30 tháng Tư: Lại trở về với một tên gọi

Lê Thiên

29-4-2020

Hôm nay, ngày 29/4/2020. Còn một ngày nữa tròn 45 năm!

Trích điện thư (email) từ một người ở Việt Nam gửi qua: “Điều mà em chú ý là thế này: Có vô số điều em cứ nghĩ là mình đã biết, nhưng chỉ vài ngày sau đó mới nhận ra mình mới chỉ biết có một tý thôi; thậm chí có những việc em cứ tin là mình đúng, nhưng chỉ ít lâu sau lại xấu hổ, khám phá ra mình đã sai hoàn toàn, sai choe choét chòe choẹt…

Thí dụ, đã có lúc em cũng nghĩ tên Giáo phận sẽ đơn giản là lấy tên của thành phố hay tỉnh, vì vậy cho nên khi tên Saigon được thay bằng tên HCM thì Giáo phận cũng phải thay tên? Thậm chí em đã đọc rất cẩn thận văn bản của HĐGMVN thì Giáo tỉnh vẫn là Saigon; nhưng lại là Tổng Giáo Phận Tp. HCM…”

Tôi hồi đáp bức thư của người bạn tại Việt Nam, đại để như sau: Cám ơn bạn đã chuyển cho tôi thư bạn hồi đáp ý kiến của Lm NTH cũng như ý kiến của Ông TMD về một cái tên gọi… Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh hay Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Riêng tôi, hồi tháng 11/2019 cũng đã viết về đề tài này, nhưng không chia sẻ suy nghĩ và cái nhìn của mình với bất cứ ai ở trong nước [Việt Nam], kể cả với bạn, vì “suy nghĩ là suy nghĩ của tôi, cái nhìn là cái nhìn của tôi..”. chỉ là tương đối, thậm chí chủ quan, phiến diện, một chiều… “chân lý bên này núi Pyrénées không hề là chân lý của bên kia núi Pyrénées”.

Tôi chấp nhận thân phận kẻ đầu hàng, bên thua trận, tù đày và trốn chạy… và là ngụy! Con cái tôi cũng là “lũ con của bọn ngụy ác ôn” mà bạn bè của chúng được chỉ thị phải “cực kỳ cảnh giác”. Cho nên, tôi dứt khoát không nhận mình là “ân nhân của cả hai phía” như bạn phán “những người đầu hàng là ân nhân của cả hai phía”.

Không phải bạn chỉ trả lời cho Lm NTH và ông TMD, cũng như chuyển đến tôi, quan điểm của bạn. Bạn còn gửi cho một linh mục nào đó ở Việt Nam và vị linh mục ấy đã hồi âm cho bạn rằng: “Sắp 30/4 rồi Bác. Em sinh Saigon, lớn lên ở Sóc Trăng, nam bộ lè phè thứ thiệt. Em thấy bên thua thì mất tất cả, Giáo Hội bên thua cũng thế thôi. Giáo Hội bên thắng còn dở sống dở chết, Bên thua mất cái tên ăn nhằm gì. Hihi tốt hơn:

– Nên sợ Giáo Hội bên thắng giết Giáo Hội bên thua!

– Nên sợ chính mình đổi tên “Chúa” thành “Tiền”

Rồi vị linh mục viết tiếp trong hồi âm của ngài gửi cho bạn:

Saint-Pétersbourg, Petrograd hay Leningrad? Ai thắng thì giành quyền đặt tên. Voi hay Chó tùy thời”.

Và ngài hạ một câu kết thấm thía: “Biết đâu được, mai mốt GP Hà Nội thành GP Tập Cận Bình thì sao? Hihi, cha cụ nào thắc mắc chắc được TGM nhắc nhở: Tôi ký giấy chuyển cha qua Phi châu nhá, qua đó muốn nói gì cũng được!”

Phần tôi viết tiếp cho người bạn ở trong nước như sau: Có một điều tôi chưa hề lộ cho ai biết, nhưng xin được tỏ bày với bạn ở đây. Năm 2006, tôi về VN để chịu tang ông ngoại các cháu. Từ Sài Gòn, tôi về quê địa phương trước giờ trưa. Biết thân biết phận, tôi mang giấy tới vào CA địa phương, làm công việc gọi là đăng ký “tạm trú” theo luật lệ NHẬP GIA TÙY TỤC.

Đến 6 giờ chiều, có người mang đến cho tôi miếng giấy, bảo tôi ký nhận. Thì ra, đó là cái công văn khẩn của tỉnh “yêu cầu đương sự có mặt tại CA Tỉnh vào ĐÚNG 8:00 sáng… [tức sáng hôm sau ngày tội hạ cánh xuống quê hương tôi]. Tờ giấy ghi ‘để làm việc sẽ cho biết sau. Lại dặn dò: “Khi đi nhớ mang theo giấy này!”.

Có cái gì không ổn rồi. Sáng hôm sau, tôi đi “trình diện” tỉnh. Tôi chẳng được ai cho “việc gì để mà làm” ngoài việc ngồi phải ngồi hầu CA (ít nhất 3 SQCA thay nhau) trọn một ngày để chỉ “khai báo” ở nước ngoài tôi có viết báo không, viết những gì bôi bác chế độ!”

Kể từ đó, tôi không về VN nữa. Tôi sợ vì tôi biết sợ! Dưới mắt thiên hạ, tôi mãi mãi là “ngụy ác ôn”! Phần tôi đã đành, mà vợ con tôi lẽ nào lại phải khốn đốn sau bao năm tưởng đã yên!

Trở lại với cái tên Sài Gòn hay Thành phố HCM. Tôi đã trả lời người bạn trên email: Như bạn nói ‘cái tên chẳng có thể cứu được ai’ thì với tôi, cái tên cũng vậy, nó chẳng giết thằng Tây, con Đầm nào! Nhưng cái tên có thể là một kỷ niệm tốt với người này, nhưng lại là một ám ảnh, một ấn tượng khủng khiếp với người kia, thậm chí nó là một cơn ác mộng kinh hoàng!

Bạn còn hỏi Kỷ niệm 30.4 có gì vui không, sao cứ phải lải nhải hoài? Câu hỏi của bạn nghe cay cú làm sao!

Bạn thử tự hỏi bạn đang sống ở Việt Nam có đọc báo Việt Nam không, ngay lúc này? Bạn có biết bên cạnh những hô hào “hòa hợp, hòa giải” thì chông mìn vẫn còn giăng khắp… Có lẽ bạn đang “thênh thang trên đường tám thước” của Tố Hữu nên bạn không phát hiện ra những bãi chông mìn thời bình?

Từ “ngụy” vẫn còn thịnh đấy! Tại Việt Nam, trên cửa miệng nhiều người hằng ngày, và cả trên báo chí, diễn văn, diễn từ, báo cáo… bạn có đọc không mấy bài tranh công đang diễn ra giữa hai phe Phạm Xuân Thệ và Bùi Văn Tùng đang diễn ra? (Phạm Xuân Thệ năm 1975 là Đại Úy, nay đang là Trung tướng. Còn Bùi Văn Tùng lúc bấy giờ đã là Trung tá Chính Ủy Sư đoàn, nay là Đại tá hưu).

Ai là tác giả Lời tuyên bố đầu hàng của “Tướng ngụy” Dương Văn Minh ngày 30/4/1975? Mặc kệ họ lải nhải tranh cãi… Điều tôi muốn nói ở đây là họ lại lôi… NGỤY ra để mà xỉa xói, miệt thị, dày xéo!

Vâng! Như bạn nêu, “cái tên chẳng có thể cứu được ai. Nhưng có những cái tên chẳng những không cứu được ai, mà còn ám ảnh mãnh liệt nhiều người… Những tên đồ tể, những tên sát nhân, những tên gian hùng… mà chỉ nghe gợi tới tên, người ta đã ói ra mật!

Đang khi tôi trao đổi và tranh luận về một cái tên gọi thì lại đọc được bài báo của Báo Pháp Luật đề ngày 27/4/2020 dưới nhan đề Tổng giáo phận Sài Gòn vẫn chưa cử hành thánh lễ cộng đồng”. Tôi chuyển bài này về cho ông bạn ở Việt Nam, cẩn thận chỉ rõ nguồn: https://plo.vn/van-hoa/tong-giao-phan-sai-gon-van-chua-cu-hanh-thanh-le-cong-dong-908885.html.

Bài báo còn mở đầu: “Ngày ngày 23-3, Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn đã ra thông báo…”. Thì ra, báo chính thống của CSVN nhìn nhận danh xưng Tổng giáo phận Sài Gòn, Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn …

Ông bạn từ VN hồi âm, bảo rằng đã vào tìm, nhưng không thấy bài báo… Biết đâu bài báo đã bị gỡ xuống! Những chuyện hèn hạ như vậy xưa nay không phải là hiếm dưới chế độ XHCN.

Tôi đã dẫn nguồn! Đủ rồi! Không cần vào kiểm tra làm gì.

____

Mời đọc lại: “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi!”

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Sao cứ suốt ngày nói về VNCH, SÀI GÒN XƯA vào dịp 30/41975 làm Trí Lợ chúng tớ cứ ợ chua hoài. Có ” câm” đi được không. Hihi( mượn văn của con cháu trí Lợ)

    • Thằng Nghiemnv = LIÊU TRAI CÁI coroChina VŨ HÁN này còn tệ hại DƠ BẨN hơn thằng LẨM CẨM báo nô PHAN ĐĂNG !!!

      Please tell me, my dear grandfather ! Who is the young soldier in the wedding picture ?
      *******************************

      https://www.youtube.com/watch?v=T9qhVVFi9Qc
       Trả lại em yêu – Thanh Lan & Nhật Trường

      For a long time in Little Saigon –
       The World Refugee Capital of the Free Vietnamese
      Sai Gon Nho, California –
      Little Saigon, Orange County, Cali
      In Grandpa’s living room
      There is hung a framed photo
      Behind the dusty glass.
      Please tell me, my dear grandfather !
      Who is the young soldier ?
      And who is this girl beside him ? ?
      Next in an overcoat
      With the Yellow Flag Badge on the chest
      He sighed and wiped away the tears
      He hugged me
      And Grandpa said:
      “My dear grandson !
      In the picture is your Grandpa in those young years
      All my Youth in the Time of the Second Civil War
      During the Cold War, the second part of the late 20th Century
      Lieutenant Marine Corps
      Had just returned from the most bloodiet battlefield
      Besides Thach Han River, Quang Tri
      The Fiery Summer 1972
      Short leave on Weddings

      BẤM VÀO đọc tiếp dưới đây :
      http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=12604

      The photo is simple but has many stories
      Hanging on the wall of my Grandpa’s living room
      Behind the glass are the Records
      For millions of the Free Vietnamese who lay down
      For Freedom – Democracy – Happiness – Strength
      The Youth of the Second Civil War
      In the Cold War Epoch, the second part of the 20th Century

      MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE –  

      Xin cho cháu biết, Ông nội ơi! Người lính trẻ trong bức ảnh ngày cưới là ai?
      *******************************

      https://www.youtube.com/watch?v=l6YjrM0smqw
       Người Ở Lại Charlie | Tiếc thương ca Trung Tá Nguyễn Đình Bảo

      Trong một thời gian dài nơi Sài Gòn Nhỏ –
       Thủ đô Tị nạn Thế giới của Người Việt Tự do
      Little Saigon, California –
      Sài Gòn Nhỏ, Quận Cam Cali
      Trong phòng khách của Ông nội
      Có  treo một bức ảnh đóng khung
      Đằng sau lớp kính bụi bặm.
      Nói cho cháu biết, Ông nội của cháu hay
      Người lính trẻ là ai ?
      Và cô gái bên cạnh chàng này là ai ? ?
      Tiếp theo trong chiếc áo bành tô khoác
      Với Huy hiệu Cờ Vàng trên ngực
      Ông thở dài và lau đi giọt lệ
      Người ôm tôi
      Và Ông nội nói :
      “Cháu nội đích tôn ơi
      Trong hình là Ông đó
      Thời Thanh xuân Thời Nội Chiến lần thứ Hai
      Thời Chiến tranh Lạnh phần hai cuối Thế kỷ 20
      Trung uý Thủy quân Lục chiến
      Vừa trở về từ dông Thạch Hãn, Quảng Trị
      Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
      Nghỉ phép ngắn hạn về Đám cưới
      Bên hình là Bà nội cháu
      Người vợ trẻ thuở ấy của Ông đấy cháu ơi ! ”

      Xin tha lỗi cho cháu Ông nội nhé
      Cuộc chiến ấy cháu chỉ thấy trong phim ảnh
      Cháu đích tôn ơi ! Tha lỗi cho ông
      Muốn hiểu hết Cuộc chiến ấy cần một Thời gian dài.
      Xin tha lỗi cho cháu Ông nội nhé
      Không có gì cháu ạ !
      Cháu không biết về điều đó trước đây

      Tấm ảnh đơn giản nhưng mang nhiều câu chuyện
      Treo trên tường phòng khách Ông đằng phía sau kính.
      Đầu mang mũ nồi xanh Thủy quân Lục Chiến
      Và trước mặt tôi là những Huy chương
      Dây đeo vai và mầu dây đeo –
      Cùng Giấy chứng nhận vết thương
      Và chiếc nhẫn Sĩ quan Trường Võ bị Đà Lạt
      Điều đó chỉ dành cho cấp chỉ huy.
      Ảnh dài mầu nền ảnh Cờ Vàng
      Trên Hiệu kỳ có ghi : «Danh dự  – Tổ Quốc  – Trách nhiệm»
      Mặt trận của bao Chiến hữu đồng đội
      Ai còn sống và Ai mất hy sinh vì Tổ Quốc
      Và Người con gái với mái tóc thề dài ngang vai
      Với một nụ cười hiền lành của Bà nội ngọt ngào,
      Đôi Uyên Uơng còn quá trẻ
      Trong tấm hình ngày cưới
      Thời Thanh xuân Thời Nội Chiến lần thứ Hai
      Thời Chiến tranh Lạnh phần hai cuối Thế kỷ 20

      Xin tha lỗi cho cháu Ông nội nhé
      Cuộc chiến ấy cháu chỉ thấy trong phim ảnh
      Cháu đích tôn ơi ! Tha lỗi cho ông
      Muốn hiểu hết Cuộc chiến ấy cần một Thời gian dài.
      Xin tha lỗi cho cháu Ông nội nhé
      Không có gì cháu ạ !
      Cháu không biết về điều đó trước đây

       Hình ảnh thật đơn giản giản đơn
      Treo trên tường phía sau kính.
      Như thể cuộn phim chiến tranh
      Kể lại chuyện những tháng năm đáng nhớ
      Học cách mơ ước ước mơ
      Lý tưởng Tự do – Độc lập – Dân chủ
      Trong các chiến trường nóng bỏng
      Cổ thành Quảng Trị – Thạch Hãn – Khê Sanh
      Người sĩ quan Thủy quân Lục chiến mũ nồi xanh
      Và cô vợ trẻ  về cách chia sẻ
      Và đau khổ về cuộc chiến
      Như chờ đợi chiến thắng
      Đôi Uyên Ương đã làm mọi thứ có thể
      Như đã vững tin và cuối cùng
      Cô ấy chờ đợi từ Chiến trường lẫn Trại Tập trung lao cải !

      Xin tha lỗi cho cháu Ông nội nhé
      Cuộc chiến ấy cháu chỉ thấy trong phim ảnh
      Cháu đích tôn ơi ! Tha lỗi cho ông
      Muốn hiểu hết Cuộc chiến ấy cần một Thời gian dài.
      Xin tha lỗi cho cháu Ông nội nhé
      Không có gì cháu ạ !
      Cháu không biết về điều đó trước đây
       

      Tấm ảnh đơn giản nhưng mang nhiều câu chuyện
      Treo trên tường phòng khách Ông đằng phía sau kính.
      Ghi lại hàng triệu Người Việt Nam đã nằm xuống
      Vì Tự do – Dân chủ – Hạnh phúc – Hùng cường
      Thời Thanh xuân Thời Nội Chiến lần thứ Hai
      Thời Chiến tranh Lạnh phần hai cuối Thế kỷ 20

      TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT chuyển ngữ qua Tiếng Mẹ

Leave a Reply to nghiemnv Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây