“Thế lực thù địch” ở đâu?

Vũ Hữu Sự

5-7-2020

Không biết từ bao giờ, câu “thế lực thù địch” đã trở thành câu cửa miệng của tất cả các vị lãnh đạo từ to đến nhỏ, từ xã phường đến trung ương của nước ta.

Những thằng đấu tranh chống ông bạn “16 chữ vàng” chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, đưa tàu vào xâm phạm lãnh hải của ta, đâm chìm tàu của ngư dân ta: Thế lực thù địch.

Những thằng phản đối Foomosa gây ô nhiễm môi trường, làm chết hết cá biển: Thế lực thù địch.

Những thằng phản đối dự án Bauxte Tây Nguyên: Thế lực thù địch.

Những thằng phản đối dự luật đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong: Thế lực thù địch.

Những thằng nói xấu đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông: Thế lực thù địch.

Những thằng phản đối cướp đất ở Thủ Thiêm, Văn Giang, Lộc Hưng… thế lực thù địch.

Những thằng nói lên sự thực vụ Đồng Tâm: Thế lực thù địch.

Những thằng lên tiếng về vụ giám đốc thẩm ngồi xổm lên pháp luật vụ án Hồ Duy Hải, trong đó có cả những đại biểu quốc hội như Lê Thị Nga, Lưu Bình Nhưỡng, Trương Trọng Nghĩa… thế lực thù địch.

Tóm lại là tất cả những ai cất lên tiếng nói đúng “lòng dân” nhưng trái với “ý đảng” thì đều là thế lực thù địch. Bất cứ ai, đã tót lên được cái ghế lãnh đạo, từ lãnh đạo xã phường trở lên, là nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch.

Chủ nghĩa xã hội là hình thái xã hội tiên tiến nhất, tốt đẹp nhất, là đỉnh cao chói lọi của trí tuệ loài người, là một chế độ “dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản (lời phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan)”, nhưng sao dưới chế độ tiên tiến nhất, tốt đẹp nhất, là đỉnh cao chói lọi của trí tuệ loài người, dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản ấy, lại lắm thế lực thù địch thế?

Nếu bị rất nhiều thế lực thù địch ngăn cản, chống phá, thì đến bao giờ chúng ta mới vượt qua được thời kỳ quá độ để đến chủ nghĩa xã hội? Một trăm, hai trăm, năm trăm, một nghìn năm? Ở các nước tư bản dẫy chết như Mỹ, Anh, Pháp… họ có thế lực thù địch không?

Một câu hỏi được đặt ra, là nếu chế độ của chúng ta thực sự là một chế độ tiên tiến nhất, tốt đẹp nhất, thực sự là đỉnh cao chói lọi của trí tuệ loài người, thực sự là chế độ “dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản” thì làm gì có thế lực thù địch? Mà nếu có, thì thế lực đó cũng nhanh chóng chết yểu, vì làm gì có lý do để tồn tại?

Xưa nay, người ta chỉ thù địch với những chế độ lạc hậu, xấu xa, những chế độ thiểu năng trí tuệ, độc tài, không có dân chủ, chứ ai lại đi thù địch với những chế độ tốt đẹp?

Cứ như những điều các vị nói ra, thì thế lực thù địch có ở khắp nơi. Nhưng sao mấy chục năm nay lực lượng công an “giỏi nhất thế giới” chẳng bắt được một tên “thế lực thù địch” nào, mà chỉ thấy tòa án ấn tội giết người lên đầu những Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Trần Văn Thêm, Mưu Quý Sường, Hồ Duy Hải… hay tất cả những người đó đều là thế lực thù địch?

Và nếu cứ cách nhìn này, thì tôi e có lúc hơn 90 triệu dân sẽ trở thành “thế lực thù địch”.

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. HỌC GIẢ NGUYỄN DUY.

    Phúc chu thủy tín dân do thủy (*)

    Thượng sách muôn đời lấy dân làm gốc
    nhân dân đây
    cái gốc quốc gia này.

    Bán mặt cho đất
    bán lưng cho trời
    nhân dân mẹ cha
    nhân dân ông bà
    nhân dân tổ tiên
    nhân dân nguồn cội
    hột gạo củ khoai nuôi nấng cả giống nòi.

    Mảnh đất truyền đời
    chát mồ hôi
    đắng máu
    lớp lớp anh hùng áo vải
    lớp lớp xác người giữ đất
    vẫn nhân dân.

    Sao nên nỗi người cày không có ruộng
    luật hoang vu hoang hóa nhân tình?

    Sao có kẻ sống mọt đời vắt vểu
    ăn quả trên cành tè axit gốc cây?

    Ai ủ cái ung mủ tanh khoang mũi
    ngửi hoa hồng sặc một mùi hôi?

    Ai nuôi cái mù lòa đáy mắt
    nhìn nhân dân ngấp ngoáng bóng thù?

    Ai lăm lăm đẩy dân sang phía địch
    tự biến thành thù địch trước nhân dân?

    Lai tỉnh
    hỡi lương tri
    lai tỉnh!

    (*) Lật thuyền mới biết dân là nước
    (Quan hải, Nguyễn Trãi)

    Nguồn Mạng.

  2. Sinh nghi ta viết một bài hành
    Vợ nghi chồng, em út nghi anh
    Cha nghi con cái, bè nghi bạn
    Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành
    Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm
    Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh
    Ngay ta khi viết bài in báo
    Cũng nghi mình kiếm chác công danh
    Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt
    Chén kiểu thường nghi kỵ chén sành

    Thời buổi công hầu như chén cứt
    Thiếu chó, mèo ăn cũng rất nhanh
    Mèo ăn cho chó leo bàn độc
    Vừa sủa vừa nhai riết cũng rành
    Trẻ con khát sữa ai cho bú
    Vú mẹ gầy, sâu rúc nồi canh

    Quang Trung bỏ núi Tây Sơn xuống
    Hoảng hốt vì gương vỡ chẳng lành
    Nguyễn Du chỉ một đêm dạo phố
    Đoạn Trường ngồi viết lại Tân Thanh
    Thuý Kiều phát triển nhiều như thế
    Thảo nào đất nước hoá lầu xanh
    Nhà tù phát triển nhiều như thế
    Sĩ tử làm sao dám học hành

    Ta làm thơ mà lòng đứt ruột
    Suốt đời bao tử chạy loanh quanh
    Lãnh tụ nói: đói quên nghi kỵ
    Ơn ấy ngàn năm sáng sử xanh! BCV

  3. Nhà cầm quyền xem bất cứ những ai chống lại với họ là “thế lực thù địch” là đúng chớ có sai đâu mà cãi. Ngược lại, những người mà nhà cầm quyền gọi là thế lực thù địch cũng được quyền gọi nhà cầm quyền là “thế lực thù địch” – nghĩa là 2 lực lượng kình chống nhau chưa phân thắng bại thì bên nầy được gọi bên kia là “địch”. Muốn biết phía nào đúng hay sai phải lấy lợi ích Quốc gia, Dân tộc và pháp lý, đạo lý làm cơ sở soi xét
    mới biết bên nào dúng, sai? – Hai đội bóng đá trên sân cỏ, khi giao đấu, bên nầy được gọi bên kia là “địch thủ”?.

  4. Thầy giáo Đào Quang Thực
    Toà tuyên mười bốn năm
    Cộng năm năm quản chế .
    Thoạt nghe tưởng nghe nhầm .

    Vì Thầy chỉ đơn giản
    Phản đối Formosa ,
    Bảo vệ môi trường sống
    Cho đất nước , quê nhà .

    Thế mà toà lại khép
    Tội lật đổ chính quyền .
    Lật được các ông khối .
    Thằng toà này bị điên .

    Lại lần nữa bức xúc
    Với tư pháp nước ta .
    Lần nữa không kìm được ,
    Muốn văng : Địt Mẹ Toà ! TBT

  5. PCT Nguyễn Thị Doan nói . Tuy nhiên bà này cũng có câu để đời nói về tình hình xã hội: „Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”, và dân chủ gấp vạn lần mà lại ăn không từ thứ gì thì bà Doan đúng là 1 người ăn nói câu trước không thể chấp nhận câu sau – vì thế thì dân cần thứ dân chủ đó để làm gì khi các quan chức „ăn“ như vậy! Sống ở các nước pháp quyền không thấy họ sử dụng khái niệm tương tự „lực lượng thù địch“, mà họ chỉ sử dụng các khái niệm: ví dụ cần cảnh giác các đối tượng cực đoan có dấu hiệu vi hiến, vi phạm pháp luật như những đối tượng phân phân biệt chủng tộc, cực hữu, cực tả và có chủ trương dùng bạo lực, thành lập đảng phái có chủ trương lật đổ chế độ … Còn ở Việt nam thì đúng là từ sau khi hệ thống các nước XHCN bị sụp đổ ào ào thì Việt Nam vẫn muốn giữ tư tưởng cũ (hiện hỏi đảng viên vậy những gì diễn ra ở Việt nam có đúng tinh thần Karl-Marx, Ăng-Ghen (Engels) hay Lenin không thì chắc cơ bản là lắc đầu) và quan trọng nhất là muốn giữ chế độ độc đảng – điều ở các nước XHCN trước đây ở Châu Âu nay coi là điều cấm kỵ được hiến định, vì họ thấy từ lí do đó gây ra nhiều điều bất lợi cho đất nước do sẽ dẫn đến thiếu dân chủ! Và thực ra cũng dễ hiểu, vì loài người đã qua lịch sử lâu dài chế độ quân chủ biết một khi đã độc quyền quyền lực thì việc lạm dụng quyền lực có thể nói là TẤT YẾU VÀ CÓ THỂ NÓI Ở ĐÂU CŨNG VẬY CHỨ CHẢ RIÊNG Ở VIỆT NAM (Quyền lực dẫn đến tha hóa, quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối) và hiện nay nạn tham nhũng chỉ là 1 biểu hiện của sự tha hóa và hiện nay ai tin vào ở Việt nam mọi cái sẽ đưa được vào trật tự (nhốt quyền lực vào lồng?!), để rồi „xử lý mọi tệ nạn, kể cả nạn tham nhũng không có vùng cấm“(?!). Chỉ cần suy nghĩ giản đơn nhất: „dao sắc không gọt được chuôi“ sẽ hiểu được lí do vì sao họ cứ loay hoay mãi không xử lý được các tệ nạn – dù là mười mươi như Thủ Thiêm. Và 1 điểm thú vị là từ miệng người đứng đầu nhà nước như ông Trọng đến nhân vật thấp hơn như bí thư Nhân mới đây ở TPHCM ngày 23/6/2020 mỗi khi nhắc tới xử lý đảng viên (quan chức không hề thấy nhắc 1 câu đau lòng khi dân bị xử lý – dù là tử hình!) đều giống nhau: “Bản thân tôi mỗi lần xét kỷ luật các đồng chí của mình cũng đau lòng lắm…“ . Và nếu ai hiểu đặc thù ở Việt Nam nếu không có việc „xét kỷ luật“ hay khai trừ … thì còn lâu mới có chuyện „khởi tố, truy tố ra tòa …“ cho thấy những điều gọi là „Thượng tôn pháp luật“ chỉ được nói đến, chứ thực tế thì lại khác hẳn – VÀ ĐÓ LÀ KHÁC BIỆT CƠ BẢN VỚI CÁC NƯỚC PHÁP QUYỀN THỰC SỰ.

  6. Sau thế chiến thứ 2, nước Nhật từ một đống tro tàn đổ nát mà chi 10 năm sau đó đã viện trợ giúp Việt Nam xây đập thủy điện Đa Nhim (1955) để chuẩn bị xuất cảng ồ ạt các mặt hàng gia dụng cần dùng đến nguồn điện đó. Việt Nam ta thì 45 năm sau vẫn còn than thở vì hậu quả chiến tranh nên đất nước vẫn còn nghèo. Một chế độ XHCN tuyệt vời nhưng nhìn đâu cũng chỉ thấy thế lực thù địch và lúc nào cũng sống trong nơm nớp lo sợ. Bài học từ các chế độ độc tài trên thế giới cho thấy mức độ sợ hãi luôn được phản ảnh bằng những việc gia tăng bắt bớ và tiêu diệt những tiếng nói của lương tâm. Vói kiểu suy nghĩ của những kẻ lãnh đạo sống trong hoang tưởng, Việt Nam còn mãi mãi chìm đắm trong tăm tối, một vài thế kỷ nữa cũng chưa thể khá lên được bằng ai.

    • Sống trong lo sợ là tâm trạng chung của những kẻ sống ngoài vòng pháp luật hoặc tâm trạng của những kẻ đã làm những điều đi ngược lại những tiêu chuẩn luân lý, đạo đức, an sinh xã hội. Cộng sản Việt Nam, một Lê Chiêu Thống hay một tội phạm của thế kỷ, nên chúng nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch” là chuyên đương nhiên. Ở các nước tự do dân chủ, sự phản kháng của người dân luôn được coi trọng như những lời chỉ trích những điều sai trái của chế độ. Thay đổi là chuyện tất yếu và ở những nước luôn tìm cách thay đổi, đất nước họ mỗi ngày một trở nên văn minh tiên tiến, đời sống người dân mỗi ngày một cao hơn. Việt Nam ta quyết tâm bám víu lấy cộng sản, một chế độ sai lầm và lạc hậu, bị cả thế giới ruồng bỏ, thì tụt hậu là chuyện không thể nào tránh được.

Comments are closed.