Chứng cứ không rõ, tòa phải tuyên có lợi cho bị cáo

Nguyễn Đức

8-5-2020

Với tinh thần cải cách tư pháp mà Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã ghi nhận: Mọi chứng cứ còn hoài nghi thì phải hiểu theo hướng có lợi cho người phạm tội; Chứng cứ không rõ thì Tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội.

Tôi không rõ ông chánh án tối cao và 16 ông bà thẩm phán tối cao (thực chất là cấp dưới ông Chánh án) dựa vào căn cứ pháp luật nào để khẳng định: “Hội đồng thẩm phán thống nhất quan điểm rằng Hồ Duy Hải không bị ép cung, mớm cung, lời khai tổng cung phù hợp với chứng cứ khác như lời khai của các nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nên xác định Hải phạm tội giết người, cướp tài sản, là đúng.”

Trong khi đó, tại phiên tòa giám đốc thẩm này: Nguyên tắc suy đoán vô tội lại tiếp tục bị bỏ quên!

Rất quyết liệt, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục giữ nguyên quan điểm đã nêu trong kháng nghị đề nghị hủy án điều tra lại.

Tuy nhiên, Chủ tọa phiên giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã lấy biểu quyết, và tất cả đều 100% một cách xuyên suốt, kì diệu.

1. Vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?

Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không thay đổi bản chất vụ án”.

Đã sai sót nghiêm trọng về tố tụng thì làm sao dám nói không thay đổi bản chất vụ án!?

2. Quyết định kháng nghị của VKSNDTC có đúng pháp luật hay không?

Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không đúng pháp luật”.

Với kháng nghị rất chi tiết, chỉ rõ sai phạm trong thu thập chứng cứ, tố tụng… lẽ ra phải được Hội đồng xem xét chứ không phải phản bác “không đúng pháp luật”.

Trở lai kháng nghị của VKSTC.

Đáng chú ý, kháng nghị của VKSND Tối cao cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Cụ thể: Khám nghiệm hiện trường nhưng không thu giữ vật chứng của vụ án. Cái thớt, chiếc ghế là vật chứng quan trọng và là vật mang dấu vết của tội phạm. Khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận, chụp ảnh nhưng không thu giữ để truy nguyên là thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

Không giám định để xác định thời điểm chết của nạn nhân. Không trưng cầu giám định ngay dấu vết máu thu được khi khám nghiệm hiện trường mà để 4 tháng sau mới kết luận “mẫu dấu vết ghi thu ở ngoài cửa nhà sau và trong nhà vệ sinh Bưu điện Cầu Voi là máu người, không xác định được nhóm máu do đã bị phân huỷ”.

Ngoài ra, lời khai đầu tiên ngày 30-3-2008 của bị cáo không nhận tội nhưng lời khai này và một số lời khai của nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án…

Hội đồng thẩm phán cho rằng những kiến nghị trên của VKSND Tối cao là đúng, nhưng những sai sót này không làm thay đổi bản chất vụ án. Đề nghị CQĐT Công an tỉnh Long An tiến hành kiểm điểm làm rõ việc này.

Lần nữa, Công lý vẫn còn xa đối với Hồ Duy Hải, với phán quyết này, 17 vị thẩm phán tối cao liệu trong lương tri có 100% tin rằng mình công tâm – vô tư?!

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Cần làm sáng tỏ câu hỏi và câu trả lời
    Hỏi:
    Khi chủ tịch nước đã QĐ “hoàn thi hành án tử hình Hồ Duy Hải, vậy mà VKSNDTC còn kháng nghị vụ án, thì có đúng pháp luật hay không?

    Trả lời:
    Của 17/17 thành viên Giám đốc thẩm: Không đúng pháp luật

    Vị nào am hiểu pháp luật VN xin làm sáng tỏ thêm

    • Do chưa có chuyên gia nào có ý kiến tôi xin mạnh dạn có mấy ý kiến (tôi không phải luật sư mà chỉ có quan tâm tới pháp luật)
      Trình tự thông thường là: khi ban hành bản án mà không thể kháng án hay viện kiểm sát cũng không kháng nghị thì cuối cùng chỉ còn chờ ân xá của Chủ tịch nước, nên Tòa nói thế theo tôi hiểu theo luật pháp thông lệ là đúng – ĐỒNG HÔ QUAY XUÔI KHÔNG QUAY NGƯỢC.
      Tuy nhiên theo cách làm của Việt Nam: ý lãnh đạo cao nhất là quyết định (VÍ DỤ nhớ lời bà CTQH Ngân: Bộ chính trị đã có chủ trương, Quốc hội phải ra nghị quyết …) thì việc Viện kiểm sát ra kháng nghị là BÌNH THƯỜNG VÀ HỢP LỆ ĐỐI VỚI VN. Ở đây Viện kiểm sát ra kháng nghị sau khi Văn phòng Chủ tịch nước ra Công văn số 1639 thông báo ý kiến của Chủ tịch nước về việc tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải bị Phiên tòa này bác bỏ với lập luận: „Quyết định 639/QĐ-CTN. Quyết định số 639 còn nguyên hiệu lực và Công văn 1639 nói trên chỉ là „văn bản hành chính nên không thể thay thế Quyết định số 639 của Chủ tịch nước.“ thì tôi nghĩ lí luận của Tòa về thuần luật là ok, tuy nhiên theo cách làm của Việt nam thì lại có thể coi là TRÊU VÀO CHỦ TỊCH NƯỚC – vì Ông ta lúc này có thể nói, ừ đã nói gián tiếp là tôi làm sai chuyện đó thì đã thế tôi sẽ ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định 639/QĐ-CTN trước đây của mình và lúc đó Tòa án tối cao sẽ hết cách bác bỏ.

      • Vì thế nên chăng luật sư và bị án lúc này vẫn làm đơn kiến nghị lại Chủ tịch nước MIỄN ÁN TỬ HÌNH và kết hợp các biện pháp khác!

  2. Phiên Tòa đã được khép lại với kết quả Tòa giám đốc thẩm bác bỏ kháng nghị của Viện KSNDTC https://soha.vn/hoi-dong-tham-phan-toa-toi-cao-bat-dau-cong-bo-quyet-dinh-giam-doc-tham-vu-an-ho-duy-hai-20200508154813794.htm, và như thế nếu không ai làm động tác gì nữa thì Y ÁN TỬ HÌNH. Thú thực tôi vẫn tin là Tòa chấp nhận kháng nghị để điều tra lại, nhưng lúc này họ không chấp nhận là quyền của họ. Còn có chửi bới họ đến đâu cũng không giải quyết gì mà chỉ nên vận dụng mọi quy định và cách làm của Việt Nam để tìm mọi cách cứu vãn tình hình, nếu như bản thân Hồ Ngọc Hải không gây tội (và gia đình biết và tin điều đó). Với tôi nếu là phiên tòa bình thường thì phải cho Hải xuất hiện ở Tòa và chỉ cần NHẸ NHÀNG hỏi: Bị cáo có gây ra cái chết của 2 phụ nữ kia không. Và nếu Hải nói không gây ra thì phải lấy LỜI KHAI HIỆN TẠI chứ không được gIở hồ sơ (Án tại hồ sơ) ra để làm căn cứ kết luận. Còn nếu Hải nói: Tôi gây tội, thì nếu 1 người hiểu vụ án sẽ hỏi vài câu vặn vẹo sẽ phát hiện ra là bị cáo tâm trí, thần kinh có bình thường không. Riêng 1 vụ án để nhiều dấu tích lại rành rành (dịch nhầy cả trong người nạn nhân ) mà cuối cùng Tòa cơ bản chỉ dựa vào lời khai của bị cáo thì kém cỏi quá (Có ai giết người mà dễ dàng nhận tội khi không cóa bằng chứng chống mình – đ/c của quan tòa như ông Nguyễn Bá Son có bằng chứng rõ ràng mà vẫn còn chối đến cùng)! Chú ý khi bị cáo bị tra tấn, dọa nhiều quá và đầu óc không còn minh mẫn hay kể cả bị hoang tưởng (tâm thần nhẹ – nặng) cũng có thể kể lại những chuyện mà người khác (điều tra viên) rót vào tai cộng nhục hình đêm ngày như vụ anh Chán và nói: Vâng tôi là kẻ giết người … Vì thế khâu giám định tâm thần trước khi xử án cũng đặc biệt quan trọng! Tóm lại nếu phản đối có thể dùng lí luận sau: ĐỀ NGHỊ HỦY KẾT QUẢ XỬ GIÁM ĐỐC THẨM DO SAI SÓT THỦ TỤC TỐ TỤNG Điều 53, khoản 1, điểm c Bộ Luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 (Ông Nguyễn Hòa Bình đã tham gia trong vụ tố tụng trước đó với cương vị Viện trưởng VKSNDTC).

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây