Định nghĩa khái niệm sai và hậu quả của nó

Ngô Huy Cương

5-3-2020

Rất nhiều luật gia biết định nghĩa khái niệm “doanh nghiệp” trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 rất sai, trong khi khái niệm này là nền tảng để xây dựng nên đạo luật này. Tôi xin phân tích đơn giản một vài cái sai và hậu quả của nó dưới đây.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 tại Điều 4 định nghĩa như sau: “Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Cái sai thứ nhất: Luật Doanh nghiệp năm 2014 xác định dứt khoát rằng trong luật này các từ ngữ chỉ được hiểu theo một nghĩa bởi tuyên bố “trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau”. Thế nhưng trong đạo luật này thực tế lại có hai khái niệm doanh nghiệp, hay nói cách khác khái niệm doanh nghiệp được hiểu theo hai nghĩa khác nhau.

Định nghĩa tại khoản 7, Điều 4 của đạo luật này (như trích dẫn ở trên) chỉ cho phép chúng ta hiểu cái gọi là “doanh nghiệp” là chủ thể của quyền (nói môm na là có quyền). Mặc dù vậy, nhưng tại các Điều 186 và Điều 187 của đạo luật này lại coi “doanh nghiệp” là đối tượng của quyền (nói nôm na là cái bị quyền tác động tới) bởi qui định “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp…” (Điều 186) và “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác”, có nghĩa là coi “doanh nghiệp tư nhân” là tài sản và chủ doanh nghiệp tư nhân mới thực sự là “doanh nghiệp” (chủ thể của quyền). Cái sai này cho thấy nhà làm luật không hiểu khoa học pháp lý và không có ý tưởng pháp lý xuyên suốt toàn bộ đạo luật, nên đã gây mâu thuẫn trong đạo luật.

Cái sai thứ hai: định nghĩa này không bao quát được toàn bộ các hình thức “doanh nghiệp” mà đạo luật qui định, có nghĩa là đã loại “doanh nghiệp tư nhân” ra khỏi định nghĩa. Điều 186 và Điều 187 của đạo luật này cho thấy nhà làm luật đã xác định được cái gọi là “doanh nghiệp tư nhân” có bản chất là cá nhân kinh doanh (chủ doanh nghiệp tư nhân). Bản chất này được khẳng định thêm bởi qui định tại khoản 2, Điều 187 của đạo luật này như sau: “Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác”. Thế nhưng khi định nghĩa khái niệm “doanh nghiệp” lại coi doanh nghiệp là một tổ chức và không nhắc gì tới cá nhân (chủ doanh nghiệp tư nhân”.

Cái sai thứ ba: định nghĩa này không phải là một định nghĩa pháp lý, do đó không góp phần cho việc tìm kiếm ra các giải pháp pháp lý để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội cụ thể. Nói một cách tóm lược, đạo luật là nơi nhà làm luật dựng sẵn các giải pháp pháp lý hay các công thức để gợi ý cho những người giải quyết tranh chấp tìm kiếm các giải pháp pháp lý cho các trường hợp tranh chấp cụ thể trong tương lai. Tôi thường nói với sinh viên rằng Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014 không phải là những đạo luật mà chỉ là nơi diễn giải lại các vấn đề kinh tế dưới dạng các điều luật.

Muốn có định nghĩa về pháp lý thì phải biết hồn cốt của pháp lý hay pháp luật là phân loại pháp lý. Trước hết nhà làm luật phải phân loại được cái gọi là “doanh nghiệp” (mà nhẽ ra phải gọi là thương nhân) bao gồm hai loại là thể nhân và pháp nhân (công ty), sau đó phải tìm kiếm bản chất pháp lý thực sự của công ty. Bộ luật Dân sự Pháp tại Điều 1832 định nghĩa công ty trên căn bản xác định bản chất pháp lý của công ty là hành vi pháp lý (công ty nhiều thành viên là hợp đồng; còn công ty một thành viên là hành vi pháp lý đơn phương).

Các Bộ luật Dân sự và các Bộ luật Thương mại của các chế độ cũ ở Việt Nam cũng xác định như vậy. Việc xác định được bản chất pháp lý và có được định nghĩa pháp lý về thương nhân nói chung và công ty nói riêng có ý nghĩa cực lớn trong việc áp dụng luật, kể cả có ý nghĩa cực lớn trong việc thu hồi tài sản tham nhũng. Tôi thường dạy sinh viên tình huống giả định nhưng rất thật sau: “Hách là Thứ trưởng Bộ Y phát hiện ra một cơ hội kinh doanh có liên quan tới công việc quản lý nhà nước của ông ta. Hách gọi Thụ tới và thoả thuận bằng văn bản ngầm với Thụ một số điều kiện sau: (1) Thụ đứng ra xin thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Thụ làm chủ sở hữu; (2) Thụ không phải góp vốn mà toàn bộ vốn liếng là của Hách, nhưng được chia 2% lãi và quản lý công ty. Công ty được thành lập mang tên Thụ Bất Thực, làm ăn rất có hiệu quả.

Thụ tuy thiếu hiểu biết về mọi mặt, nghèo đói nhưng được bạn bè tư vấn, thế là tự mình quyết định chuyển toàn bộ lợi nhuận của công ty Thụ Bất Thực để thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới mang tên Đổi Đời. Hách vừa nhận quyết định nghỉ hưu, rất bất bình với Thụ, nên tới thuê luật sư để kiện đòi lại công ty Thụ Bất Thực và toàn bộ tài sản của ông ta nhưng do Thụ đang nắm giữ. Biết rằng công ty Thụ Bất Thực đã giao kết nhiều hợp đồng với các đối tác. Đặc biệt đang thuê tài chính 02 thiết bị đắt tiền trong vòng 10 năm, nhưng mới thuê được 2 năm.

Hỏi: Luật sư có ý kiến gì về vụ việc này liên quan tới luật dân sự và luật thương mại?”
Rõ ràng trong vụ việc này cần phải biết rõ có bốn hành vi pháp lý (mà Bộ luật Dân sự năm 2015 gọi thiếu chính xác là giao dịch dân sự), bao gồm: (1) hợp đồng giữa Hách và Thụ; (2) hành vi thành lập công ty Thụ Bất Thực(hành vi pháp lý đơn phương); (3) hành vi thành lập công ty Đổi Đời (hành vi pháp lý đơn phương); và (4) hợp đồng thuê tài chính hai thiết bị.

Xét trong bốn hành vi pháp lý này, có thể thấy mối quan hệ giữa hành vi thứ nhất và hành vi thứ hai là mấu chốt. Hành vi thứ hai là hành vi giả tạo che dấu cho hành vi thứ nhất. Hành vi giả tạo phải bị vô hiệu (vô hiệu tuyệt đối). Hành vi thứ nhất là hành vi thực chất cũng phải bị vô hiệu (vô hiệu tuyệt đối do chống lại điều cấm và trật tự công). Vì là vô hiệu tuyệt đối nên tòa án có thể tự nại ra sự vô hiệu để bảo vệ trật tự công, không cần yêu cầu của đương sự.

Một trong những hậu quả của sự vô hiệu này là xung công tài sản. Tuy nhiên hành vi pháp lý thứ tư là hợp đồng thuê tài chính không thể hủy ngang. Bên cho thuê tài chính hoàn toàn ngay tình. Giải pháp xử lý vấn đề này phải là: coi như giữa Hách và Thụ đã thành lập một công ty thực tế (vì đã có hành vi thứ nhất) mà công ty thực tế dù thành lập dưới hình thức nào, thì các thành viên của nó cũng phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ. Ngay ở Mỹ cũng có khái niệm công ty thực tế (De Factor Corporation), bên cạnh khái niệm công ty hợp pháp (De Jure Corporation).

Công ty thực tế và công ty được thành lập trên thực tế là giải pháp bảo vệ người thứ ba ngay tình. Vì khuôn khổ facebook nên tôi chỉ nói qua nhưng vấn đề chính của vụ việc này. Nhưng qua đó cho thấy định nghĩa khái niệm trong luật mà không phải là khái niệm pháp lý thì khó có thể giúp cho việc áp dụng luật vì tình huống nói trên cho thấy cần áp dụng Bộ luật Dân sự là chính chứ không phải là áp dụng Luật Doanh nghiệp là chính. Tình huống trên cũng cho thấy nếu có định nghĩa pháp lý đúng đắn thì sẽ giúp cho việc thu hồi tài sản tham nhũng, cho việc bảo vệ cộng đồng và người thứ ba ngay tình, cho việc phát triển tư duy pháp lý.

Bộ hồ sơ của Dự án Luật Doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi để thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2014 không hề có đánh giá về mặt pháp lý, toàn đánh giá về mặt kinh tế. Ngay việc làm một luận chứng tiền khả thi một dự án kinh tế, người ta cũng phải nói tới vấn đề pháp lý. Vậy mà làm luật lại không đánh giá về mặt pháp lý thì đúng là một sai lầm nghiêm trọng.

Tôi sẽ nói sự ảnh hưởng xấu của quan niệm về doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 tới doanh nghiệp xã hội và hộ kinh doanh sau.

Tôi chỉ vì sự yên bình và phát triển của đất nước để viết chứ không vì mục đích gì khác!

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. – Tâm thần thì chấp họ làm gì. Khổ cho con bồ câu bay lạc lối lung tung (câu của nghiemnv)

    NẾU cong anh nghi ngờ nghiemnv mắc bệnh tâm thần thì mâu thuẫn ở chỗ… chính nghiemnv tự nhận mình có bệnh “chấp anh ta làm gì”. Bởi vì BS nói với tôi rằng người mắc bệnh này KHÔNG bao giờ tự nhận bệnh của mình. Họ cãi lại ghê lắm
    Nhưng NẾU bảo rằng nghiemnv không mắc bệnh tâm thần thì tại sao anh ta viết linh tinh về “con bồ câu bay lạc” không ai hiểu nổi. Nói chung, rất nhiều lần anh ta rối loạn ngôn ngữ khi viết.
    Cần theo dõi thêm

  2. – Tôi hỏi bác sĩ rồi. Người mắc bệnh tâm thần biểu hiện bằng hành vi và ngôn ngữ. Chúng xuất phát từ những suy nghĩ không logic, không phù hợp. Nghĩa là vô lý.
    – Do vậy không thể chữa bệnh bằng cách giảng giải, cắt nghĩa, hoặc thuyết phục. Cũng không được phép mắng mỏ, sỉ nhục, vì bệnh nhân có lỗi gì đâu (?)
    Nếu bệnh nhân tỏ ra nguy hiểm (đe dọa tự tử, giết người, phá phách… tuy đó là vô ý thức, vẫn phải tạm giam và điều trị cưỡng bức; nhưng không được đối xử như tội phạm.

    Ví dụ, triệu chứng sau đây:
    GS Mạc Văn Trang viết bài tố cáo về tội ác Đồng Tâm (do CS gây ra), thì nó chửi tác giả.
    Có hai trường hợp
    – Hoặc là, nó là dư luận viên (không phải bệnh nhân). Mặc xác nó.
    – Hoặc nó là bệnh nhân điển hình, không nên chấp. Nhưng phải báo cho cha, mẹ, vợ con nó biết để chữa chạy không quá muộn.

  3. Bài này ông Ngô Huy Cường viết trên blog của ông, được tiengdan rinh về cho mọi người đọc.
    Nói thật, khải niệm mà bài này đưa ra và phân tích, tôi (và có lẽ nhiều người) chưa hiểu rõ, vì nó chuyên sâu.

    Nhưng tôi phát ói khi phải nhìn và đọc những khái niệm “trí thức lợ”. Đúng là sản phẩm của kẻ tâm thần.

  4. Cái này thì theo tớ ông tờ sờ i tờ Quang êi, doanh nghiệp nhớn nước đảng, trí thức nhớn Nước Lợ đóng góp ý kiến.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây