Trần Gia Huấn
3-4-2020
Tiên lượng xấu
31/3/2020, Tổng thống Trump cùng với ban tham mưu chống dịch đã tổ chức họp báo. Giọng buồn và nghiêm trọng, Trump cho biết: Thời gian rất đớn đau đang chờ đón ở hai tuần đầu tháng Tư.
Nữ bác sỹ Deborah Birx giải thích đồ thị dịch tễ.
Các nhà toán học, dịch tễ học và chuyên gia computers đã làm việc đêm ngày, xử lý các thông tin và đưa ra một bức tranh đầy ảm đạm cho Bắc Mỹ trong những ngày sắp tới.
Trục tung chỉ số người nhiễm virus. Trục hoành là thời gian.
Hình quả chuông màu vàng: Mô tả diễn biến tự nhiên của dịch mà không có sự can thiệp, hoăc can thiệp ít. Dịch xảy ra trong thời gian ngắn hơn, nhưng rất rầm rộ. Số bệnh nhân tăng nhanh. Số người chết ước tính từ 2 đến 2.5 triệu ở Mỹ, khoảng nửa triệu ở Anh.
Đường chấm ngang màu đỏ là ngưỡng chịu đựng hay đường an toàn y tế. Nếu số bệnh nhân vượt lên trên đường này, nền y tế quá tải và vỡ trận, chỉ còn biết đếm xác.
Hình quả chuông màu xanh: Mô tả sự tham gia chống dịch tích cực của quốc dân. Mọi người cùng nhau đè bẹp quả chuông màu vàng. Biến nó thành quả chuông màu xanh. Số bệnh nhân sẽ nằm dưới “đường an toàn”. Nếu làm được như vậy thì số tử vong trên toàn nước Mỹ sẽ khoảng 100.000 đến 250.000.
Nói nôm na ra: Đây là chiến dịch “câu giờ” Câu giờ có hai tác dụng lớn. Không làm cho nền y tế bị quá tải. Cơ thể của người nhiễm có thêm thời gian, thích nghi, từ từ tăng sức đề kháng, hình thành kháng thể tự nhiện, chống chọi với virus, thêm sự hỗ trợ của y tế và sẽ lành bệnh.
Bác sỹ Anthony Fausi – người đã từng làm cố vấn dịch tễ cho năm đời tổng thống – phát biểu rằng: Chúng ta làm tất cả những gì có thể để số tử vong xuống dưới 100.000. Tổng thống Mỹ nói: Nếu số tử vong trên dưới 100.000 sẽ là đại thắng.
Chúng ta phải làm gì?
1.- Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và không đưa tay lên mặt.
Virus corona xâm nhập vào cơ thể qua ba ngả – duy nhất ba ngả này: Mắt, Mũi, và Miệng. Nếu bạn rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, và không đưa tay lên mặt. Bạn đã cắt đứt. Bạn đã chặn đứng được đường tấn công. Đây là phương pháp tiện lợi nhất, không tốn kém, nhưng hữu hiệu nhất. Mọi người phải thực hành.
2.- Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét
Khi chúng ta thấy số bệnh nhận bị lây nhiễm từ cộng đồng tăng lên. Đó là dấu hiệu “xấu”. Hiệu lệnh “Social distancing” được áp dụng.
Social distancing (tạm dịch khoảng cách xã hội). Khi bạn tới nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người khác. Thí dụ, xếp hàng ở siêu thị, giữ khoảng cách 2 mét với người trước, 2 mét với người sau. Khi đối diện với người thu ngân, cũng giữ khoảng cách 2 mét đổ lên. Các chuyên gia dịch tễ đánh giá “khoảng cách xã hội” là phương pháp tốt để xoay chuyển tình thế.
3.- Ở trong nhà
Không tiếp khách, không thăm viếng, không tụ tập, đừng lang thang là một trong những phương pháp được đánh giá rất cao.
4.- Vệ sinh
Vệ sinh nhà ở. Vệ sinh cá nhân. Sinh hoạt lành mạnh. Đi ngủ sớm. Ăn đủ dinh dưỡng. Uống đủ nước. Loại bỏ những thói quen rượu bia, thuốc lá v.v… nhằm mục đích giúp đỡ hệ miễn dịch chống chọi với virus.
5.- Đeo khẩu trang
Ở Bắc Mỹ không khuyến khích. Theo các chuyên gia, nếu bạn khỏe, không nhiễm virus, không cần mang khẩu trang. Tác dụng của đeo khẩu trang không cao; thậm chí, còn tác hại. Nếu bạn đeo khẩu trang mà đưa tay lên chỉnh sửa, thì bạn đã làm tăng nguồn lây nhiễm. Bạn đeo không đúng, coi như vô ích. Hơn nữa, vộ tình, bạn đẩy sự thiếu hụt khẩu trang trên thị trường thêm khan hiếm. (Nhiều người, không đồng ý với quan điểm này).
Nhưng mới đây, người Mỹ được khuyến khích mang khẩu trang khi đi ra ngoài, khi tình hình lây nhiễm bệnh trở nên tồi tệ. Chính quyền ở một số thành phố có tốc độ lây nhiễm nhanh như New York và Los Angeles đã khuyến khích người dân mang khẩu trang khi xuất hiện nơi công cộng vì nghiên cứu cho thấy, virus có thể lây truyền bởi những người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng.
Nó sẽ đi đâu?
Nữ bác sỹ Deborah Birx nói: Không có phép màu. Không có vaccine. Không có thần dược. Tất cả là ở cách cư xử. Liệu chúng ta có cùng nhau hợp lực để xoay chuyển tình thế trong những ngày tới hay không. Tháng Tư sẽ là tháng quyết định sự thành bại của Bắc Mỹ.
Bà lưu ý: Số tử vong trong vài tuần tới sẽ vượt xa số thương vong của Mỹ trong 10 năm (1965 – 1975) chiến tranh Việt Nam.
Giờ đây chúng ta đã thấy lộ trình của virus Vũ Hán. Sau châu Á là châu Âu. Sau Âu châu là Mỹ. Sau Mỹ sẽ đến lượt Canada. Sau Canada Virus Vũ Hán sẽ đến đâu?
Trần Gia Huấn, Calgary, Alberta, Canada
Trump và các chính trị gia Âu Mỹ vẫn chưa học thuộc 2 câu:
“Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy“.
“Đừng nghe những gì Tập Cận Bình nói, phải nhìn những gì Tập Cận Bình làm“.
Cứ hỏi Obama thì biết. Ngày 25 tháng 9 năm 2015 Tập Cận Bình “hứa” với Obama sẽ không quân sự hóa biển đông.
Nay cả thế giới đều đã trông thấy kết quả “lời hứa” của một đại ma đầu nói với đứa trẻ ngây thơ, nhút nhát kết quả ra sao rồi.
Về vấn đề đeo khẩu trang, nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ không khuyến khích hay bắt buộc phải dùng (ngoại trừ ở NY bây giờ được kêu gọi đeo). Ngoài việc cho rằng đeo khẩu trang không giúp nhiều trong việc tránh nhiễm Corona, người Âu Mỹ không có thói quen dùng khẩu trang như ở Á châu. Nhiều người trong họ cho rằng người châu Á, nhất là người Tàu dùng là do những người này hay khạc nhổ, mất vệ sinh, nên người khác trông sợ hãi. Hơn nữa người Âu Mỹ gặp gỡ nhau, lời chào hỏi thăm đầu tiên là ôm, hôn hít nhau (hiện nay thì ai cũng tránh hành xử thân ái này) nên đeo khẩu trang không là một hành động đẹp mắt.
“Nhưng mới đây, người Mỹ được khuyến khích mang khẩu trang khi đi ra ngoài,”; “vì nghiên cứu cho thấy, virus có thể lây truyền bởi những người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng.”
-Điểm qua tin tức báo chí:
*Trong buổi họp báo hôm 30/3/2020 tại Geneva, Thụy Sĩ, Bác sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp y tế của WHO, cho biết: “Không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy việc đa số người dân đeo khẩu trang có bất cứ lợi ích nào. Trên thực tế, một số bằng chứng lại cho thấy điều ngược lại khi sử dụng sai khẩu trang hoặc đeo không đúng cách”. Bác sĩ Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm của WHO, cũng nói trong buổi họp báo: “Trong cộng đồng, chúng tôi không khuyến nghị việc mang khẩu trang trừ khi bạn bị bệnh,”
-WHO khuyến nghị như vậy là khác với khuyến nghị tại Mỹ rồi. Đúng ra WHO cũng nên khuyến nghị ng dân trong khu vực có dịch phải đeo khẩu trang vải kháng khuẩn trong lúc giao tiếp (qui định khẩu trang y tế là để cấp cho nhân viên y tế). Khi đã tháo khẩu trang vải ra ko dc sd nữa, lấy cái mới sd, bỏ cái cũ vào túi zip mang về giặt sd lại, do khẩu trang vải kháng khuẩn cho phép tái sd ít nhất 10 lần. Còn với vùng, khu vực chưa có dịch, nếu ko đeo khẩu trang thì khi giao tiếp phải đứng cách xa nhau ít nhất 2m. Làm thế sẽ rõ ràng & an toàn hơn cho cộng đồng phải ko?
“Nữ bác sỹ Deborah Birx nói: Không có phép màu. Không có vaccine. Không có thần dược. Tất cả là ở cách cư xử.”
-Đồng ý với bác sỹ Deborah Birx. Virus corona ko có lỗi, nhân loại đang lãnh chịu hậu quả nặng nề, khủng khiếp mà nguyên nhân chính “là ở cách cư xử.” con ng đối với nhau.
1 tổng thống với ao ước vực dậy nền kinh tế của nước Mỹ, ao ước lấy lại vị thế siều cường của nước Mỹ, thành trì mạnh mẽ nhất của tự do dân chủ, nhân quyền, cởi mở, công khai, khoa học kỹ thuật phục vụ nhân loại.
(Cứ nhìn Tàu cộng lũng đoạn LHQ, WHO, Interpol … là đủ thấy Mỹ bị qua mặt như thế nào)
1 tổng thống cương quyết chống lại bọn gian ác lợi dung nước Mỹ dể làm giàu rồi quay lại muốn tàn phá nước Mỹ bằng đủ mọi cách.
(Cứ nhìn bọn Tàu cộng xử dụng gián điệp trà trộn vào Mỹ, tấn công và trộm cắp nước Mỹ online và dân ngu Tàu sung sướng cho là Tàu cộng đang chiến thắng cuộc chiến sinh học lên nước Mỹ thì biết)
Cho nên ông Trump không vui khi bây giờ phải nhìn nước Mỹ khựng lại về kinh tế. Chiến lược của ông bị đe dọa.
Nhưng nước Mỹ sẽ vượt qua khó khăn bệnh dịch nếu chịu hy sinh mất mát về kinh tế trong nửa năm. Rồi kẻ thua thiệt nhiều hơn sẽ là bọn tiểu nhân đang vỗ tay reo hò như những thằng điên.