Trương Nhân Tuấn
16-7-2020
Từ mùa hè năm ngoái đến nay, nhiều “quả bóng” được các nước chung quanh (hay có liên quan tới) Biển Đông tung ra để “thăm dò” thái độ của các bên.
Chuyện Việt Nam toan tính đi kiện. Chuyện Trung Quốc sẽ áp đặt “vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông”. Chuyện hai hàng không mẫu hạm của Mỹ tập trận ở Biển Đông đang lúc hải quân TQ tập trận ở vùng biển Hoàng Sa đầu tháng 7 vừa rồi.
Chuyện Bộ Ngoại giao Hoa kỳ ra tuyên bố ủng hộ phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của tòa PCA về Biển Đông (giải thích và cách áp dụng Luật Biển theo phụ lục VII UNCLOS)… đồng thời dựa theo nội dung phán quyết để phản bác mọi yêu sách của TQ trên vùng biển thềm lục địa của các quốc gia khác…
Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Thứ nhứt là “quả bóng” của Việt Nam. Qua các bài báo, bài phỏng vấn gần đây, các học giả cho rằng, Việt Nam toan tính đi kiện TQ trước tòa quốc tế. Các nhà bình luận đoán rằng “Hà Nội có thể nộp đơn kiện – tương tự như Philippines đã tiến hành trước đây, và đã chiến thắng Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7/2016“.
Ý kiến của cá nhân tôi biểu lộ từ lâu. Thứ nhứt, Việt Nam không phải là Phi để có thể sử dụng phương án của Phi để kiện TQ. Việt Nam bị ràng buộc với TQ bởi nhiều kết ước mà Phi không có. Thứ hai là không ai làm lại một vụ kiện có cùng nội dung (non bis in idem).
Từ năm 2008 Việt Nam và Trung Quốc đã có các cam kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển”, theo đó, hai bên “tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước”. Cũng từ năm 2008, hai bên đã có thỏa thuận “thăm dò và khai thác dầu khí”.
Nội dung của Thỏa thuận được Phát ngôn nhân BNG giải thích (20/10/2011) như sau: “Thỏa thuận đã xác định các nguyên tắc cơ bản định hướng cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và tính đến lợi ích của các bên liên quan“.
Cơ sở “luật pháp quốc tế” đó là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Tức là Việt Nam đã cam kết với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng “đàm phán hòa bình”, trên căn bản “luật pháp quốc tế” và “nhận thức chung” của lãnh đạo cấp cao.
Về nguyên tắc “non bis in idem”, mặc dầu phía nguyên đơn không phải là Phi mà là Việt Nam, nhưng bị đơn là TQ với cùng một nội dung kiện. Ý kiến của tôi từ lâu đã nói, thay vì kiện TQ (theo mô hình của Phi) thì VN nên làm sao để phán quyết 12-7-2016 của PCA trở thành “luật”. Điều này có thể đang thực hiện bằng cách thông qua các hồ sơ nộp Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ.
Có thể điều này đang xảy ra như (ý kiến của tôi). Thủ tục pháp lý này gọi là “action popularis”. Phán quyết 12-7-2016 của PCA sẽ trở thành một thứ “luật, erga omnes”, có hiệu lực bắt buộc cho tất cả các bên.
Trở lại vấn đề “đi kiện. Ngay cả khi Việt Nam thành công đưa TQ ra tòa quốc tế (tức Tòa thụ đơn và tuyên bố có thẩm quyền phân xử) thì điều nguy hiểm cho Việt Nam là nội dung “nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao”. Công hàm 1958 của Việt Nam nhìn nhận các tuyên bố của TQ về lãnh thổ và hải phận có phải là một (trong nhiều) “nhận thức chung” của lãnh đạo cấp cao hay không?
VN có khả năng “thua đậm”, nếu kiện TQ trong những điều kiện như vậy.
Ý kiến của tôi, nếu các học giả Việt Nam khăng khăng muốn kiện TQ (để hả giận) thì nên kiện TQ về các hành vi của quốc gia này thể hiện ở vùng biển Hoàng Sa. Mà muốn làm việc này trước hết Việt Nam phải “hâm nóng” vấn đề “tranh chấp chủ quyền” giữa VN và TQ đối với vùng lãnh thổ này. Đó là chưa nói đến thủ tục “kế thừa” di sản của VNCH.
Thứ hai là quả bóng thăm dò lập vùng ADIZ của TQ. Theo tôi TQ đã chuẩn bị cho việc này từ lâu, thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau. Vụ “quân sự hóa” các đảo nhân tạo, vụ thành lập Tứ sa hay việc tập trận với tàu đổ bộ đầu tháng 7 ở Hoàng Sa đều là các động thái dò chừng thái độ của Mỹ.
Trung Quốc muốn biết Mỹ sẽ phản ứng ra sao khi TQ đặt vùng ADIZ (bao gồm Trường Sa), theo đó sẽ hạn chế quyền tự do không lưu và hải hành vùng biển và vùng không gian bên trên Biển Đông.
Phản ứng của Mỹ tức thời, với hai hàng không mẫu hạm tập trận trong lúc hải quân TQ tập trận ở Hoàng Sa.
Điều này cho thấy, Mỹ không hề sợ hệ thống hỏa tiễn “chống hạm, chống tiếp cận” của TQ như TQ đã “quảng cáo” rùm beng từ nhiều năm nay.
Theo nhận định của các chuyên gia quân sự thì các loại hàng không mẫu hạm hay các chiếc thiết giáp hạm cồng kềnh sẽ không còn là ưu điểm cho chiến tranh trong tương lai. Bởi vì các loại hỏa tiễn “sát thủ hàng không mẫu hạm” (kiểu DF12 của TQ mà họ đã quảng cáo) sẽ buộc các loại tàu chiến này trách xa bờ biển đến 2 ngàn cây số. Tàu ngầm, drones, hỏa tiễn thông minh, ra đa dò đáy biển… là các loại vũ khí “thượng đẳng”.
Như vậy Trung Quốc vẫn chưa đủ “trình độ” để buộc hải quân của Mỹ “đứng ngoài Biển Đông”.
Vì vậy theo tôi, Việt Nam nhân “đà” Mỹ dùng võ nghệ dí cổ TQ vô tường thì nên có những động thái “pháp luật thông minh” làm lợi cho mình.
Quyền tự do không lưu và hải hành là một “lợi ích chung” cần được các quốc gia bảo vệ.
Quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia chung quanh Biển Đông, tuy là “lợi ích riêng” nhưng các lợi ích này bị đe dọa bởi một “kẻ thù chung”.
Mỹ đã thể hiện hành động cho Trung Quốc (và thế giới) thấy, Mỹ sẽ “một mình” bảo vệ nó bằng vũ lực.
Việt Nam và các quốc gia có chung lợi ích nên chụp lấy cơ hội (TQ đang bị lép vế) để có một “hành động pháp lý chung”, dùng pháp luật để bảo vệ lợi ích của mình một cách lâu dài. Đó là thủ tục pháp lý gọi là “actio popularis” hệ quả sao cho Phán quyết 12-7-2016 trở thành “luật” (erga omnes).
Nhưng ta không thể loại trừ “kịch bản” đại bàng Washington “vờn chơi” với con cọp Bắc kinh. Vật trân quí nào cũng có thể trao đổi hết cả. Nhứt là khi vật quí giá đó không phải của mình.
Ôi Biển Đông!
Biển Đông giống như Mẹ Việt Nam
Đã đang và sẽ nuôi lớn vươn lên hàng ngàn Thế hệ Việt Nam
Khắp chiều dài Việt Sử
Đó là lý do tại sao Dân tộc Việt Nam
Tất cả chúng ta sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu
Chống lại kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc
Đang xâm chiếm Biển Đông yêu dấu của chúng ta
The SeaCity Danang – my Second Hometown / Phố biển Đà Nẵng – Quê hương thứ Hai của tôi
*******************************************
When I was young
My beloved Mother told me that
The SeaCity Danang is my Second Hometown
All my Youth rocked by the East Sea
I was grown by the East Sea
Oh the East Sea !
The sea is where I grew up
With my brothers and sister
With my school-friends
In the SeaCity Danang – my Second Hometown
The East Sea’s breeze is blowing
And the East Sea surges with my Dream
When I was young
My beloved Mother told me that
The SeaCity Danang is my Second Hometown
It seemed that I was reborn by the East Sea
And grown in the East Sea
Even the East Sea has opened the Great Journey for Freedom
For millions of Vietnamese Boatpeople
Towards North America and Western Europe
Living in exile all over the world
The East Sea is always in our hearts and our minds
Oh the East Sea !
The East Sea is like Mother Vietnam
Who has been rising up thousands of Vietnamese Generations
That is why the Vietnamese People
We all are ready to combat and fight
Against the eternal enemy from the North
Is invading our beloved East Sea
The SeaCity Danang – my Second Hometown
My beloved Second Hometown
On the rims of the East Sea
My dear Second Hometown of the East Sea
The Hometown of my Youth
Oh my Second Hometown !
The SeaCity Danang in my heart and on my mind
MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Phố biển Đà Nẵng – Quê hương thứ Hai của tôi
********************************************
Khi tôi còn trẻ
Mẹ yêu dấu nói với tôi rằng
Phố biển Đà Nẵng là Quê hương thứ Hai của tôi
Tất cả Tuổi Thanh xuân của tôi rung chuyển bởi Biển Đông
Như Hoàng Sa bị xâm lăng Mùa Xuân 1974
Tôi đã lớn lên nhờ Biển Đông
Ôi Biển Đông!
Biển là nơi tôi lớn lên
Với anh chị em của tôi
Với bạn học của tôi
Tại Phố biển Đà Nẵng – Quê hương thứ Hai của tôi
Gió Biển Đông thổi qua.
Và Biển Đông hải triều thăng trầm cùng với Giấc mơ của tôi
Khi tôi còn trẻ
Mẹ yêu dấu nói với tôi rằng
Phố biển Đà Nẵng là Quê hương thứ Hai của tôi
Dường như tôi được tái sinh bởi Biển Đông
Và được nuôi lớn bởi Biển Đông
Ngay cả Biển Đông cũng đã mở ra Hành trình vĩ đại tìm Tự do
Dành cho hàng triệu Thuyền nhân Việt Nam
Hướng tới Bắc Mỹ và Tây Âu
Sống lưu vong trên toàn thế giới
Biển Đông luôn ở trong tim và tâm trí chúng ta
Ôi Biển Đông!
Biển Đông giống như Mẹ Việt Nam
Đã đang và sẽ nuôi lớn vươn lên hàng ngàn Thế hệ Việt Nam
Khắp chiều dài Việt Sử
Đó là lý do tại sao Dân tộc Việt Nam
Tất cả chúng ta sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu
Chống lại kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc
Đang xâm chiếm Biển Đông yêu dấu của chúng ta
Phố biển Đà Nẵng là Quê hương thứ Hai của tôi
Quê hương thứ Hai yêu dấu của tôi
Trên bao lơn biển Đông
Quê hương thứ Hai bên bờ Biển Đông
Quê hương Tuổi Thanh xuân của tôi
Ôi Quê Hương thứ Hai của tôi!
Phố biển Đà Nẵng trong trái tim tôi và trong tâm trí tôi
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT tạm chuyển ngữ sang Tiếng Mẹ
“Chuyện Bộ Ngoại giao Hoa kỳ ra tuyên bố ủng hộ phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của tòa PCA về Biển Đông (giải thích và cách áp dụng Luật Biển theo phụ lục VII UNCLOS)… đồng thời dựa theo nội dung phán quyết để phản bác mọi yêu sách của TQ trên vùng biển thềm lục địa của các quốc gia khác…”.
-Vậy là Hoa Kỳ đã đứng về phía tòa PCA “bật đèn xanh”, tạo thêm cơ sở Pháp lý QT để “Hà Nội có thể nộp đơn kiện – tương tự như Philippines đã tiến hành trước đây, và đã chiến thắng Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng 7/2016“. Đặt trường hợp VN kiện TQ với nội dung như Phi kiện TQ thì TQ có đi hầu? TQ có lẽ sẽ ko đi hầu vì đã biết rằng đi hầu sẽ thua, bởi 02 lý do sau: 1/Tòa PCA ko thể ra phán quyết lần 02 có sai khác hay có điểm mâu thuẫn với phán quyết lần 01 (nếu có thì tòa PCA phán quyết 02 lời?). 2/Nếu có sai khác hay có điểm mâu thuẫn với phán quyết lần 01 thì đồng nghĩa rằng “Bộ Ngoại giao Hoa kỳ ra tuyên bố ủng hộ phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của tòa PCA về Biển Đông” là chưa đúng hẳn, là chưa thỏa đáng cho phía TQ?
Biển Đông: Việt Nam nên làm gì ???
Việt Nam khác xa Phi Luật Tân ở vài điểm chính:
1)- VN bị ràng buộc pháp lý với TQ qua “bức công hàm PVĐ bán nước nhượng chủ quyền biển đảo HS-TS (1958)”. Thời kỳ đó bức công hàm này không có giá trị nào cả, vì HS-TS không thuộc về VNDCCH (HĐ Geneve 1954). Nhưng từ khi miền Bắc xâm chiếm miền Nam (30-04-1975) với viện trợ quân sự ồ ạt của TQ, chính phủ VNDCCH nghiễm nhiên trở thành ông chủ toàn cõi đất nước VN, bao gồm luôn HS-TS. Do đó VN bây giờ không đủ tính cách pháp lý để cãi lại TQ trước tòa án quốc tế;
2)- Trong khi đó Phi Luật Tân không hề bị ràng buộc pháp lý gì với TQ. Phi đã công khai kiện TQ ra tòa án Trọng Tài và chiến thắng vẻ vang với phán quyết 2016;
3)- VN luôn luôn coi Mỹ như kẻ thù (đế quốc), trong tâm khảm những người miền Bắc CS còn tôn thờ chủ nghĩa CS. HK không bao giờ đặt niềm tin với VN vì thủ đoạn “đu dây lưu manh” VN không bao giờ là đồng minh của HK;
4)- Trong khi đó Phi vốn là thuộc địa cũ của HK, lại chính thức ký kết đồng minh với Mỹ từ lâu, cho nên Mỹ còn tin tưởng họ.
5)- VN vốn dĩ là thuộc địa của TQ, kinh tế bị lệ thuộc 100% vào TQ. Mỗi khu rừng chỉ có một con cọp ngự trị làm chúa tể. VN muốn rước Mỹ vào đầu tư ồ ạt thì phải hất cẳng con cọp TQ ra ngoài trước. Bằng cách nào ? Có sống qua nổi một tuần không khi mà tất cả mọi nhà máy, cty, cửa hàng, hotel TQ đóng cửa, nhà băng bị phá sản ? Chưa nói tập đoàn lãnh đạo ĐCS VN (Bộ Chính Trị, Quốc Hội, Nhà Nước) đã bị người Hoa len chân vào gây áp lực. TQ đã đội cái vòng Kim Cô lên đầu họ từ ngày ông Hồ về nước (1930). Mỗi lần VN nhúc nhích muốn cãi lại lệnh Bắc Kinh thì TQ niệm thần chú xiết chặt vòng kim cô …đố có tên Tôn Hành Giả nào dám hó hé. Hãy xem gương Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) và cố CT Trần Đại Quang thì biết. Nhìn xem NP Trọng, NX Phúc, NTK Ngân im thin thít thì rõ.
6)- Lãnh đạo ĐCS, Quốc Hội và Nhà Nước có dám ra mặt tuyên bố từ bỏ chế độ XHCN, chấm dứt tất cả liên lạc thương mại với TQ, đóng cửa biên giới, đuổi cổ hết thương gia công nhân TQ về Tàu không ? Có dám ra lệnh Tổng Động Viên để đem quân ra mặt trận chống xâm lược, huy động hải quân và không quân để bảo vệ biển Đông và bầu trời quê hương không ? Có dám cách chức hết mọi tướng tá “làm tay sai cho Tàu” không ?
7)- Lãnh đạo Đảng và Nhà Nước có dám mở tung cửa nhà tù thả hết mọi tù nhân lương tâm chính trị không ? Có dám mời những người tài giỏi thuộc hàng ngũ Ngụy quân ra giúp nước không ? Có dám long trọng tuyên bố sám hối trước toàn dân, nhất là đồng bào miền Nam bị ngược đãi bị khủng bố từ 45 năm qua ? Có dám tổ chức bầu cử phổ thông dân chủ tự do để toàn dân bầu lên người đại diện xứng đáng ?
Kết luận: Nếu VN không có can đảm thực hiện những bước căn bản đó thì đừng bao giờ nghĩ HK sẽ đứng sau lưng giúp đỡ.
(https://baotiengdan.com/2020/07/16/bien-dong-viet-nam-nen-lam-gi/)