Hà Sĩ Phu
16-12-2109
Tiếp theo phần 1
3/ Chuyện nhỏ mới về Menras Hồ Cương Quyết, cũng hơi buồn một chút, nhưng mang đầy thông điệp hữu ích
Cái tên kép André Menras – Hồ Cương Quyết đã đại diện cho tấm lòng và lập trường rất Quốc tế Vô sản của người đảng viên hai quốc tịch Pháp-Việt. Nhưng ông Tây họ Hồ này “cương quyết” đến mức còn mang tính Việt Nam hơn nhiều người VN chính gốc, và CS hơn rất nhiều người CS.
Người nước ngoài có yêu VN thường chỉ yêu văn hóa VN, yêu con người VN, nhưng Menras yêu đến cả biên cương hải đảo VN, và khi thấy quê hương thứ hai này bị xâm lấn dã man thì ông đã “ngạc nhiên đến phẫn nộ, nhiều đêm không ngủ được” trong khi vô khối người VN vẫn ngủ ngon vì chẳng thấy đau, chẳng có chút gì ngạc nhiên và phẫn nộ.
Ông đau và phẫn nộ chẳng những ngang nhiên mặc áo NoU đi biểu tình mà còn làm phim Hoàng Sa VN-nỗi đau mất mát đem chiếu khắp nơi. Yêu đến như thế, thiết tưởng người được yêu phải cảm động đến run người và nâng niu ông hết mực, ngờ đâu chủ nhà lại cho người bám sát, nói xấu và cấm đoán ông bênh vực VN, bênh vực người mình yêu, vì bênh vực như thế thì xúc phạm đến kẻ thù xâm lược mà chủ nhà đang có nhiệm vụ phải bảo vệ (!). Sự ngược đời trái khoáy đến mức trời cũng không hiểu được ấy khiến trái tim yêu của ông không còn dám “thổn thức vì yêu” nữa mà bị trật khấc lộn xèo muốn nát vụn, buộc ông phải hồi hương về cái quê hương thứ nhất của ông. Lúc mới tới nước Việt ông “cương quyết” bao nhiêu thì khi phải xa rời nơi mình trót yêu, ông lại dùng dằng đau xót bấy nhiêu. Và thốt ra lời “Rời đi là chết đi một chút” (Partir, c’est mourir un peu).
Câu chuyện tình thế là sang bước ngoặt.
Lứa chúng tôi rơi rớt từ thời kỳ thuộc Pháp, được học tiếng Pháp chàng trai nào cũng nhớ câu phương ngôn Pháp “Aimer, c’est mourir un peu!” mà Xuân Diệu dịch thành thơ là “Yêu là chết trong lòng một ít”. Câu phương ngôn thật ý nhị, đánh trúng nỗi lòng những kẻ chớm yêu: Yêu là chết đấy, chẳng sung sướng gì đâu! Nhưng lại dỗ dành: chết một tý để biết xuýt xoa mê đắm thôi mà, đừng sợ! Chúng tôi viết câu phương ngôn Pháp vào sổ tay carnet, để bên bàn học. Nay thấy ông Menras than thân như vậy chúng tôi đồng cảm và thấu hiểu ngay nỗi lòng. Nhưng muốn thêm vào câu than của Menras mấy chữ “encore une fois” (Partir, c’est mourir un peu. encore une fois!), bởi khi yêu VN là đã “chết đi một chút” rồi nay phải dứt áo ra đi cũng chẳng sướng gì, có chết đi cũng là chết thêm một lần nữa. Hoặc thêm hẳn cho nhau một câu “Mourir, c’est se réveiller un peu!” (Chết, là tỉnh ngộ được một chút đấy!).
Việt-Pháp là một mối tình đậm sâu mà oan nghiệt. Pháp là căn cứ địa của Tình yêu Cộng sản lý tưởng, là an toàn khu của Trái tim CS trong công cuộc chiến đấu chống áp bức bất công của thế gian. Nhưng đội lên đầu một Trái tim lớn quá, nặng quá, cũng khó mà đi đến đích. Trái tim Cộng sản si tình thật đáng quý, đáng yêu, nhưng thật đáng thương vì chắc chắn nó bị phụ tình. Chính trái tim thi sĩ Xuân Diệu, người đã bị hút hồn bởi câu phương ngôn Pháp “Yêu là chết trong lòng một ít”, và bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp, đã “thổn thức” như sau, như một lời tâm sự gửi Menras hôm nay:
Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
– Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Thưa “đồng chí” Menras Hồ Cương Quyết. Mối tình Việt Pháp thật đậm sâu và oan nghiệt. ân oán nhập nhằng. VN bị CS hóa do phút dây oan nghiệt của Nguyễn Tất Thành ở Hội nghị Tours của Pháp, nơi có ĐCS rất danh tiếng. Nhưng Pháp cũng là một “bọn Tư bản-Thực dân” mà nhiều người CSVN đến nay vẫn còn căm ghét tất cả những gì liên quan (như vẫn còn ghét A. de Rhodes dù đã có công trong việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ). Hồ Chí Minh thành Cộng sản ở Pháp, nhưng người ta níu lấy “công lao” của HCM cũng chỉ còn ở cuộc trường kỳ đánh Pháp của ông Hồ. Pháp cũng là nơi cư trú của Phan Châu Trinh, người kịch liệt phản đối con đường mượn sức mạnh nước ngoài để giành độc lập và cứu nước, con đường mà về sau chính Nguyễn Tất Thành chủ trương. Pháp là nơi đã làm phát sinh hai tư tưởng đối lập Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.
Và người CS Việt Nam gốc Pháp Menras Hồ Cương Quyết cũng là hiện thân của mối tình sâu đậm và oan nghiệt đó. Những người dân chủ chúng tôi rất quý mến ông, một người Tây quá yêu nước Ta của chúng tôi, nên mới nói đùa với nhau rằng:
“Đồng chí” Hồ Cương Quyết ơi! Trong cuộc đấu tranh để sửa những lỗi lầm CS, phải đương đầu với một đội ngũ mà “trình độ Xây dựng Đảng” đều ở cấp Tiến sĩ trở lên, thà mất nước còn hơn mất đảng (chư hầu), thì ông thua là phải, thua mà vui vì biết vì sao mình thua, đồng chí ạ!
Tuy phải “Partir” nhưng “se réveiller un peu”! Vỡ mộng và vỡ lẽ ra rằng Chủ nghĩa CS chỉ có thể đập bỏ chứ không thể sửa chữa, người CS cấp cao nhất ở một nước CS mạnh nhất đã rút ra kết luận ấy trước chúng ta lâu rồi.
Chống lại chuyên chính giáo điều của ĐCS để chủ nghĩa CS trở nên nhân ái, dân chủ tự do thì bao nhiêu đồng chí “CS nhưng mà tốt” đã không được “mourir un peu” đâu, mà đã chết toàn phần (mourir cent pour cent) và chết ngay tút-suýt (mourir tout de suite) đấy thôi. Với người đã hết tuổi yêu đương si mê bồng bột, mà chỉ Chết một chút trong tâm hồn để đổi lấy cả Chân lý thời đại là sướng quá rồi. Nào ta nâng ly, có chai rượu vang Bordeaux superieur chính hiệu đây!
H.S.P. (16/12/2019)
Xem trong bài thấy ông HSP dùng lời lẽ “ngoại giao” với cái ông CS Pháp, nhưng nói thẳng cho André Menras biết rằng: Ông là người si mê chế độ CS đến ngu muội, còn muốn yêu VN theo tinh thần”quốc tế Vô sản”, muốn làm điều tốt mà không biết toàn bộ ĐCSVN đã tha hóa hoàn toàn, sẵn sàng bán nước để giữ thân phận một đảng chư hầu, không biết rằng “chế độ CS phải đập bỏ chứ không thể sửa đổi”. HSP bảo với Menras rằng: Nay mới vỡ mộng là muộn, tuy buồn một tý nhưng nhận ra cái chân lý đương nhiên ấy là tốt rồi, này có rượu đây uống đi, đừng than vãn nữa!
Xin lỗi ngàn lần ông Hà Sĩ Phu,một trong những trí thức hiềm hoi dưới
chế độ CS.tôi tán thành toàn bộ nội dung của bài trên nhưng xin góp ý
là có sự nhớ lầm ở đây thì phải ?
“Aimer,c’est mourir un peu” không phải là câu phương ngôn Pháp mà là
do nhà thơ Xuân Diệu “sửa lại”câu của một nhà văn Pháp nổi tiếng là đi
du lịch nhiều và khắp nơi trên thế giới “Partir,c’est mourir un peu” !
Riêng về ông André Menras theo như trong bài thì được biết là đảng viên
CS.Pháp-Việt.Nếu thế thì điều tôi lâu nay nghi ngờ hành tung của ông này
là có quan điểm thiên tả-thân cộng là sai mà là CS.”chính danh thủ phạm”
Chỉ riêng ông Tây này là nay mới ngã ngửa ra về mặt thật VC.trong thực tế
nên cứ ôm mối ân hận mãi còn ông Tây nữa cùng treo cớ MTGPMN.là ông
Jean Pierre Débris thì “tuyêt tích giang hồ”sau khi VC.chiếm miền Nam.Có
lẽ ông ta nhận ra ngay là mình bị lửa sau 1975 nên im hơi lặng tiếng ?
Tôi nghĩ sự khác nhau ở đây không có gì quan trọng. “Chết (trong lòng) một ít”, đó là Tình yêu (Aimer) hay sự ra đi (Partir) đều có lý cả. Tôi cũng biết đám học sinh Trung học thời đó rất khoái câu về Tình yêu (Aimer,c’est mourir un peu), nhưng cũng không biết nguyên ủy đấy vốn là “phương ngôn Pháp” hay “phương ngôn” đã qua cảm hứng của Xuân Diệu. Quan trọng là thời ấy văn hóa Pháp đã rất ảnh hưởng đến người Việt Nam, mà đó là ảnh hưởng tốt, ảnh hưởng lãng mạn rất con người.
Tôi nghĩ sự khác nhau ở đây không có gì quan trọng. “Chết (trong lòng) một ít”, đó là Tình yêu (Aimer) hay sự ra đi (Partir) đều có lý cả. Tôi cũng biết đám học sinh Trung học thời đó rất khoái câu về Tình yêu (Aimer,c’est mourir un peu), nhưng cũng không biết nguyên ủy đấy vốn là “phương ngôn Pháp” hay “phương ngôn” đã qua cảm hứng của Xuân Diệu. Quan trọng là thời ấy văn hóa Pháp đã rất ảnh hưởng đến người Việt Nam, mà đó là ảnh hưởng tốt, ảnh hưởng lãng mạn rất nhân văn..