Jackhammer Nguyễn
27-2-2020
Mời đọc lại: Virus corona và biến dị cộng sản
Ông Huy Đức, một nhà báo ở Việt Nam trong thời gian gần đây có viết, rằng Việt Nam không còn là một quốc gia cộng sản nữa, mà là một quốc gia độc tài.
Cách đây vài năm, ông Nguyễn Văn Tuấn, một giáo sư ở Úc có một nhận xét thú vị: Các đảng viên cộng sản Việt Nam không thích được gọi là cộng sản.
Tôi có nhiều phần đồng ý với ông Huy Đức, còn với nhận xét của Giáo sư Tuấn, thì sau khi điểm lại những lần mình tiếp xúc với những người cộng sản, nghe lỏm họ nói chuyện với nhau, thì quả là thế thật. Họ không bao giờ nói tới từ cộng sản như trong các phim tuyên truyền của họ, mà ngôn ngữ vốn không có thật. Họ gọi nhau là… “đảng viên”, mà “đảng viên” thì có thể là bất cứ đảng nào.
Không rõ cái âm thanh cộng sản ấy biến mất từ lúc nào, nhưng chắc chắn sau năm 1986, người ta không nghe nó nhiều nữa, mà chỉ đọc thấy nó thôi. Năm đó là năm con virus cộng sản Việt Nam biến dị lần thứ nhất để tồn tại. Đại hội đảng lần thứ sáu cho phép “người bóc lột người”, cho phép tạo ra “giá trị thặng dư”, là hai cách nói của ngôn từ cộng sản về việc thuê mướn nhân công và làm ăn kiếm lời.
Nhưng guồng máy cai trị của Đảng không thay đổi, vẫn là sự kiểm soát xã hội từ trên thượng tầng, cho đến tận từng khu phố. Và từ đó đến nay con virus một mặt biến đổi liên tục, mặt khác vẫn duy trì guồng máy cai trị của nó.
Nếu chúng ta đặt chân đến Sài Gòn hay Hà Nội hiện nay, sẽ không nhận ra không khí buồn tẻ với hàng đoàn người đi xe đạp, mặc quần áo giống nhau ở Hà Nội trong những năm cuối thập niên 1970, cũng không còn những chiếc xe chạy bằng than những năm sau “giải phóng” ở Sài Gòn nữa.
Đó là hình ảnh biến dị của virus cộng sản Việt Nam hiện nay, cách xa nguyên bản Made in USSR cách đây hơn 100 năm.
Nhìn vào bề ngoài của xã hội Việt Nam lúc này, người ta thấy nó là hình ảnh của một quốc gia đang phát triển bình thường, có thể là Đông Nam Á, châu Phi, hay Mỹ Latin. Ở một quốc gia như thế, các giới chức cầm quyền có thể phớt lờ các chỉ trích về vấn đề dân chủ và nhân quyền, cho đến khi nào các đại tập đoàn tư bản vẫn ăn nên làm ra ở đó.
Đó là chuyện bên ngoài, còn bên trong thì một bộ phận lớn người Việt Nam đang chuyển từ làng quê lên thành thị, theo đúng cái câu xưa nay: Giàu nhà quê không bằng lê la thành thị. Một bộ phận nhỏ hơn nhiều, có cấu kết với guồng máy cai trị, phất lên nhanh chóng, chiếm đoạt hầu hết của cải, tài sản quốc gia.
Cả hai bộ phận dân cư kể trên đều phần nào hài lòng với cuộc sống hiện tại. Những người dân quê dù có sống chật hẹp mấy mét vuông ở một khu ổ chuột nào đó, cũng cảm thấy đồng lương công nhân làm họ an tâm hơn mùa màng thất bát vô định ở nông thôn.
Những tay thuộc tầng lớp tư sản bắt tay với những kẻ thống trị, có khi chính họ là kẻ thống trị, hoàn toàn ý thức được vị thế của họ, để duy trì guồng máy, và tài sản của họ.
Trong tình trạng đó, không ai mong muốn một sự thay đổi xảy ra.
Đã có những cuộc biểu tình lớn, thậm chí lần sau lớn hơn lần trước, những vụ xung đột đất đai ngày càng đẫm máu. Nhưng những kẻ trong cuộc không ai muốn phá bỏ cái hiện trạng, status quo, hiện nay cả. Không ai muốn thoát vùng thỏa mãn, comfortable zone, của mình cả. Tất cả vẫn trông chờ vào “Đảng và Nhà nước!”
Nhưng tình trạng “bùng nhùng” này tạo nên sự suy thoái xã hội, đạo đức, sẽ gây tác hại lâu dài về sau. Sự duy trì bộ máy cai trị, nhưng cho phép lồng bộ máy đó trong cái vỏ kim tiền, là một biến thể vô cùng nguy hiểm của con virus cộng sản ký sinh trên cơ thể hủ lậu của văn hóa Việt Nam.
Nguy hiểm hơn nữa đó là sự vắng bóng hoàn toàn của xã hội dân sự để có thể tự hoạt động được, vì tất cả những mầm móng của xã hội dân sự đều bị bóp chết từ trứng nước. Xã hội dân sự với bản chất độc lập của nó là điều đối ngược với sự toàn trị cộng sản, có cái này không có cái kia. Đó chính là điều mà tôi nói ở phần mở đầu là tôi chỉ đồng ý phần lớn với ông Huy Đức, vì tôi không hề thấy xã hội dân sự, tức là bản chất cộng sản vẫn còn đó.
Và đó là điều nguy hiểm nhất của xã hội Việt Nam hiện nay. Một mặt phiên bản cộng sản Việt Nam trưng ra bên ngoài một sự phát triển, mà đa số người dân trong đó tự hài lòng với chính mình. Nhưng mặt khác, khi có biến động, sự thiếu vắng xã hội dân sự sẽ làm cho nó tan rã, lọan lạc bất kỳ lúc nào. Như nó đã xảy ra với một cuộc khủng hoảng ở Đồng Tâm, Ô Khảm và Vũ Hán hiện nay, đang chứng minh cho điều đó, đang chứng minh ngược trở lại về sự thất bại của phiên bản cộng sản Đông Âu. Sự ổn định và hỗn loạn chỉ cách nhau có vài tiếng đồng hồ.
Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco
…”Không ai muốn thoát vùng thỏa mãn, comfortable zone, của mình cả. Tất cả vẫn trông chờ vào “Đảng và Nhà nước!”
Nhưng tình trạng “bùng nhùng” này tạo nên sự suy thoái xã hội, đạo đức, sẽ gây tác hại lâu dài về sau. Sự duy trì bộ máy cai trị, nhưng cho phép lồng bộ máy đó trong cái vỏ kim tiền, là một biến thể vô cùng nguy hiểm của con virus cộng sản ký sinh trên cơ thể hủ lậu của văn hóa Việt Nam. ”
Ha, tác giả Búa Tạ đã đổi cây bút rồi sao? Đọc được đấy! Chỉ thiếu mỗi cái là ” đi guốc vào bụng” của csvn. Cái này thì phải ở với cs, thở cùng nó và nô lệ cùng với nó..cái này không dễ có.
Người xưa có câu “Quan nhất thời Dân vạn đại”. Bởi dân mang gánh phong kiến Khổng Nho quá lâu, lại thêm gánh cộng Nô hầm bà lằng xắn cấu, nghĩ cạn và mê bổng lộc, NÊN quan Cộng lộng hành đã gần thế kỷ rồi đấy mà chưa lối ra…
Để cho những thằng DỐT mà tỏ ra NGUY HIỂM cưỡi cổ đè đầu bằng điều 4 hiến pháp, ra những chính sách quyết định BÁN NƯỚC HẠI DÂN – không phải lỗi tại dân.
Mà là lỗi của trí thức VN tầng lớp u mê thích nệm ấm chăn êm cơm no bò cưỡi!
Ai có tai thì nghe….
https://www.youtube.com/watch?v=ggLyfO4Q_-w&feature=em-subs_digest
Cali Phố Vui Trời Lộng Gió – Nhạc: Nguyễn Tuấn – Thơ: Lê Thị Hàn
Sau 1954, Hà Nội chẳng còn gì nữa ! .. .. Sau 1975, Sài Gòn chẳng còn gì nữa ! .. ..
****************************
https://1.bp.blogspot.com/-J_Hvjzp2s9c/Vd5fwL04XwI/AAAAAAAALGw/r6EyVHuCFyQ/s1600/Ngay%2Bcuop%2Bnuoc%2B2-9.jpg
Sau 1954
Anh không còn thể làm thơ nữa
Đành đi bán chợ đất chợ trời !
Bây giờ em sống bên chân trời hoàng hôn
Tận cuối Hà Nội Hồ Tây
Bây giờ anh sống nơi Miền Nam Tự do nắng ấm
Chẳng còn gì nữa ngoài chia ly
Sông Bến Hải cầu Hiền Lương
Đôi bờ đôi ngả đôi đường
Thỉnh thoảng vài năm tấm bưu thiếp
Từ sau Màn Sắt qua ngả Paris
Chẳng còn gì nữa bên Hồ Gươm sau 1954
Tương lai chẳng còn gì nữa
Ngày mai chẳng còn gì .. ..
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/09/Nguoi-gieo-hat-trong-CCRD.jpg
Ngay chẳng còn là Em nữa
Cũng chẳng còn Hồn anh vãng lai nơi đấy
Hà Nội là Tử Phố sau 1954
Chẳng còn gì nữa trong Phố Cổ Hà Nội đêm xanh sau 1954
Sau 1954 đường Cổ Ngư chẳng còn gì nữa
Hôm qua chẳng còn gì nữa
như Hôm nay sau 1954
Như dòng chữ ngắn ngủi qua bưu thiếp
“Anh yêu xa vắng !.. . Tất cả thay đổi đến bàng hoàng .. .. ”
http://3.bp.blogspot.com/_VUOKu9Q80PQ/SNMEMDkNEcI/AAAAAAAAALk/OSJmx2wuA9Y/s400/Xaluan51.jpg
Hà Nội Phố dường như xa lạ
Ngay vị kem Tràng Tiền
Cũng chẳng còn Hương xưa nữa
Em đã biến thành tha nhân khác
Em đang thành hữu thể tha hóa vong thân
Phố Cổ Ngư chẳng còn như xưa nữa
Dù vẫn là bên cạnh Hồ Gươm
Tháp Bút buồn vọng trong mù sương
Chẳng còn gì nữa bên Hồ Gươm sau 1954
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/08/T%E1%BB%AB-b%C6%A1m-v%C3%BA-b%C6%A1m-m%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%BFn-t%E1%BB%B1-b%C6%A1m-m%C3%ACnh.jpg
Tương lai chẳng còn gì nữa
Ngày mai chẳng còn gì .. ..
Ngay chẳng còn là Em nữa
Cũng chẳng còn Hồn anh vãng lai nơi đấy
Hà Nội là Tử Phố sau 1954
Chẳng còn gì nữa trong Phố Cổ Hà Nội đêm xanh sau 1954
Sau 1954 đường Cổ Ngư chẳng còn gì nữa
Hôm qua chẳng còn gì nữa
như Hôm nay sau 1954
http://3.bp.blogspot.com/-QeJG0pJl084/UXSxkdbeBpI/AAAAAAAAMFA/feWg10S5NGY/s1600/130312-194437.png
Sau 1975
Anh không còn thể làm thơ nữa
Đành đi bán chợ đất chợ trời !
Bây giờ em sống bên chân trời hoàng hôn
Tận cuối Sài Gòn Khu Thanh Đa
Bây giờ anh sống nơi Miền Tự do nắng ấm Cali
Chẳng còn gì nữa ngoài chia ly
Giữa là mênh mông Thái Bình Dương
Đôi bờ đôi ngả đôi đường
Thỉnh thoảng cả năm tấm bưu thiếp
Từ sau Màn Sắt qua ngả Paris
Chẳng còn gì nữa trong Phố Tự Do Sài Gòn sau 1975
http://1.bp.blogspot.com/-oBKrh9yzsNM/Vd7u5c7UpgI/AAAAAAAAzu0/TWkYgrlkjAU/s1600/lethanhhai-danlambao.jpg
Tương lai chẳng còn gì nữa
Ngày mai chẳng còn gì .. ..
Ngay chẳng còn là Em nữa
Cũng chẳng còn Hồn anh vãng lai nơi đấy
Sài Gòn là Phố Chết sau 1975
Chẳng còn gì nữa trong chợ Bến Thành sau 1975
Sau 1975 đại lộ Lê Lợi chẳng còn gì nữa
Hôm qua chẳng còn gì nữa
như Hôm nay sau 1975
Như dòng chữ ngắn ngủi qua bưu thiếp
http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2013/12/babui_122012_29.jpg
“Anh yêu xa vắng !.. . Tất cả thay đổi đến bàng hoàng ..
Sài Gòn Phố dường như xa lạ
Ngay vị Chôm chôm
Cũng chẳng còn Hương xưa nữa
Em đã biến thành tha nhân khác
Em đang thành hữu thể tha hóa vong thân
Phố Tự Do, Sài Gòn chẳng còn như xưa nữa
Dù vẫn là bên cạnh bến Chương Dương
Tượng đài Trần Hưng Đạo buồn vọng trong mù sương
http://3.bp.blogspot.com/-yh7deGub1so/Ur0kHUC7HRI/AAAAAAAAo9w/pjezxEmHS1s/s1600/giatoc-lethanhhai.jpg
Chẳng còn gì nữa trong Phố Tự Do Sài Gòn sau 1975
Tương lai chẳng còn gì nữa
Ngày mai chẳng còn gì .. ..
Ngay chẳng còn là Em nữa
Cũng chẳng còn Hồn anh vãng lai nơi đấy
Sài Gòn là Phố Chết sau 1975
Chẳng còn gì nữa trong chợ Bến Thành sau 1975
Sau 1975 đại lộ Lê Lợi chẳng còn gì nữa
Hôm qua chẳng còn gì nữa
như Hôm nay sau 1975
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT