Xử lý một công hàm vô hiệu

Mai Quốc Ấn

22-4-2020

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo phi pháp. Ảnh: AFP

Thủ tướng Phạm Văn Đồng (giai đoạn 1955-1976) đã có một công hàm cho phía Trung Quốc vào ngày 14/9/1958 liên quan đến quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đưa ra làm cái cớ để trình lên Liên Hợp Quốc để khẳng định bá quyền nước này tại vùng quần đảo có chủ quyền Việt Nam.

Đây là một công hàm kỳ lạ! Nói về tính pháp lý thì nó khá… buồn cười. Tôi không rõ ông Phạm Văn Đồng khi ấy có chơi chữ hay không; hoặc đấy là một Đảng ý mang màu sắc bất hợp lý.

Trước hết phải nói về quy phạm pháp luật cao nhất thời ấy là Hiến pháp 1946. Điều 4 Hiến pháp 1946 ghi rõ: “Mỗi công dân Việt Nam phải:

– Bảo vệ Tổ quốc

– Tôn trọng Hiến pháp

– Tuân theo pháp luật”

Theo thứ tự trong điều 4 thì công hàm 1958 không hề có giá trị về phần “bảo vệ Tổ quốc”, nghĩa là cũng vi hiến ngay tại phần tiếp theo là “tôn trọng hiến pháp”. Đã vi hiến thì không thể gọi công hàm này “tuân theo pháp luật” ở phần cuối cùng còn lại của điều 4 Hiến pháp 1946.

Mặt khác, quan hệ song phương cấp nhà nước hoàn toàn không có khái niệm “đồng chí”. Đó là “khái niệm” mang tính Đảng giữa các Đảng viên Cộng sản thuộc khối cộng sản thế giới thời ấy.

Trước Hiến pháp 1946, mọi Đảng ý cũng phải tuân thủ trên cơ sở quyền lợi quốc gia, dân tộc. Sau này, dù có thay đổi Hiến pháp để củng cố quyền lực Đảng trị thì cơ sở pháp lý ban đầu là không thể phủ nhận. Trừ khi, Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay tuyên bố Công hàm 1958 có hiệu lực đồng thời trấn áp toàn dân Việt Nam bằng bạo lực để bảo vệ quan điểm ấy (không có khả năng).

Vậy thì việc cần làm nhất của “Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” theo khoản 1, điều 4 Hiến pháp Việt Nam 2013; là thúc đẩy các đồng chí của mình trong bộ máy Chính phủ tiến hành ngay một vụ kiện quốc tế để vảo vệ chủ quyền lãnh hải Hoàng Sa.

Còn 3 năm nữa cho việc đó và đã 47 năm rồi các Đảng viên qua từng thời kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang nợ nhân dân, nợ Tổ quốc một hành động vì dân, vì nước: Kiện quốc tế đối với Trung Quốc đòi lại Hoàng Sa. Nhà nước cần quyền hiện hữu cần có một văn bản chính thức gửi đến Liên Hợp Quốc khẳng định công hàm 1958 là vô giá trị.

Hết thời hiệu khởi kiện đó, là có tội lớn với dân tộc, với đất nước!

Tội ấy căn cứ theo điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 là tội nặng nhất quốc gia- tội phản bội Tổ quốc! Bất kỳ Đảng viên nào cũng là công dân và hễ là công dân thì phải có trách nhiệm với quốc gia và không ngoại lệ về việc bị xử lý hình sự nếu phạm tội phản quốc!

Nhà nước Việt Nam nói chung và hệ thống tư pháp Việt Nam nói riêng, với rất nhiều Đảng viên đang nắm các vị trí chủ chốt và chiếm đa số bộ máy; dù không tiến hành xét xử các đồng chí của mình thì sẽ có lúc nhân dân Việt Nam thực hiện điều đó.

Đây là dự báo/cảnh báo chính thức của tôi- công dân có quyền cử tri Mai Quốc Ấn!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Tính nói Đảng Cộng Sản của công dân Mai Quốc Ấn ra đầu thú, nhưng nghĩ lại Đảng của Mai Quốc Ấn chưa bao giờ dùng vũ lực chống lại người thi hành công vụ cả . Chắc tại vì Đảng của Mai Quốc Ấn vẫn tin CÔNG LÝ không phải là 1 thằng hề như công dân của Đảng .

  2. Lẽ nào giới lãnh đạo hiện nay gỡ bí lúc này bằng biện pháp „cách chức Thủ tướng của ông Phạm Văn Đồng trước đây“?!
    Tuy nhiên cần hiểu khi đã thừa hưởng 1 tài sản nào đó thì người thừa kế ngoài phần được hưởng: quyền lực và 1 cơ ngơi mà đến nay biết bao kẻ khôn ngoan bán mua quyền lực và sử dụng quyền lực 1 cách ma lanh như bảo kê … nên đã giầu to … thì bên cạnh đó là trách nhiệm mà nhiều người quên hay cố tình quên: phải gánh vác công việc hiện tại và chịu trách nhiệm cả những lỗi lầm quá khứ. Chính vì thế ở các quốc gia pháp quyền nhiều người có quyền thừa kế đã phải làm động tác „khước từ thừa kế“, vì sợ phải trả nợ thay người mình thừa kế.
    Còn Đảng cộng sản hiện nay là lực lượng thừa kế duy nhất (Toàn trị) nên toàn bộ Đảng lúc này phải chịu trách nhiệm trước dân tộc giải quyết vấn đề thiếu minh bạch (Dân Việt chẳng mấy ai biết công hàm Phạm Văn Đồng – trừ 1 số sau này biết do báo chí mạng hay nước ngoài như Trung Quốc đăng), và đại vô lý từ lâu này (HY SINH TOÀN BỘ BIỂN ĐẢO ĐỂ DÀNH LẤY MIỀN NAM – DÙ MIỀN NAM ĐÃ NGHIỄM NHIÊN THUỘC VỀ MÌNH)!?

  3. “Công hàm” gọi như thế cho oai, thực ra chỉ là một văn thư hành chánh, trao đổi giữa các giới chức, thông báo về một số việc làm x,y, z…
    “Công hàm” do một giới chức đơn phương đưa ra, không có đến 2 chữ ký đồng ý & cam kết, không phải là hiệp định & hiệp ước song phưong & đa phương bất biến.
    Nội dung của một công hàm phát hành hôm nay có thể được bổ túc, sửa lại, thay thế bằng một công hàm khác phát hành ngày mai, ngày khác.
    Tưa như hôm nay Thủ tướng Phuc ra văn thư cấm xuất cảng gạo, ngày mai đổi ý, ra văn thư khác, rút lại văn thư trước, cho phép xuất cảng gạo…
    “thay đổi xoành xoạch” như thế thì quê thật, xấu hổ thật, nhưng không phải là điều không thể làm.

    Đẫ từ lâu rồi, khi đề cập đến bản công hàm 1958, có ý kiến là, bởi vì bản công hàm 1958 do một thủ tướng việt cộng ký tên đống dấu, nên chỉ cần một thủ tướng việt cộng khác đưa ra một công hàm khác gửi cho thủ tướng Trung cộng, với nội dung hoặc giải thích cho rõ thêm về cái sự “đồng ý & ủng hộ” của mình, hoặc thẳng thừng rút lại, hủy bỏ bản công hàm 1958, là xong.

    Đúng ra là việt cộng Phạm Văn Đồng, đã gian thì gian luôn, đã phải làm như thế ngay sau khi cướp đươc VNCH từ tháng 4-1975, thế nhưng, đúng là cái loài khôn nhà dại chợ,

    Thế nhưng, có vẻ như việt cộng sợ, hoặc là sợ trung cộng, hoặc là sợ làm như thế là đương nhiên nhìn nhận sự thật việt cộng hồ chí minh là tên tội phạm phản quốc bán nước, nên không dám làm, chỉ tìm cách giải thích & bào chữa quanh co, thậm chí bào chữa theo môt “phong cách” rất con nít, mô đen NGuyễn Mạnh Cầm: “tại vì hồi đó VNDCCH cần có TRung quốc giúp đỡ để đánh cướp VNCH, nên phải làm thế, chứ thực sự không muốn thế”

    Tưởng tương coi, Phạm văn Đồng cần tiền cưới vợ bé, đem căn nhà hương hỏa dạm bán cho Nguyễn Mạnh Cầm, Cầm đồng ý mua, trao tiền cọc cho Đồng, Đồng nhận tiền cọc tiêu xài hết rồi, khi Cầm đến, Đồng nói: “ơ! hồi đó mình cần chút tiền xài nên phải làm thế, chứ mình đâu có muốn bán nhà huong hỏa cho đàng ấy! Cầm nghe đụoc không?

    https://baotiengdan.com/2020/04/22/duyet-lai-gia-tri-phap-ly-cua-cong-ham-pham-van-dong/

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây