ban tuyên huấn Trung ương như ông Hoàng mà còn cho rằng Tuyên huấn là tiêu biểu cho văn minh ( tức các nước không có tuyên huấn là không văn minh) …thì tuyên huấn chỉ quen dối trá chớ giáo dục được ai ngoài việc NGU DÂN!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây