Tin Biển Đông
Bất chấp nguy cơ đối đầu quân sự với Mỹ, Trung Quốc vẫn quyết chơi tất tay ván bài ở Biển Đông, nhằm gỡ gạc lại thiệt hại từ đại dịch Covid-19, giải cứu uy tín cho Tập Cận Bình, cũng như răn đe Đài Loan và các quốc gia khác.
Hôm 25/5, trang tin News của Úc cho biết, Bắc Kinh có hành động quân sự táo bạo khi Chủ tịch Tập Cận Bình triển khai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông tham gia khóa huấn luyện ở Vịnh Bohai, sẽ sớm đi về phía nam và cuối cùng sẽ tiến sâu vào Biển Đông, nhằm tạo ra sự căng thẳng với Mỹ và Úc.
Ngày 26/5, Báo Thanh Niên có bài: Ý đồ của Trung Quốc khi sắp tập trận lớn trên Biển Đông. Trung Quốc sắp tổ chức tập trận quy mô lớn, gồm có tàu sân bay đổ bộ lên đảo ở Biển Đông và vùng biển trong khu vực.
Theo học giả Stephen Robert Nagy, từ Quỹ Châu Á – Thái Bình Dương ở Canada, nhận định, việc tập trận nhằm thể hiện 3 thông điệp: (1) Trung Quốc muốn người dân nước này thấy sức mạnh quốc gia vẫn được duy trì sau đại dịch Covid-19; (2) Răn đe Đài Loan; và (3) Cho Washington biết Bắc Kinh vẫn không từ bỏ tham vọng đối với vùng biển này.
RFI có bài phỏng vấn chuyên gia Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp: Trung Quốc lấn, Mỹ làm căng, Việt Nam chờ thời. Ông Tréglodé nói về chính sách của VN như sau: “Hà Nội đang nêu ra khả năng đe dọa đối tác Trung Quốc và báo với cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam sẵn sàng làm như Philippines từng làm, có nghĩa là viện đến công lý quốc tế để có thể làm nổi rõ những tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
Mời đọc thêm: Tàu sân bay Sơn Đông bất ngờ ra khơi, tham gia tập trận ở Biển Đông? — Cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo rầm rộ sắp tới của Trung Quốc thể hiện điều gì? (DV). Bài của kỹ sư Dương Ngọc Thái: Biển Đông trên mạng (VNE). – Đằng sau tuyên bố trồng rau tại Phú Lâm của Trung Quốc (RFA). – Việt Nam trong chính sách vùng đệm của Trung Quốc (RFA).
Hối lộ ở Việt Nam nhưng Nhật Bản phát hiện
Báo chí trong nước dẫn tin từ các hãng truyền thông của Nhật, cho biết, Công ty Tenma của Nhật khai báo với Tòa án Tokyo rằng, một công ty con của hãng là Công ty TNHH Tenma Việt Nam đang hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh, đã hối lộ cán bộ nhà nước Việt Nam với số tiền khoảng 5,4 tỷ đồng để được miễn truy thu thuế nhập khẩu lên tới 400 tỷ đồng.
Báo Thanh Niên có bài: Cán bộ thuế, hải quan nhận hối lộ 5 tỉ đồng của công ty Nhật? Bái viết dẫn nguồn từ báo Asahi Shimbun của Nhật, cho biết, “các công tố viên Tokyo đánh giá hành vi trên của Tenma vi phạm luật Phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản, có nội dung nghiêm cấm hối lộ cho công chức nước ngoài”.
Chiều nay, báo Tuổi Trẻ cho biết, đoàn thanh tra Bộ Tài chính đang vào cuộc thanh tra Cục thuế Bắc Ninh và Cục Hải quan Bắc Ninh để báo cáo nhanh cho Thủ tướng về vụ việc.
Hành vi hối lộ xảy ra ở Việt Nam, gây thiệt hại cho đất nước này, nhưng lại được giới chức nước ngoài phát hiện, cho thấy năng lực phòng chống tham nhũng của nhà nước Việt Nam vô cùng kém cỏi.
Đầu năm nay, Tổ chức Hướng tới Minh bạch đệ trình báo cáo về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng cho biết, năm 2019, dù Việt Nam có sự chuyển biến tích cực trong công cuộc phòng chống tham nhũng, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50. Điều này cho thấy, tham nhũng trong khu vực công vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.
Cũng liên quan đến tham nhũng, Báo Tuổi Trẻ đưa tin, sáng nay, Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đã nhóm họp và chỉ đạo nhanh chóng tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh 6 vụ án lớn trong thời gian tới.
Các vụ án được chỉ đạo xử lý gồm: Công ty Nhật Cường, được dư luận đồn đoán là “sân sau” của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Công ty Gang thép Thái Nguyên, liên quan đến sai phạm của đương kim Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải; Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, liên quan tới gia tộc Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy thành Hồ; Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn; Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 và Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Việt Nam chống tham nhũng không dựa vào nền tảng pháp quyền và minh bạch thông tin, mà lại phụ thuộc vào các “chỉ đạo chính trị”. Đó là hành động chống có chọn lọc và chống cho mục đích thanh trừng phe nhóm.
Mời xem thêm: Nghi vấn Tenma Việt Nam đưa hối lộ: ĐBQH nói gì? (ĐV). – Nghi án Tenma Việt Nam hối lộ 5 tỉ: “Làm gì có chuyện ấy (LĐ). – Bộ trưởng Tài chính trả lời ‘nóng’ vụ hối lộ quan chức thuế, hải quan (VNBiz). – Vụ nghi vấn nhận hối lộ 25 triệu yên: Công an Bắc Ninh vào cuộc điều tra (DT).
Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục bị tố “tàn phá đất đai của người bản địa Cambodia”
Tối 25/5, báo Phnom Penh Post của Cambodia đưa tin báo cáo buộc Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã tàn phá đất đai của các cộng đồng người bản địa ở Cambodia, dựa trên thông cáo báo chí từ tổ chức Công bằng Cambodia (Equitable Campuchia) và Phát triển Toàn diện Quốc tế (Inclusive Development International) công bố hôm thứ Hai.
Bài báo có tựa đề “Công ty Việt Nam phá hủy đất bản địa”, cho biết, theo cam kết trong thỏa thuận hòa giải năm 2015, thì HAGL phải trả lại một vùng đất được cho là linh thiêng của cộng đồng người bản địa ở tỉnh Ratanakkiri. Tuy nhiên, HAGL lại tiến hành san ủi, “giải phóng mặt bằng” vào tháng Ba vừa qua.
Bài báo trích lời người đại diện cộng đồng người bản địa, cho biết, “trong khi cộng đồng chờ đợi sự phê chuẩn chính thức của Bộ Nông Lâm và Thủy sản về việc trả lại đất đã bị trì hoãn do dịch Covid-19, công ty (HAGL) đã san phẳng hai ngọn núi linh thiêng, vùng đất ngập nước, khu vực săn bắn truyền thống và khu chôn cất”. Người này nói rằng, việc giải phóng mặt bằng đã phá hủy rừng già và gây ra tác hại không thể khắc phục đối với vùng đất có giá trị tinh thần vô giá đối với cộng đồng.
Ông David Pred, Giám đốc điều hành của tổ chức Phát triển Toàn diện Quốc tế, nói: “…Việc công ty này (HAGL) lợi dụng đại dịch toàn cầu để san ủi đất đai bản địa một cách bất hợp pháp là đặc biệt nghiêm trọng”.
Ông Eang Vuthy, Giám đốc điều hành của tổ chức Công bằng Campuchia yêu cầu “HAGL phải ngừng giải phóng mặt bằng ngay lập tức, trả lại đất và bồi thường cho tất cả những thiệt hại đã gây ra cho người dân Ratanakkiri”.
Được biết, năm 2013, tổ chức vận động bảo vệ môi trường Global Witness công bố báo cáo nói rằng, HAGL đã có các hoạt động “cướp đất” và “phá rừng” khi hoạt động tại tại Lào và Cambodia. Theo Vnexpress cho biết, hai ngày sau khi Global Witness công bố báo cáo , bầu Đức mất 300 tỷ, và thiệt hại còn có thể tiếp tục gia tăng.
Tin Nhân quyền
Hôm 25/5, Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RFS) ra thông cáo báo chí, yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức hai nhà báo Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy, và kêu gọi các đối tác kinh doanh của Hà Nội, đứng đầu là EU và Hoa Kỳ, cần gây sức ép, buộc Hà Nội chấm dứt chiến dịch đàn áp mới này.
Người đứng đầu Văn phòng RSF tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Daniel Bastard, cho biết: “Vụ bắt giữ gần như đồng thời của Phạm Chí Thành và Nguyễn Tường Thuỵ gửi một thông điệp vô cùng rùng mình đến tất cả những người đang cố gắng duy trì một cuộc tranh luận công khai tại Việt Nam…”
Tổ chức này cũng cho biết, từ lâu Việt Nam đứng gần dưới đáy của bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới. Việt Nam đứng vị trí 175 trên 180 quốc gia trong bảng xếp hạng năm 2020.
BBC có bài phỏng vấn các nhà hoạt động: Giới hoạt động lên án những vụ bắt giữ mới nhất. Tác giả Quốc Phương đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải là dấu hiệu của một ‘chiến dịch’ mới nào đó”? Nhà báo Mạc Việt Hồng từ Ba Lan, nhận định: “Tôi không nghĩ là có chiến dịch nào cả. Việc bắt bớ các nhà hoạt động trong những năm qua diễn ra gần như đều đều. Cứ lâu lâu họ lại làm một ‘mẻ’, xử tù hết ‘mẻ’ đó; hoặc đổi chác, phóng thích ra nước ngoài một số người ‘nặng ký’ thì họ lại bắt tiếp những người khác thế vào. Việc bắt bớ này sẽ vẫn tiếp tục một khi chế độ cộng sản còn tồn tại.”
Báo Người Việt hôm 24/5 đưa tin, “Hội Nhà Báo Độc Lập vẫn hoạt động dù quyền chủ tịch bị bắt”. Nguồn tin này nói rằng, dù Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Quyền Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy đều bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam, Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động dựa trên tôn chỉ, mục tiêu thành lập của Hội, nhấn mạnh đối thoại, phản biện ôn hòa.
Được biết, chiều 25/5, bà Phạm Thị Lân, vợ ông Nguyễn Tường Thụy, dưới sự đồng hành của một số nhà hoạt động, đã đi từ Hà Nội vào Sài Gòn để tìm kiếm luật sư và gửi đồ thăm nuôi cho chồng mình. Đến tối 26/5, bà Lân thông báo trên facebook cá nhân cho biết, đã gửi được đồ thăm nuôi cho ông Thụy.
Cũng tin nhân quyền, hôm 25/5, Nhà Xuất bản Tự do thông báo, họ đã được ủy quyền phát hành các tác phẩm của nhà văn Phạm Thành. Theo đó, ấn phẩm “Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo” của nhà văn Phạm Thành sẽ được phát hành miễn phí dưới dạng sách điện tử (ebook) tại website của Nhà xuất bản Tự Do trong thời gian tới.
Bằng cách hỗ trợ phát hành ấn phẩm này, Nhà xuất bản Tự Do khẳng định, sẽ luôn đứng cạnh những người cầm bút độc lập, những người đã can đảm chống lại kiểm duyệt và bạo quyền.
Dầu phải chết một phần ta, cứ chết!
Không kêu ca, không tiếc hối, than phiền.
Quyết không để cả đoàn tan nát hết.
Bạn thuyền ơi! Nỗ lực bơi chèo lên! Tố Hữu
Mấy mươi năm ta sống
Trong giả dối, vô thần,
Nhiều giá trị dân tộc
Đang mất dần, mất dần.
Giả dối làm chai sạn
Tâm hồn của con người.
Vô thần làm người ác,
Không sợ gì trên đời.
Không sợ Trời và Phật.
Càng không sợ lương tâm.
Cái xấu thay cái tốt
Qua nhiều tháng, nhiều năm.
Một khi lương tâm chết,
Ăn cắp ở nước ngoài,
Và cả câu trộm chó
Chẳng vương vấn lòng ai.
Ngoài đói nghèo, lạc hậu,
Bạo lực và chiến tranh,
Dân tộc ta phải chịu
Một vết thương lâu lành.
Đó là sự suy thoái
Về đạo đức giống nòi.
Tôi viết mà đau lắm.
Các bác hiểu cho tôi
Mấy mươi năm ta sống
Như trong cơn bóng đè.
Ta quằn quại, dãy dụa
Với hơi thở nặng nề.
Để thoát cái bóng ấy,
Chỉ một cách, đó là
Mở toang hết cửa sổ.
Bật hết đèn trong nhà.
Và rồi ta sẽ thấy,
Nhờ ánh sáng mặt trời.
Bộ mặt cái bóng ấy.
Cả mặt ma, mặt người. THÁI BÁ TÂN
Tôi không biết ông Thiệu,
Yêu mến lại càng không,
Nhưng buộc phải thừa nhận
Một thực tế đau lòng,
Rằng ông ấy nói đúng,
Thời còn ở Miền Nam:
“Đừng nghe cộng sản nói.
Hãy xem cộng sản làm!”
Tôi sống ở Miền Bắc
Sáu mươi lăm năm nay,
Và buộc phải thừa nhận
Một thực tế thế này:
Rằng ta, đảng, chính phủ,
Thường hay nói một đàng
Mà lại làm một nẻo.
Nhiều khi không đàng hoàng.
Đảng, chính phủ luôn nói,
Mà nói hay, nói nhiều,
Rằng sẵn sàng chấp nhận
Những ý kiến trái chiều.
Vậy mà một nhà báo,
Nói ý kiến của mình,
Nói đàng hoàng, chững chạc,
Có lý và có tình,
Liền bị buộc thôi việc.
Ai cũng hiểu vì sao.
Không khéo lại tù tội.
Như thế là thế nào?
Như thế là các vị
Mặc nhiên thừa nhận mình
Không làm như đã nói,
Gây bức xúc dân tình.
Là một người yêu nước
Là công dân Việt Nam,
Tôi mong đảng đã nói,
Là nhất thiết phải làm.
Vì đó là danh dự,
Niềm tin và tương lai.
Hãy chứng minh ông Thiệu
Nói như thế là sai.
PS
Tôi không biết ông Trọng,
Yêu mến lại càng không,
Nhưng là chỗ người lớn,
Tôi thành thật khuyên ông
Rút cái giấy sa thải
Một nhà báo công minh.
Phần ông, nếu phục thiện,
Cũng nên xem lại mình.
Tôi nhận hưu nhà nước
Cũng đã mấy năm nay.
Hy vọng còn được nhận
Sau bài thơ ngắn này. THÁI BÁ TÂN
Người bất đồng chính kiến,
Chỉ trích nhà nước mình
Là những người yêu nước,
Dám chấp nhận hy sinh.
Lên tiếng nói phản biện
Là biểu hiện tối cao
Của tinh thần yêu nước,
Yêu quốc dân đồng bào.
Khi chính quyền sai trái,
Mà người ta lặng thinh,
Tức người ta đồng lõa
Phản bội đất nước mình. THÁI BÁ TÂN
Ngạc nhiên – báo Giáo Dục,
Báo của đảng, hôm nay,
Có bài đáng chú ý
Và rất đúng, thế này:
Để không bị quy kết
“Chống đảng”, “chống chính quyền”,
Và “suy thoái tư tưởng”,
Người dân, muốn được yên
Thì buộc phải nói dối.
Vờ không thấy, không nghe.
Không suy nghĩ, không biết.
Mọi cái sẽ ô-kê.
*
Xin cảm ơn báo đảng
Đã nói hộ lòng dân.
Thực tế đúng như vậy,
Được chứng minh nhiều lần.
Xã hội ta giả dối
Chính là do điều này.
Một khi đảng biết thế
Thì mong đảng từ nay
Cho phép dân được nói
Đúng suy nghĩ của mình.
Đó sẽ là khởi điểm
Một xã hội văn minh. THÁI BÁ TÂN
“Hành vi hối lộ xảy ra ở Việt Nam, gây thiệt hại cho đất nước này, nhưng lại được giới chức nước ngoài phát hiện, cho thấy năng lực phòng chống tham nhũng của nhà nước Việt Nam vô cùng kém cỏi”
Thằng nào cũng ăn ngập họng giống nhau thì làm sao mà phát hiện, chẳng qua do chúng ăn chia không đều nên tố ngược và bị lộ.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi! Thơ N Đ K