Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo

Trương Châu Hữu Danh

6-4-2020

Năm 1996, cô giáo dạy Hóa Võ Thị Ánh Xuân chuyển sang làm chuyên viên văn phòng, sau 4 năm dạy học rất tốt tại An Giang.

Vốn tính nhà giáo, cô Xuân cứ làm việc cần mẫn, hiền lành, không đua chen. Năm 2015, cô giáo Xuân ngày nào được làm Bí thư tỉnh ủy An Giang ở tuổi 45.

Có lẽ do máu sư phạm ngấm sâu nên phong cách lãnh đạo của Bí thư Ánh Xuân tuy quyết liệt nhưng vẫn rất cô giáo: từ tốn và nho nhã.

Phong trào chống BOT bẩn lan rộng, dân An Giang chỉ muốn đập ngay cái trạm T2 “đi 200m phải trả tiền 45km”. Bí thư Xuân trong vai Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội An Giang, đã nghe và nghe, và xem xét. An Giang là tỉnh có văn bản chính thức gửi Thủ tướng, đòi phải dời cái T2 phi lý kia đi… Tài xế tham gia chống T2 ở An Giang, không bị quấy nhiễu.

Bí thư Xuân, không ồn ào, mà lặng lẽ làm.

Hôm nay thì nữ bí thư, vẫn với vai Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, lại có văn bản gửi Thủ tướng sau khi lắng nghe ý kiến cử tri.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH AN GIANG KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG CHO XUẤT KHẨU GẠO

Để hỗ trợ việc tiêu thu gạo cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện dịch bệnh, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang thống nhất với nhận định của UBND tỉnh, đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:

1. Được ưu tiên xuất khẩu nếp và giống lúa Japonica hạt tròn – loại sản phẩm trồng cho thị trường xuất khẩu, nhiều năm nay đã hình thành chuỗi sản xuất – tiêu thụ hiệu quả.

2. Được tiếp tục thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã có hiệu lực đang tồn đọng tại kho, cảng.

Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang cũng cho biết, sản lượng lúa trên địa bàn tỉnh năm 2020 dự kiến là 4 triệu tấn lúa, tương đương 2 triệu tấn gạo.

Như Báo Sạch đã thông tin, an ninh lương thực phải là làm sao nông dân có lãi, có động lực tiếp tục sản xuất lúa, hay chuyển đổi loại cây trồng cho lợi nhuận cao hơn cây lúa, không phải cấm để neo giá, thu gom phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu đã ký với giá rẻ mạt.

Các hoạt động tích trữ của cá nhân/tổ chức cũng cần căn cứ vào giá thị trường, không thể để một mình nông dân gánh gánh lo an ninh lương thực.

Hiện nay, An Giang là vùng nguyên liệu lớn nhất nhì của Việt Nam.

Hiện nay, Vinafood1 – Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, là DN chuyên bán gạo cho nước ngoài với giá rẻ mạt, và không có vùng nguyên liệu.

Mặc dù sống trên lưng nông dân, lệ thuộc hoàn toàn vào lúa gạo Miền Nam nhưng công ty Miền Bắc lại có khả năng tác động chính sách và thừa thủ đoạn để ép giá nông dân.

Tuy nhiên, lần lobby lần này của Miền Bắc đã bị “phản dame” nặng nề: Do VN cấm xuất khẩu nên Thái Lan một mình một chợ đã đẩy giá 504 quốc tế lên rất cao – 564 đôla/tấn. Nông dân Miền Nam nhạy thị trường, bán lúa nương theo giá quốc tế, kéo lên 440 đôla, trong khi Miền Bắc ký 334 đôla, cho nên lần này toang thật!

Kiến nghị cho xuất khẩu gạo của đoàn ĐBQH tỉnh An Giang. Ảnh: internet
Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. “Lượng lúa gạo sẽ sản xuất trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh An Giang dự kiến khoảng 4 triệu tấn lúa quy ra khoảng 2 triệu tấn gạo.”
    -Văn bản “kiến nghị xuất khẩu gạo” Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang có cam kết “dự kiến” trong năm 2020 tỉnh An Giang sẽ làm ra “khoảng 2 triệu tấn gạo.” là tốt quá. Chính phủ đồng ý cho nông dân xuất gạo thì nông dân cũng phải có trách nhiệm sx lúa bù vào. Định mức tỷ lệ xuất tính theo sản lượng làm ra, Tỉnh nào làm ra nhiều lúa thì dc xuất gạo nhiều, làm ra ít thì dc xuất ít.
    -Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long rời quê lên TP làm công nhân & nhiều ngành nghề khác do làm lúa đời sống khó khăn. Nay dịch bệnh thất nghiệp về quê ăn nhờ gia đình lại gặp ko xuất dc lúa là thế nào?
    -13 Bí thư của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 11 Ông + 01 Bà là dân Miền Tây. Nhưng sao chỉ có Bà gửi kiến nghị lên tiếng việc xuất khẩu gạo, còn 11 Ông có lẽ ngày 03 bữa ko ăn gạo nên chưa biết kiến nghị? Phụ nữ lo gia đình về ăn uống, học hành, chữa bệnh tốt hơn cánh đàn ông, nên Chính phủ tuyển chọn dc 03 Bà có tâm, có đức, giói chuyên môn làm Bộ trưởng 03 bộ: NN & PT Nông thôn, GD & ĐT, Y tế xem ra tốt hơn 03 Ông hiện nay?

Comments are closed.