Có những người như thế

Nguyễn Lân Thắng

23-4-2020

Ông Trần Đức Thạch (Thứ 4 từ phải qua) trong một lần ra Hà Nội thăm các nhà hoạt động. Ảnh: FB tác giả

Hôm nay 23/4/2020, trong khi cả nước hân hoan đón chào một ngày mới vui vẻ, với bát phở sáng nóng hổi, với ly cafe thơm phức sau thời hạn cách ly toàn xã hội dài đằng đẵng thì có một người lại bị bắt. Đó là ông Trần Đức Thạch, sinh năm 1952, nguyên là phân đội trưởng đội trinh sát Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4, quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là tác giả cuốn hồi ký “HỐ CHÔN NGƯỜI ÁM ẢNH”, phản ánh những mặt trái, phi nhân tính trong chính lực lượng quân đội mà ông đã tham gia.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Thạch bị bắt. Năm 2009 ông đã từng bị kết án 3 năm tù giam, 3 năm quản chế với cáo buộc vi phạm điều 88 bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Điều 88 là một điều luật ghê tởm thuộc bộ luật hình sự cũ 1999, với định nghĩa là: “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hiện nay điều 88 được sửa đổi theo bộ luật hình sự mới 2017 là điều 117, với định nghĩa là “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Từ năm 2012 đã từng có một cuộc vận động rất lớn thu hút hàng loạt trí thức tiến bộ Việt Nam và cộng đồng quốc tế lên tiếng, đòi hủy bỏ điều luật 88 này. Những người tham gia vận động nhận định rằng: điều luật 88 là một điều luật mơ hồ, tuỳ tiện, phản dân chủ, đi ngược lại với các công ước quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận mà nhà nước Việt Nam đã ký kết với quốc tế, hòng dập tắt và đàn áp những tiếng nói phản biện xã hội. Có lẽ trước sức ép mạnh mẽ của quốc tế về điều luật này, năm 2017 Việt Nam đã sửa đổi bộ luật hình sự, thay tên điều và sửa đổi nội dung một chút, nhưng thực chất vẫn là “bình mới rượu cũ”, hòng dập tắt mọi chỉ trích của người dân với chế độ mà thôi.

Người dân có quyền chỉ trích chính phủ không?

Ông Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, nay đổi tên là Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từng khẳng định: “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” – (HCM toàn tập).

Năm 2016, tại Trung tâm hội nghị quốc gia tại Hà Nội, tổng thống Mỹ Obama phát biểu với người dân: “Tôi vẫn nghe những lời chỉ trích hàng ngày. Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn” – (trang web Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam).

Điều 117 (điều 88 cũ) bộ luật Hình sự có dập tắt được tiếng nói trái chiều trong xã hội không?

Ông Trần Đức Thạch không phải là người đầu tiên, và cũng không phải là người cuối cùng sẽ bị đàn áp bằng điều luật man rợ này. Có những người sẽ sợ hãi, tụt lại. Nhưng sẽ có nhiều người khác sẽ vẫn lên tiếng, bởi vì chúng ta là con người.

Con người là động vật bậc cao. Trong quá trình thoát thai, tiến hoá từ động vật bậc thấp, con người đã trở nên mạnh mẽ, làm chủ thế giới này bởi khả năng tư duy, nhận xét và lựa chọn những gì hữu ích cho mình. Và ngược lại, con người cũng biết phê phán và từ chối những gì có hại cho mình.

Trong quá trình đấu tranh và xây dựng xã hội loài người, có những dân tộc, bộ lạc… chấp nhận sự đàn áp, im lặng, cúi đầu. Kết cục là nhóm người đó sẽ trở thành những kẻ nô lệ, dân tộc nô lệ, và rồi bị diệt vong. Còn những đất nước, dân tộc và con người ngày nay chính là hậu duệ của những người đã không chịu khuất phục.

Không có người thông minh nào lại đồng ý trở thành thằng ngốc.

Không có ai có hiểu biết nào lại muốn trở thành người ngu dốt.

Không có ai có lương tâm và cảm xúc lại muốn trở nên ích kỷ và hèn hạ, kể cả khi họ bị thuyết phục rằng thằng ngốc, người ngu hay kẻ bất lương được an toàn và sung sướng hơn họ… vì điều đó chẳng khác gì việc từ bỏ tư cách của động vật bậc cao để quay về thân phận thấp kém hơn trong chuỗi tiến hoá.

Benjamin Franklin, nhà triết gia Mỹ từng nói: “Những người có thể từ bỏ tự do trân quý để đổi lấy sự an toàn tạm thời ít ỏi, không xứng đáng với cả tự do lẫn sự an toàn”. Những người đó là có, nhưng không phải là toàn bộ xã hội. Vẫn còn nhiều người khác, dù bị đàn áp khốc liệt đến đâu cũng không từ bỏ đấu tranh, để chấp nhận tụt xuống vị trí thấp hơn của bậc thang tiến hoá, mà ông Trần Đức Thạch chỉ là một đại diện.

Thấy sai trái, thấy bất công là phải lên tiếng. Đấy là đặc tính của động vật bậc cao. Một điều luật, một chế độ chỉ là nhất thời trong lịch sử tiến hoá của loài người, không thể bẻ gãy đặc tính tự nhiên này của con người.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở các tòa án
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2020/04/tin-hot-qua-choang-voi-toa-nhan-dan-toi.html
    Sài Gòn Giải phóng
    Thứ Sáu, 24/4/2020 17:09

    Để chuẩn bị cho việc dựng tượng vua đặt tại Trụ sở TAND Tối cao và các TAND, TAQS các cấp, TAND Tối cao tổ chức lấy ý kiến của Thẩm phán TAND Tối cao, cán bộ công chức trong hệ thống tòa án đối với các mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông.

    TAND Tối cao vừa có công văn lấy ý kiến lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông – nhân vật được chọn làm biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam.

    Hố chôn người ám ảnh – hồi ký của Trần Đức Thạch
    Apr 24, 2020 cập nhật lần cuối Apr 23, 2020
    https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/ho-chon-nguoi-am-anh-hoi-ky-cua-tran-duc-thach/
    Hồi ký của Trần Đức Thạch

    TIN NÓNG HỔI HOT HOT: QUÁ CHOÁNG VỚI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO !

    THẾ MÀ loại tòa án NHĂNG RĂNG vừa làm CHUYỆN TÀY TRỜI

    Nhà thơ, nhà văn Trần Đức Thạch, nay 68 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam ngày 23 Tháng Tư, 2020, tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông bị vu cho tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền…” theo Điều 109 Bộ Luật Hình Sự CSVN với bản án có thể từ 12 năm đến tử hình.

    Ông từng bị kết án tù hai lần vào các năm 2000 (án 15 năm sau giảm xuống còn 8 năm, tội “xâm phạm an ninh quốc gia”) và 2009 (án tù 3 năm, tội “Tuyên truyền chống nhà nước”). Ông viết blog và sau này có trang Facebook Trần Đức Thạch đăng tải những suy nghĩ của mình hoặc chia sẻ bài viết của những người khác về các vấn đề thời sự. Vì vậy, ông đã bị thẩm vấn, sách nhiễu, đe dọa rất nhiều lần.

    Nhiều năm trước, ông cho phổ biến hồi ký “Hố Chôn Người Ám Ảnh” kể lại tội ác của CSVN đã giết hàng trăm người dân vô tội tại một ấp trong tỉnh Long Khánh ngay sau khi CSVN nhuộm đỏ được miền Nam Việt Nam ngày 30 Tháng Tư, 1975. Lúc đó, ông mới 23 tuổi, là “phân đội trưởng trinh sát, Tiểu Đoàn 8, Trung Đoàn 266, Sư Đoàn 341.” Hồi ký này được đăng tải lại trên nhiều trang mạng khác nhau như một tài liệu lịch sử tội ác của Cộng Sản đối với người dân Việt Nam.

  2. THÂN GỞI Có những Người Việt HÔM NAY như thế và Có những Người Hà Nội NGÀY NAY như thế: Trần Đức Thạch + Nguyễn Lân Thắng + … + … + … + … … … …

    Nostalgia and Sorrow
    ****************


    A political exile is dying because of the love that this refugee feels for his Hometown that he has not lived in 66 years. This political exile remembers the happy days spent with the Capital where he was born and he writes that he will never be the same again without his hometown by his side.

    https://www.youtube.com/embed/MBSelq0sRQ8
    Nõi lòng người đi

    Nostalgia and Sorrow!
    Since I left you
    Nostalgia and Sorrow!

    Nostalgia and Sorrow – in my heart
    I can’t believe it’s over
    I could never have dreamed
    That we will part and seperate one day
    After the Geneva Agreement of July 20, 1954

    Nostalgia and Sorrow
    Nostalgia and Sorrow – early in the Dawn
    Nostalgia and Sorrow
    Nostalgia and Sorrow – late in the Dusk
    Like a fragile fishing boat lost on the high seas
    Without Boatpeople!
    This is how I am without You, the Pencil Tower
    To contemplate you each Dawn each Dusk
    To read Vietnamese Modern History
    Written on the blue sky of Hanoi

    Do you remember those happy days, my Swords Lake ?
    The happy days we shared together
    Particularly in Autumn
    I just had to look at your surface
    To see the wandering clouds strolling
    In the blue sky of Hanoi


    – + “And I knew you cared
    On the Geneva Agreement of July 20, 1954
    And the National Separation of thousands of Hanoians
    Sadness, Sadness since you left me!
    Nostalgia, Nostalgia since you left me!
    Sadness, Nostalgia in my heart.
    I dare not believe that everything is suddenly over
    After the Geneva Agreement of July 20, 1954
    It always seemed unreal and surreal to me!
    Melancholy,
    Melancholy and Nostalgia all around me.
    Melancholy,
    Nostalgia and Melancholy over and over again
    Even if I lived another hundred lives
    I would never get over it, my dear Hanoi !
    Oh my great lover in Paris
    Now and here it keeps raining in my heart
    And on the Blood Flag since
    After the Geneva Agreement of July 20, 1954
    Now and here it keeps raining in my heart
    And on the Blood Flag since
    Sadness, Sadness since you left me!
    Nostalgia, Nostalgia since you left me! “

    https://www.youtube.com/embed/BTWsuGMylmM
    Hướng về Hà Nội [Hoàng Dương + Tuấn Ngọc]

    I thought I would spend these happy days
    With you, Hanoi, my hometown
    I love you all my life
    And love you until the end of time
    There was such happiness then
    And now and here – there is only
    Nostalgia and Sorrow in memory of an old exile in Paris
    And now and here – there is only
    Nostalgia and Sadness in memory of an old exile in Paris

    Nostalgia and Sorrow all around me
    Nostalgia and Sorrow
    Nostalgia and Sorrow from side to side
    If I live a hundred times live
    I will never realize that I am losing you, my Hometown, dear Hanoi!

    … … … …

    ĐỌC TIẾP bấm vào dưới đây
    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11877

    Nostalgia and Sorrow all around my Old Age
    Nostalgia and Sorrow
    Nostalgia and Sorrow from side to side in exile in Paris
    If I live a hundred lives
    I will never realize that I am losing you, my Hometown, dear Hanoi!

    I thought I would spend my happy Youth
    Do you remember those happy days, my Sword Lake ?
    The happy days we shared together
    With you, Hanoi, my Hometown
    Particularly in Autumn
    And I love you all my life

    https://www.youtube.com/embed/EUb0d-147E4

    Hà Nội Phố – Z (Phạm Ngọc – Phạm Anh Dũng – Hương Giang)

    Now and here, I have just watched you
    Even on the national television channel in Paris
    And I knew you cared for me and for us
    I thought I would spend my happy Youth
    I love you all my life, my hometown, dear Hanoi!
    There was such happiness then
    Before the Geneva Agreement of July 20, 1954
    And now and here – there is only
    Nostalgia and Sorrow in memory of an old exile in Paris
    And now and here – there is only
    Nostalgia and Sadness in memory of an old exile in Paris

    translated by MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    Nostalgia and Sorrow
    ****************

    Nostalgie et Chagrin !
    Depuis que je t’ai quittée
    Nostalgie et Chagrin !

    Nostalgie et Chagrin – dans mon coeur
    Je ne peux pas croire que c’est fini
    Je n’aurais jamais pu rêver
    Que nous nous séparerions un jour
    Après l’Accord de Genève du 20 Juillet 1954

    https://www.youtube.com/embed/_LlPl9P4Zgs
    Hà Nội ngày tháng cũ – Sĩ Phú

    Nostalgie et Chagrin
    Nostalgie et Chagrin – tôt dans l’Aube
    Nostalgie et Chagrin
    Nostalgie et Chagrin – tard dans la Crépuscule
    Comme un bateau fragile de pêche perdu en haute mer
    Sans Boatpeople !
    Voilà comment je suis sans Toi, la Tour du Pinceau
    Pour te contempler chaque Aube chaque Crépuscule
    Pour lire l’Histoire Moderne Vietnamienne
    Sur le ciel bleu de Hanoi

    ĐỌC TIẾP bấm vào dưới đây
    http://hanoiparis.com/construct.php?page=paysagetxt&idfam=198&idpays=11877

    Et sur le Drapeau de Sang depuis
    Après l’Accord de Genève du 20 Juillet 1954
    Maintenant et ici, il pleut sans cesse dans mon coeur
    Et sur le Drapeau de Sang depuis
    Tristesse, Tristesse depuis que tu m’as quittée !
    Nostalgie, Nostalgie depuis que tu m’as quittée !

    MILLIONS DE GENS HONNËTES VIETNAMIENS – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    • A political exile is dying because of the love that this refugee feels for his Hometown that he has not lived in 66 years.
      SỬA LẠI
      A political exile is dying because of the love that this refugee feels for his Hometown WHERE he has not BEEN LIVING FOR 66 years.

  3. Bài này (tác giả Nguyễn Lân Thắng) có một câu như sau:
    “Từ năm 2012 đã từng có một cuộc vận động rất lớn thu hút hàng loạt trí thức tiến bộ Việt Nam và cộng đồng quốc tế lên tiếng, đòi hủy bỏ điều luật 88 này”.
    Tôi đã tìm được tư liệu về cuộc Vận Động 2012. Trong số các trí thức tham gia và ký tên, có nhiều vị bị nặc danh nghiemnv chửi đích danh, sau khi gọi họ là “trí Lợ”. Có bác nào hiểu nổi cái tên “trí Lợ”?
    Tôi nghe cú như sản phẩm của thằng điên nào đó (bệnh tâm thần)?

    • Nước Lợ là kiểu không ra nước ngọt cũng không ra nước mặn, không thuộc về Đảng mà cũng không ra phản động. Vì các bác kia phản tỉnh bỏ Đảng nên bác kia gọi như vậy, kiểu như là phản động nửa mùa thôi.

      • Bác giải thích đúng. Nhưng, không phải là họ không hiểu, mà họ làm bộ ngu ngơ không hiểu đó thôi !
        Theo ý tôi, gọi là “trí lợ” vì các bác đó tuy đã bỏ đảng, nhưng chỉ chống đảng nửa chừng 50%. Tay phải viết lách chống đảng, nhưng tay trái vẫn cầm những bổng lộc, phúc lợi mà đảng csVN ban cho, và vãn giữ sổ hưu !

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây