Giáo dục Việt Nam: Chưa nhìn thấy hy vọng sau Đại hội 13

Nguyễn Ngọc Chu

14-2-2020

Ông Phạm Ngọc Thưởng. Ảnh: Báo GD

Thất bại của Giáo dục Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là không bàn cãi.

Hy vọng dồn vào Tân Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GD – ĐT sau Đại hội 13. Mà các thứ trưởng của Bộ GD-ĐT hiện nay có thể sẽ là một trong các ứng viên cho chức Bộ trưởng Bộ GD – ĐT.

Theo Vietnamnet ngày 13/02/2020 thì tại quyết định 242 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Thưởng (đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn) giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Đây không phải là tin mừng cho những người mong muốn một sự đổi mới đột phá cho Giáo dục Việt Nam.

Bởi dẫu biết rằng ông Phạm Ngọc Thưởng là tiến sĩ Ngữ Văn, từng đảm nhiệm các chức vụ Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn và Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lạng Sơn, nhưng từng ấy thông số còn quá xa vời để đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, và nhất là như một ứng viên “ngó” lên ghế Bộ trưởng BG–ĐT sau Đại hội 13.

I. CHUYÊN MÔN GIỎI LÀ TIÊU CHUẨN ĐẦU TIÊN CHO VỊ TRÍ BỘ TRƯỞNG

Không phải cứ ủy viên trung ương là có phép màu làm được bộ trưởng. Với cơ cấu Chính phủ Việt Nam hiện hành, thì có một số Bộ mà lựa chọn Bộ trưởng phải quyết định áp đảo bằng tiêu chí chuyên môn. Có thể chia ra hai nhóm Bộ mà tiêu chí chuyên môn giỏi là điều kiện tiên quyết để lựa chọn Bộ trưởng.

NHÓM I:

– Bộ GD–ĐT
– Bộ Y tế
– Bộ Khoa học và Công nghệ
– Viện Khoa học Việt Nam (Tự nhiên và Xã hội).

Bộ trưởng của các Bộ trong nhóm I phải là các nhà khoa học xuất sắc. Tiêu chí khoa học là tiêu chí quyết định. Chỉ có như vậy mới đủ tầm để dẫn dắt Bộ đi đúng hướng.

Bởi thế, ứng viên Bộ trưởng cho nhóm này không phải nhìn vào các thứ trưởng, mà nhìn vào các nhà khoa học giỏi xuất sắc đang ở trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện lớn.

NHÓM II:

– Bộ Tư Pháp
– Bộ Xây Dựng
– Bộ Giao Thông Vận Tải
– Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (TN-MT)

Ở nhóm II này tiêu chí giỏi chuyên môn là bắt buộc, nhưng không nhất thiết là người giỏi đến mức xuất sắc. Song song với chuyên môn là năng lực quản lý. Điều này có nghĩa là người có năng lực quản lý nhưng không có chuyên môn giỏi cũng không được lựa chọn làm Bộ trưởng.

II. NHÂN TÀI KHÔNG THỂ BẮT BUỘC ĐI THEO CON ĐƯỜNG TUẦN TỰ

1. Bắt buộc đi theo con đường tuần tự lấy kinh nghiệm chỉ để cho người bình thường. Đó không phải là con đường cho những tài năng xuất chúng. Tài năng không đi theo con đường tuần tự. Tài năng là đặc cách.

2. Chính sự giáo điều máy móc đã sinh ra hình thức giả tạo. Cán bộ được luân chuyển “ngồi nhờ ghế không nóng chỗ” để chuyển sang “ghế” khác. Hậu quả là cán bộ có “kinh nghiệm địa phương” hời hợt giả tạo, mà trên thực tế là chưa từng thực nghiệm và không thực tài.

Việc luân chuyển cán bộ hiện nay hoàn toàn không phải là cách khoa học để chọn ra các Bộ trưởng giỏi. Điều cán bộ từ ngành này đến bất cứ ngành nào chỉ để lên chức – không chú trọng chuyên môn, là không lợi cho công việc quản trị quốc gia.

Điển hình vừa hôm qua là trường hợp ông Phạm Ngọc Thưởng Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn sang làm thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Ông Lê Minh Ngân Phó Chủ tịch Quảng Bình sang làm Thứ trưởng Bộ TN – MT, hay trước đó ít ngày là ông Nguyễn Thanh Long Phó Ban Tuyên giáo về làm Thứ trưởng Bộ Y Tế (mà trước đấy là từ Thứ trưởng Bộ Y Tế sang làm Phó Ban Tuyên giáo) cho thấy công tác quy hoạch cán bộ đã trở thành vết mòn đến bệnh tật.

3. Đầu thế chiến thứ II, Liên Xô đã phải thay một loạt các nguyên soái thăng tiến theo con đường tuần tự trong thời bình bằng các tướng lĩnh mới nhô lên. Tổng thống Donald Trump cũng không phải lần lượt kinh qua “kinh nghiệm quản lý các cấp địa phương”! Có thể viện dẫn vô vàn thí dụ về đặc cách vì tài năng.

4. Bộ trưởng Bộ GD–ĐT có thể là một nhà khoa học giỏi chưa từng giữ chức vụ quản lý nào, thậm chí cả cấp quản lý Khoa, chứ đừng nói đến cấp quản lý Trường Đại học. Phải có cách đột phá như thế trong tuyển chọn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Tài năng chuyên môn sẽ giúp họ nhìn thấu điều cần phải làm cho Giáo dục. Tài năng chuyên môn sẽ thôi thúc họ lấy chuyên môn làm mục đích chứ không phải chính trị và quyền lực là mục đích – nhờ đó mà Giáo dục và Khoa học mới phát triển không chệch hướng.

5. Chọn Bộ trưởng từ các nhà chuyên môn xuất sắc – thậm chí chưa từng đảm nhiệm công tác quản lý, không theo con đường “quy hoạch” – không chỉ là cách chọn chỉ riêng cho Bộ GD–ĐT. Đó cũng là cách tuyển chọn Bộ trưởng cho Bộ Y Tế, Bộ Khoa học và Công Nghệ, Viện Khoa Học Việt Nam. Cách chọn đó làm cho Ban Tổ chức Trung Ương bớt đi việc làm và bớt đi quyền lực, nhưng lại là cách làm cho Chính phủ mạnh và có lợi cho Dân cho Nước.

6. Ông Nguyễn Thiện Nhân, ông Phạm Vũ Luận, ông Phùng Xuân Nhạ chưa bao giờ là những nhà chuyên môn xuất sắc, nếu không nói là tầm thường và kém. Chính vì thế mà Bộ GD–ĐT càng ngày càng xuống dốc.

7. Nhìn cách bổ nhiệm thứ trưởng Bộ GD–ĐT, là một động thái chuẩn bị cho nhân sự Đại hội 13, mà lòng tan nát vì Giáo Dục Việt Nam. Hiện chưa nhìn thấy một tia hy vọng nào cho Giáo Dục Việt Nam sau Đại hội 13!

Bình Luận từ Facebook

7 BÌNH LUẬN

  1. Tiên Sinh, Thái Bá Tân.

    Trên cổng một trường nọ
    Ở Nam Phi, người ta
    Khắc câu nói nổi tiếng
    Của Nelson Mandela.

    “Muốn hủy diệt một nước,
    Không cần bom hạt nhân.
    Tên lửa và đại bác,
    Tàu chiến cũng không cần.

    Chỉ cần ngành giáo dục
    Của nước ấy suy đồi.
    Chuẩn thấp, chất lượng thấp
    Gian lận điểm và rồi

    Các bác sĩ nước ấy
    Sẽ giết chết bệnh nhân,
    Và các nhà chính trị
    Hoang phí tiền của dân.

    Mua bằng, gian lận điểm,
    Kỹ sư, nhà mới xây
    Nứt lún hoặc sụp đổ,
    Hoặc thẩm thấu suốt ngày.

    Cũng vì lý do ấy,
    Trong tay các quan tòa
    Công lý bị bóp méo,
    Gây hậu quả xót xa.

    Khi giáo dục xuống cấp,
    Trí thức thành lưu manh.
    Tôn giáo sẽ xung đột.
    Đất nước sẽ chiến tranh.

    Vì vậy, để sụp đổ
    Ngành giáo dục nước nhà,
    Tức là tự cho phép
    Sụp đổ một quốc gia.

    Nguồn Mạng.

  2. Thế giới gọi đó là” kỹ trị” ,để làm được phải thực sự hiểu mà không cần phải giỏi. Người Vn tiếp xúc với khoa học kĩ thuật từ rất lâu rồi, đi học khắp nơi,chăm chỉ vô cùng.. … nhưng không có sản phẩm vì không hiểu. Nếu vẫn tiếp tục với cách học như vậy thì sẽ không bao giờ có hi vọng, kể cả 50 năm nữa…

  3. Cha mẹ sinh ra đủ 6 căn lành. Nhưng cộng sản đào tạo thành ra 6 căn đều đui mù, điếc lác, ngọng. Đồi ông hy vọng, đòi cha hy vọng, đờn con hy vọng…. hy vọng triền miên hóa điên cả dân tộc.

  4. Xem cái học viên QUỐC gia HCM với bao nhiêu ông bà viện trưởng giáo sư tiến sĩ hàng năm đào tạo hàng loạt cán bộ trung cao cấp toàn là chính trị Mac Lê nin để ra lãnh đạo nhiều lĩnh vực trong toàn xã hội thì biết VN sẽ đi đến đâu,vì vậy,ai làm bộ trưởng giáo dục cũng phải qua cái lò đào tạo ấy thì hi vọng chỉ là hi vọng mà thôi!

  5. Hanoi ! My beloved Hanoi !
    *******************************

    Hanoi ! Hanoi !
    It’s me I know
    There are Sunsets like that
    Where everything from the Vietnamese History …
    Falls down around You, my beloved Hanoi

    Without knowing much about
    Even the near Future
    In this uncertain Sino-Globalization
    Why forever look ahead
    Without ever kissing the arms, I know…
    It’s not the cure for everything,
    But it must be forced sometimes…

    Hanoi ! Hanoi !
    Today hurry, millions of Hanoians do live
    Without thinking and sacrificing as before

    Hanoi ! Hanoi !
    Today hurry, millions of Hanoians do live
    For herself or himself
    And completely indifferent
    Without thinking and sacrificing as before
    Hanoi’s people only live once…
    And millions of Hanoians don’t have time for everything,
    It seems that it’s already the end …
    Hanoi ! Hanoi !
    Today hurry, millions of Hanoians do live
    For herself or himself
    And completely indifferent
    Without thinking and sacrificing as before

    It’s not marked in the textbooks of History
    What’s most important in Life in this World toady
    Is never to live day to day
    But we must live for our beloved children’s Future

    This Time of ours is made of Love…
    Even if I do know I don’t have time
    To assure my sentiments…
    I have in my Dream
    About the Immortal Vietnam Spring
    Oh stronger and stronger every day
    Hope and Belief …

    Hanoi ! Hanoi !
    You know, no, that
    I have so much in my heart
    To fix my Past’s mistakes or to
    Now I must redo what’s left to do,
    Return to the Past …
    To learn its lessons
    To treat myself at the Present
    And to correct and reinvent my near Future

    Hanoi !, Hanoi !
    Do know how to stop
    Because today millions of Hanoians live madly so much
    But please one Life at a time…
    Barely the Time to know
    Else that it’s already too late…

    It seems that it’s already the end …
    Hanoi ! Hanoi !
    Today hurry, millions of Hanoians do live
    For herself or himself
    And completely indifferent
    Without thinking and sacrificing as before

    Mmmm, Hanoi !
    I do the turn of many LoveStories.
    I have plenty, plenty of Nostalgy, Faith and Fidelity
    But I have plenty, plenty of Courage, too
    To turn the pages, to know…
    Hanoi and I
    That our Time is running out sooner or later
    It’s never necessary to turn around and to say,
    “That it’s too late,
    To have grown older”
    Hanoi !, Hanoi !
    Please do never hoard
    The memories and the souvenirs,
    Things like that.
    Each regret is not worth it
    To keep us in that greatest regret…

    It’s not marked in the textbooks of History
    What’s most important in Life in this World toady
    Is never to live day to day
    But we must live for our beloved children’s Future

    This Time of ours is made of Love…
    Even if I do know I don’t have time
    To assure my sentiments…
    I have in my Dream
    About the Immortal Vietnam Spring
    Oh stronger and stronger every day
    Hope and Belief …
    Hanoi ! My beloved Hanoi !

    MILLIONS OF VIETNAMESE HONEST PEOPLE – TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

Comments are closed.