Quyết định của Bộ GD-ĐT và thước đo lòng dân

Báo Sạch

25-2-2020

Bộ GD-ĐT đã chính thức quyết định việc cho học sinh sinh viên đi học trở lại, vào 2.3.2020.

Nhân dân cả nước đã liên tục gây sức ép đối với ông Phùng Xuân Nhạ và Bộ GD-ĐT, nay Bộ này có quyết định lớn, thì không nên chê trách, bỉ bai, mà phải phản biện trên cơ sở khoa học.

Quyết định của Bộ GD-ĐT trong bối cảnh Hà Nội và TP.HCM đang hoang mang, lo lắng về nguy cơ lây nhiễm nCoV, giữa lúc dịch bệnh đang diễn biến khó lường tại Hàn Quốc, châu Âu, thậm chí cả Trung Đông, Bắc Mỹ…

Hãy chờ tời hết tháng 2.2020, xem các phụ huynh phản ứng thế nào (qua khảo sát lấy ý kiến), và tháng 3.2020, các lớp học có thưa vắng hay không. Đó là một trong những thước đo niềm tin của dân chúng.

Là cơ quan chuyên môn về giáo dục, thiết nghị Bộ GD-ĐT nên công khai các ý kiến đánh giá của Bộ Y tế, Bộ CA, UBND các tỉnh/thành phố (gồm báo cáo của Sở Y tế và Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố).

Lúc này, Bộ GD-ĐT cần linh hoạt, cập nhật liên tục tin dịch bệnh,… vì không có gì quan trọng và quý giá hơn sức khỏe, an toàn tính mạng con người.

UBND TP.HCM đã liên tiếp kiến nghị Thủ tướng và các bộ ngành xem xét chỉ đạo việc TP muốn cho học sinh nghỉ hết tháng 3 vì điều kiện TP hết sức phức tạp, trung bình mỗi ngày có 11 chuyến bay từ Hàn Quốc về,…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng vừa quay ngoắt 180 độ, thay vì “thời chiến trẻ vẫn đến trường” thì nêu bật nguy cơ lây lan nCoV và việc Hà Nội có rất đông người Hàn Quốc cư trú, cụ thể là từ 20.000 – 25.000 người…

Thế nhưng, “không thể chờ hết dịch mới cho học sinh trở lại trường”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, và đề xuất như… trên.

Hai đại đô thị Hà Nội và TP.HCM đã chung một chiến hào, Thủ tướng khó có thể đi ngược nguyện vọng của “đầu tàu” (tất nhiên căn cứ cả diễn biến dịch).

Thế nên Bộ GD-ĐT chới với, “hố hàng”.

Thương Bộ trưởng GD&ĐT. Lần hiếm hoi ông QUYẾT ĐOÁN thì trật, ít ai ủng hộ. Rõ ràng, đội ngũ tư vấn Bộ có vẻ giỏi làm sách bán hơn là tham vấn UBND TP.HCM, Hà Nội và nắm tin y tế.

Nhưng trong Họa có Phúc. Đây là dịp để Bộ GD-ĐT nhìn lại mình, thay đổi mạnh mẽ chương trình dạy và học, áp dụng CNTT vào dạy và học, hướng tới một nền giáo dục NHÂN VĂN – KHAI PHÓNG.

Nền giáo dục của chúng ta hiện tại chưa lấy người học làm trung tâm, vẫn là học để thi, không phải học để chung sống, để học cách tự học, để làm người,… thưa ông PHÙNG XUÂN NHẠ.

Bình Luận từ Facebook