Quế Hương
17-12-2019
Tiếp theo kỳ 1
Nguyễn Trọng Phương sinh năm 1962 tại Quảng Nam. Trước đây Phương là PGĐ Trung tâm Y tế Hải Châu (tức BV Đa khoa Hải Châu). Giữa năm 2018, Giám đốc Nguyễn Văn Hải nghỉ hưu, Phương nhanh chân chạy chọt “kền kền” Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế.
Được sự giúp đỡ của một người quen là đại gia Trần Bảy, Giám đốc một cty chuyên về xây dựng và kinh doanh bất động sản, Phương tiếp cận với UBND quận Hải Châu, cùng với Ngô Thị Kim Yến đã làm “quy trình” đề bạt Nguyễn Trọng Phương, chuyển cho UBND TP, ra quyết định bổ nhiệm Phương làm Giám đốc Bệnh viện Hải Châu.
Ở Đà Nẵng, hầu hết các phó giám đốc, để “chạy” lên chức giám đốc bệnh viện, đều phải chung chi hai “cửa”, chỗ Giám đốc Sở và UBND TP.
Giá cả tuỳ theo bệnh viện đó “ngon” cỡ nào, ít thì vài tỷ, nhiều thì hàng chục tỷ, mới có vé ngồi vào ghế lãnh đạo bệnh viện. Từ đó, để thu hồi vốn bỏ ra, họ đều biến thành “kền kền”, hoá thân thành những kẻ chỉ biết hốt tiền của bá tánh về nhà, mặc kệ những đồng tiền ấy ngập mùi tanh của máu. Nguyễn Trọng Phương cũng ghi tên mình vào trong số ấy.
Nguyễn Trọng Phương cặp bồ với một điều dưỡng viên tên Trần Thị Vân. Cách đây ba năm, Vân đến tuổi 55 nghỉ hưu, không đành lòng nhìn người tình rời bệnh viện, Phương lúc ấy là phó Giám đốc, đã tác động để giữ hợp đồng cho Vân tiếp tục ở lại làm việc cho đến nay.
Phần mình, từ khi nhậm chức giám đốc bệnh viện, Phương ra sức bóc lột sức lao động của những sinh viên y dược phải làm việc không lương từ quý này sang quý khác, vì không có hợp đồng tuyển dụng; tổ chức tuyển dụng nhân sự mới để lấy tiền đầu vào, mỗi suất không dưới 200 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, Giám đốc Phương còn biến tướng các hình thức khám chữa bệnh, lách luật để trục lợi quỹ BHYT như báo chí đã đăng, mà chúng tôi trích lại một phần ở Kỳ 1.
Một người đồng lứa trường y với Nguyễn Trọng Phương mà chúng tôi đã có dịp nhắc đến, đó là “kền kền” Lê Thị Minh Nguyệt. Dù phu quân cũng là một Giám đốc bệnh viện, có học vị tiến sĩ, thế nhưng đồng tiền tanh tưởi, đã làm hư hỏng phẩm hạnh của một người phụ nữ như Nguyệt.
Là Giám đốc bệnh viện Sơn Trà, Nguyệt chỉ đạo “Minh ròm” tức Trưởng phòng kế toán Trần Ngọc Minh, rút ruột ngân sách nhà nước; từ nâng khống tiền mua thuốc, vật tư y tế, trục lợi BHYT, cắt xén các khoản chương trình “mục tiêu y tế cộng đồng”, đến mỗi suất xin đầu quân vào bệnh viện có giá 300 triệu đồng… Lê Thị Minh Nguyệt cũng đã kiếm vài trăm tỷ VNĐ trước khi nghỉ hưu.
Được biết, Nguyệt chơi rất thân với Ngô Thị Kim Yến. Năm 2011, sợ người khác cạnh tranh ghế, Ngô Thị Kim Yến cùng Lê Thị Minh Nguyệt rủ nhau ra Huế học lấy tấm bằng bác sĩ Chuyên khoa 2 ngành “Quản lý y tế”. Nhắc lại như thế, để thấy rằng bọn “kền kền” kết bè, kết lũ thế nào.
Có bạn gửi email hỏi: “Số phận các kền kền ngành y Đà Nẵng ra sao?” Xin thưa rằng, chúng đang sống đế vương:
– Lê Thị Quý vẫn “ôm” Bệnh viện Phụ nữ. Tiền lãi từ BV nhiều như thế, làm sao nhả ra được. Mấy tỷ đô la, anh ấy để lại, Quý vẫn thấy chưa đủ.
– Trịnh Lương Trân, cựu Giám đốc Sở Y tế, chỉ bị kỷ luật khiển trách về đảng, đang sống trong 5 căn nhà mặt phố và 2 căn biệt thự.
– Phạm Hùng Chiến, cựu Giám đốc Sở, quản lý 4 “túp lều” trên các đại lộ, 01 biệt thự và 01 hotel cao tầng. Chiều lại đi đánh tennis và cuối tuần đi săn tại một trang trại 15.000 m2 ở xã Hòa Phú, ngoại ô Đà Nẵng.
– Trần Ngọc Thạnh, Trần Cúc rung đùi bên vợ trẻ, trong các biệt thự trăm tỷ ven sông. Tiền cho thuê các lầu mặt phố và lãi từ hàng trăm tỷ ở ngân hàng… đủ để “xoá đói giảm nghèo”.
– Ngô Thị Kim Yến, Nguyễn Tuấn Việt vẫn hàng ngày “cổ cồn trắng” ra vào tòa nhà “trái bắp” nơi đặt Trung tâm Hành chính UBND TP để… làm việc. Chúng cố gắng kiếm thật nhiều tiền, để khi nào về đến… âm ty thì sẽ làm từ thiện ở đó.
Người ta vẫn hay gặp các “kền kền” lai vãng ở giảng đường các khoa y tại các đại học ở TP này. Họ đến đây làm gì nhỉ? Dạy cho sinh viên thủ đoạn ăn cướp tiền nhà nước, hay dạy cách “hút máu” và “bóp cổ” những dân nghèo, lương thiện? Chịu thua.
Quay trở lại vấn đề trục lợi BHYT của Bệnh viện Hải Châu, tội danh về “trục lợi bảo hiểm y tế” đã có quy định rõ ràng trong Bộ luật Hình sự. Mới đây, Hội đồng Thẩm phán Toà án Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 214 về tội gian lận BHXH, Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 của Bộ luật Hình sự.
Điều 215 về tội gian lận BHYT được hướng dẫn áp dụng như sau: Người lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh v.v… chiếm đoạt từ 10 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 10 năm,… Người phạm tội còn có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Vậy thì tại sao không xử lý được Giám đốc Nguyễn Trọng Phương và Bệnh viện Hải Châu, Đà Nẵng về việc “hút máu” BHYT?
Rất dễ hiểu, vì đã có bà ĐBQH, thành uỷ viên, đại biểu HĐND, bí thư đảng uỷ, giám đốc sở Y tế Ngô Thị Kim Yến bảo kê. Có lẽ thế lực bà ta quá lớn, đến nỗi cơ quan điều tra CA cũng e dè, mà Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng bó phép?
Thêm nữa, có thông tin một nhân vật được cho là bạn của Nguyễn Trọng Phương, là đại gia Trần Bảy cũng ra tay cứu bồ. Trần Bảy là Giám đốc Công ty Trần Nam Trung, ủy viên BCH của VCCI. Không biết Bảy dựa vào thế lực nào mà dám đe doạ cả nữ phóng viên Hoài Thu, PV thường trú của báo Công an Nhân dân, tại Đà Nẵng khi nữ nhà báo này có loạt bài điều tra về vụ trục lợi BHYT tại Bệnh viện Hải Châu đăng mấy kỳ trên báo CAND?
Cơ quan điều tra nên vào cuộc, có hay không việc dư luận xã hội cho rằng Trần Bảy gây sức ép lên cả lãnh đạo nhiều tờ báo, yêu cầu kỷ luật “cho thôi việc” những phóng viên đăng bài, trong đó có cả báo CAND, khi mà vị lãnh đạo báo này đang mang quân hàm cấp tướng.
Chúng tôi tạm khép lại vấn đề ở đây. Chỉ mong sao những bê bối trong ngành y Đà Nẵng sớm được các cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết. Thành phố Đà Nẵng này không lớn, nhà bố ruột của Thủ tướng cách Bệnh viện Hải Châu khoảng 1 kilomet, nhà mẹ vợ Thủ tướng cách bệnh viện này khoảng 700 mét và nhà anh trai Thủ tướng cũng chỉ cách trung tâm TP chưa đầy 3 kilomet. Chắc chắn, không có gì mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không biết.
Chúng tôi chỉ biết nói với Thủ tướng rằng, nếu không ra tay mạnh mẽ, cứ để “lũ kền kền” này nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, tác oai, tác quái, xà xẻo ngân sách, hút máu nhân dân, sống ký sinh trên những thân phận bệnh nhân, chà đạp đạo đức xã hội và thách thức pháp luật… là mang trọng tội với dân, với nước.
“Cơ quan điều tra nên vào cuộc, có hay không việc dư luận xã hội cho rằng Trần Bảy gây sức ép lên cả lãnh đạo nhiều tờ báo, yêu cầu kỷ luật “cho thôi việc” những phóng viên đăng bài, trong đó có cả báo CAND, khi mà vị lãnh đạo báo này đang mang quân hàm cấp tướng.”
-Trần Bảy hiện giờ đang “to hơn” Vũ nhôm nên chưa bị đụng đến, Ta ráng chờ thêm thời gian, đến lúc Trần Bảy “bằng” Vũ nhôm, khi đó sẽ xử lý Trần Bảy. Hi…hi…
Như đã bình, làm gì có pháp luật đẻ mà thách thức, làm gì còn hiến pháp để mà đi đúng lề. Nói với cái ông thủ tướng này làm gì, rất rỗi hơi, ông ta không có thì giờ đẻ mà học vỡ lòng một ngoại ngữ ngoài việc toan tính làm sao cho tràn hầu bao.
Tất cả hãy chĩa vào hạch tội tên bạo chúa tay trái cầm cờ máu và tay phải nắm chặt cờ liềm, đó mới chính là con kền kền chúa.