Bi quan về phong trào dân chủ?

Nguyễn Vi Yên

4-3-2020

Đọc cuốn “The Failure of Democracy in South Korea” được viết năm 1974 bởi chính khách Sungjoo Han (mà về sau được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao năm 1993), mình đi từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác.

“Kết quả là, không một nhóm nào hay một cá nhân nào trong một đảng (đối lập) có thể thương thảo để lập thành liên minh với các đảng khác.” – Han viết về phong trào đấu tranh dân chủ những năm 1960.

Khi viết chuyên đề “Phong trào Dân chủ Á châu” trên Luật Khoa, đã có lúc, mình nghĩ rằng loạt bài về Hàn Quốc đã hoàn thành, và còn tưởng rằng bản thân am hiểu tường tận câu chuyện chuyển đổi chính trị ở các nước Đông Á. Cho đến khi gặp gỡ các bác đấu tranh ở Hàn thời những năm 1970, nghe bao lý giải mới mẻ, mới nhận ra rằng còn nhiều cam go ẩn trong phong trào tranh đấu nước bạn. Bèn nhờ ông bạn bên Đức tìm mua giúp cuốn sách cũ kỹ này.

Hàn Quốc đã kinh qua gần 40 năm tranh đấu chống độc tài, song người dân cũng đã được nếm trải một chút không khí dân chủ dưới thời Trương Miễn trước khi bị Phác Chính Hy đảo chính.

Phong trào đấu tranh dân chủ Hàn Quốc, nhất là sau khi chính quyền dân chủ của Trương Miễn thất bại, không phải là một thực thể thống nhất để gọi tên và vinh danh một cách đơn thuần, như chúng ta vẫn thường làm.

Những đấu đá chính trị, tranh giành sức ảnh hưởng, cùng với các xung đột về đường lối đấu tranh và tấn công phe nhóm đã là một vấn đề không hề nhỏ bên trong chính phong trào ấy. Những chỉ trích, thất vọng, xen lẫn bi quan, đến từ phía người dân và nhất là giới “nhân sỹ trí thức” đông đảo, được hiển lộ trong các nghiên cứu xuất bản trong thập niên 70 và 80. Cuốn sách của Han, tuy không rõ có phục vụ mục tiêu chính trị nào hay chăng, song đã phản ánh bối cảnh của phong trào đấu tranh thời buổi ấy.

Khi không gian dân sự lẫn không gian chính trị ngày càng được cơi nới, việc nảy sinh các bất đồng và xung đột sẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Song, Han và các cộng sự đã bi quan trước tình trạng chia rẽ của một lực lượng vốn đã quá mỏng trước một chính quyền quá mạnh. Bằng chứng của cuộc bầu cử 1987 cho thấy, Lô Thái Ngu, người được chính quyền cũ chỉ định, đã đắc cử ghế Tổng thống khi mà ba ông Kim (lãnh đạo ba đảng đối lập) đã không tìm thấy tiếng nói chung.

Trong ấn phẩm của Han, ông cũng trích dẫn những tiểu luận về dân tộc tính của người Hàn (thứ bậc và ưa trật tự theo lối phong kiến, phù hợp với thể chế độc tài), hay những phỏng đoán bi quan về tương lai dân chủ hoá. Nghe không quá xa lạ với những hồ nghi và tranh cãi ở các nước độc tài ngày nay.

Song, mười ba năm sau khi Han ra mắt cuốn sách này, Nam Hàn có Đạo luật Bầu cử Tổng thống với cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên năm 1987. Vài năm sau đó, Kim Vịnh Tam, một trong những lãnh đạo đối lập nổi tiếng trong phong trào đấu tranh, đã đắc cử ghế Tổng thống Nam Hàn.

Có quá nhiều biến cố đã diễn ra trong mười ba năm ấy, để rồi những phân tích sắc sảo của giới quan sát rằng “Hàn Quốc khó lòng có được một nền dân chủ” đã bị thực tế phủ nhận hoàn toàn. Suy cho cùng, các bình luận dù của giới chuyên gia hạng nhất cũng chỉ nên là một loại tài liệu tham khảo, thay vì dùng để tiên tri.

Bình Luận từ Facebook

8 BÌNH LUẬN


  1. How can I tell You about my Nostalgy and Longing, my beloved Hometown, Hanoi ?
    *****************************************

    https://www.youtube.com/watch?v=EUb0d-147E4
    Hà Nội Phố – Z (Phạm Ngọc – Phạm Anh Dũng – Hương Giang)

    How can I tell You about my Nostalgy
    And Longing, my beloved Hometown, Hanoi ?
    How can I tell You ?
    And what can I tell You, Hanoi ?
    And who else feel me,
    Except You, Hanoi, my beloved Hometown !
    My white nights in exile in Paris
    Thinking of You, I stay all night and miss You

    What can I tell You about my Nostalgy
    And Longing, my beloved Hometown, Hanoi ?
    How can I tell You ?
    And what can I tell You, Hanoi ?
    And who else feel me,
    Except You, Hanoi, my beloved Hometown !
    My white nights in exile in Paris
    Thinking of You, I stay all night and miss You

    And whatever I tell You
    There is much more Souvenirs in my heart
    And much more Thoughts on my mind
    Even it’s not enough to call You :
    “Hanoi ! My darling, my First Lover”
    I wish if there were a word much more sacred than “My darling, my First Lover”
     
    What can I tell You, tonight
    What could describe my pure Love for You
    And I have an infinite set of words in my heart
    Even it’s not enough to call You :
    “Hanoi ! My darling, my First Lover”
    I wish if there were a word much more sacred than “My darling, my First Lover”
    You are my whole Life and my only Happiness
    And what could I say
    Even it’s not enough to call You :
    “Hanoi ! My darling, my First Lover”
    And from joy when I’m with You, my sweet Home !
    In every moment I am living in You there is a real Life
    And my Soul is blessed while I am near You

    Your Love for me as an old Hanoian does make my Life precious and significant
    And I count it with each Quantum of Time
    Not with White Nights
    I have two Loves : Hanoi and Paris
    Hanoi is an Eden in the Far-East
    As Paris is an Eden in the West
    Hanoi’s Love make our Life forgets her Hate
    And this can give us Hope
    And this can hide thousands of tears from us
    And this can make us know about us and know each other
    And this can light up the Morning Star for Belief
    And this can turn off the Evening Star of Hopelessness

    https://www.youtube.com/watch?v=7IsNAj34-Dc
    Chảy Đi Sông Ơi (Phó Đức Phương) – Ngọc Tân

    Your Love for me as an old Hanoian does make my Life precious and significant
    And I count it with each Quantum of Time
    Not with White Nights
    I have two Loves : Hanoi and Paris
    Hanoi is an Eden in the Far-East
    As Paris is an Eden in the West
    Good night my beloved Hanoi –
    My lost Eden in the Far-East

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Tranh đấu để có nền dân chủ đã là gay go dưới chế độ độc tài toàn trị CS,mà nếu có cơ may tìm thấy nền dân chủ ấy và duy trì giữ gìn nó càng muôn vàng khó khăn gấp bội đối với một xứ sở đã chìm đắm quá lâu trong chế độ độc tài toàn trị với đầy rẫy chiến tranh cách mạng và phong kiến Á Đông.

  3. “Khó lòng có được một nền dân chủ” có lẽ cũng đúng.
    Xét về mặt chữ nghĩa thì “khó lòng” là KHÔNG DỄ xảy ra,chứ không phải
    là không thể được (impossible) còn xét về mặt văn hóa thì truyền thống
    Nho giáo của một số nước châu Á cũng góp phần ngăn cản hay làm chậm
    tiến trình dân chủ hoá.Ở chổ này đã có sự tranh luận “nảy lữa” giữa 2 cố
    chính khách nổi tiếng.Bởi Lý Quang Diệu độc tài nên đã cho rằng văn hóa
    là định mệnh còn Kim Đại Trọng ủng hộ dân chủ nên đã khẳng định dân
    chủ là định mệnh của châu Á !

  4. Các nhà hoạt động trẻ như cô Nguyễn Vi Yên đây chịu khó nghiên cứu tận gốc và gặp gỡ những nhân vật lịch sử nước ngoài. Đây là thái độ học hỏi nghiêm chỉnh đáng ngưỡng mộ, chắc chắn sẽ mang lại những thành quả đáng kể để đóng góp vào công cuộc dân chủ hóa nước nhà.

  5. “Đọc cuốn “The Failure of Democracy in South Korea” được viết năm 1974”

    Cái “dân chủ” Nguyễn Vi Yên “có vẻ” đang đấu tranh -nếu có, tớ không chắc- đã thắng lợi bằng “chiến thắng huy hoàng” ở Việt Nam ngày 30-4/1975.

    Năm nay Đảng nên tổ chức rầm rộ lễ hội 30/4. Ý Đảng lòng dân, nhà văn Nguyên Ngọc nghĩ đây là “chiến thắng huy hoàng” & Nguyễn Y Vân, lộn, Vi Yên cũng nghĩ 30/4 là 1 chiến thắng dân chủ .

    Thía thì mọi người cần lạc quan lên, có tếu hay không lịch sử đã có câu giả nhời rùi .

  6. Quy trình dân chủ xứ an nam nước Đảng
    Hy sinh đời bố, củng cố đời con — tiếp tục hy sinh đời ông củng cố đời cháu — viết khai trí theo ý của mình– dân tẩu hỏa về khai trí — cơ hội củng cố đời con cháu.

Comments are closed.