Dân trí

Lê Vĩnh Triển

2-5-2020

Người dân sẽ hạnh phúc, đời sống tinh thần được nâng cao khi họ tin tưởng vào chính quyền và các cơ quan thực thi pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là họ không có những nỗi sợ đối với chính quyền, công an, pháp luật và tòa án…

Vậy tại sao người dân hay chính bạn vẫn có những nỗi sợ đối với các định chế này? Hay là?

– Bạn sợ chính quyền vì một cách có ý thức hay vô thức bạn cho rằng quan hệ giữa chính quyền với bạn là quan hệ cai trị – bị trị.

– Bạn sợ pháp luật vì không biết pháp luật sẽ được áp dụng như thế nào với bạn khi bạn phạm luật! (Sợ từ lúc bạn chưa vi phạm luật và cả khi đã vi phạm luật).

– Bạn sợ công an vì ý nghĩ công an có thể cho rằng bạn vi phạm luật trong khi bản thân bạn không ý thức việc đó.

– Bạn sợ tòa án vì bạn cho rằng mình thân cô thế cô khi đứng trước tòa và tòa án sẽ không xử bạn đúng với cái tội hay sự vô tội của bạn.

Nếu đó là những lý do bạn sợ thì tôi cho rằng bạn SAI do bạn không hiểu mối quan hệ của bạn (dân) và chính quyền cũng như giữa dân và các định chế kia.

Mạo muội giải thích thế này.

– Sợ chính quyền? Bạn sai vì chính quyền chỉ là một bên trong các bên trong quan hệ xã hội!

Họ đại diện cho người dân, dùng tiền thuế của dân/của bạn, do bạn bầu lên để đảm bảo các mối quan hệ xã hội được bình đẳng, công bằng, công khai và công lý được thực thi…

– Sợ công an? Bạn sai, vì công an chỉ đại diện chính quyền trong việc thực thi trách nhiệm nêu trên của chính quyền. Nghĩa là họ cũng làm việc cho bạn, đảm bảo các quyền và trách nhiệm trong các mối quan hệ xã hội.

– Sợ pháp luật? Bạn sai, vì pháp luật là các nguyên tắc hành xử đảm bảo những giá trị nêu trên của các mối quan hệ xã hội, do một nhánh của chính quyền bạn bầu lên soạn thảo và được thực thi vì lợi ích và sự an bình của chính bạn.

– Sợ tòa án? Bạn cũng sai và không việc gì phải sợ, vì tòa án là một nhánh quyền lực độc lập với chính quyền, với công an và dĩ nhiên là với cả bạn. Tất cả các bên đều độc lập trước tòa và tòa có trách nhiệm thực thi công lý để đảm bảo công bằng trong xã hội.

Còn nếu bạn đã hiểu mối quan hệ giữa bạn và chính quyền cũng như với các định chế pháp luật, công an, tòa án mà bạn vẫn sợ, thì… TÔI SAI và vấn đề lại thuộc về chính quyền và các định chế đó!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Hoàng kỳ Cờ Vàng phất phới bay cao như cánh Phượng Hoàng từ tro tàn hấp hối lại Hồ sinh
    **********************************************************

    Sử lịch đi vào Tương lai chẳng ai ngờ ?
    Ngẫu nhiên nhưng xác xuất tính được cơ !
    Xưa phe Thắng cuộc nay bọn Thua cuộc
    Thất đức mất Nhân tâm thành cà bất cà bơ
    Rớt mặt nạ lòi đuôi hại Dân bán Nước
    Bưng bô cho Mao Xếnh Xáng chính kụ Hồ
    Chí Meo bí danh Chí Phèo Thời đại
    Việt Sử đi vào Tương lai không bất ngờ ?
    Ngẫu nhiên nhưng xác xuất lại khả định
    Truyền thống Miền Nam Tự do là Giấc mơ
    Dân chủ – Dân quyền – Nhân quyền – Pháp luật
    Việt Nam Cộng Hòa nay mai vẫn bến bờ !
    Giá trị Nhân bản Khai phóng phải Vĩnh cửu
    Hoàng kỳ Cờ Vàng phất phới bay cao giơ !
    Như cánh Phượng Hoàng từ tro tàn hấp hối
    Hồi sinh bay vút Trời cao hàng triệu Ước mơ !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Tác giả này chắc ở nước dân chủ nào ở phương Tây thì phải ?
    Bởi vì ông ta viết kiểu mặc định rằng VN.đang có chế độ dận chủ mà trong
    thực tế không hề có như vậy.
    – về chính quyền theo ông ta là do “dân bầu lên” .Dân nào ờ đây cần định
    nghĩa xem có chính xác hay không,nếu dân theo CS.thì chỉ có 10 triệu là
    cùng,vậy 80 triệu người kia không phải là dân hay sao ?
    – về luật pháp thì ông ta viết ngành toà án có quyền “xử án độc lập”,chắc là
    ông ta từ trên trời rơi xuống VN.chăng ?
    – về CA.thì họ… bảo đảm các quyền của người dân ….? Có đúng không khi
    khẩu hiệu có ngay ở trụ sở CA “còn đảng còn mình” ?
    Tóm lại,tác giả SAI hoàn toàn nhưng lại gán cho người khác sai thì qủa là
    không có cái gì nguy hiểm cho bằng !

  3. Người dân sợ cái chính quyền này (của dân, do dân, vì dân) không phải là sợ trên lý thuyết.
    Người dân sợ chính quyền là vì chính quyền không thèm lý sự với dân, mà trái ý nó là nó “gô cổ” lại.

Comments are closed.