Mạc Văn Trang
8-12-2019
Có một số người than thở: đất nước, xã hội có bao nhiêu vấn đề hệ trọng không quan tâm, dân mình chỉ biết cuồng bóng đá. Rồi bị nhà cầm quyền “chính trị hóa bóng đá”, ru ngủ thanh niên ta quên hết những chuyện quốc gia đại sự…
Tôi nghĩ, không riêng dân ta, dưới thể chế nào cũng vậy thôi, dân nhiều nước cuồng nhiệt với bóng đá, nhất là với Đội tuyển quốc gia, đó cũng là một đặc điểm mang bản sắc dân tộc. Một khi VUI, BUỒN, TỰ HÀO, THẤT VỌNG… với tinh thần, phong cách và kết quả thi đấu của Đội tuyển quốc gia, ở đó gắn liền TÌNH YÊU BÓNG ĐÁ với YÊU NƯỚC.
Tất nhiên cũng có người YÊU NƯỚC nhưng GHÉT BÓNG ĐÁ cũng không sao, vì bóng đá là môn thể thao, không phải ai cũng có hứng thú. Nhưng từ ghét bóng đá mà ghét những người yêu bóng đá thì rất sai lầm.
Cái ta cần phê phán là CUỒNG bóng đá rồi gây ra cảnh cá cược, được – thua mà đánh giết nhau; thắng thì đua xe, gây chết người; thua thì đập phá… Ngay ở trên sân, đội mình thua thì quậy phá rồi sau đó hành hung CĐV, cầu thủ đối phương…. Xem bóng đá xong rồi, đi cổ động xong rồi, hiện trường tan hoang, đầy rác rưởi… Đó là những cái cần phê phán.
Cho nên qua tình yêu bóng đá có thể giáo dục, xây dựng một nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng, xã hội. Đặc biệt khi hàng trăm ngàn người tự phát xuống đường BIỂU TÌNH ÔN HÒA biểu dương thành tích của Đội tuyển quốc gia, mà không gây bạo lực, hỗn loạn … là điều có ý nghĩa xã hội đặc biệt: Dân ta vẫn có một sức sống, một tinh thần dân tộc gắn kết nhau mạnh mẽ…
Chỉ khi một dân tộc, một xã hội vô hồn, lãnh cảm với tất cả, sống vật vờ, câm lặng, vô cảm với nhau, với tất cả thì mới là một dân tộc đang chết lâm sàng!
Dân tộc ta vẫn đầy sức sống. Chỉ cần từ Tình yêu bóng đá, nhích lên chuyển thêm sang TÌNH YÊU MÔI TRƯỜNG SỐNG, xuống đường đòi bảo vệ môi trường sống cho hôm nay và các thế hệ mai sau, sẽ là sự kiện có ý nghĩa xã mạnh mẽ; hay trong khi xuống đường cổ vũ bóng đá, mà có hàng ngàn người trẻ mặc ÁO THUN mang dòng chữ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA của VIỆT NAM… thì đó chính là từ TÌNH YÊU BÓNG ĐÁ mà thức tỉnh LÒNG YÊU NƯỚC… Và còn bao nhiêu hình thức sáng tạo, các bạn trẻ có thể nghĩ ra để kết hợp hai TÌNH YÊU này lại với nhau một cách sinh động.
Tôi rất yêu bóng đá, yêu Đội tuyển BĐ quốc gia và từ đó tôi càng yêu nước, yêu dân tộc mình và tin rằng, nếu mọi lĩnh vực, ta đều biết phá bỏ những quan niệm, rào cản, cách làm cổ hủ; ta biết tìm ra người LÃNH ĐẠO xứng tầm, tạo ra MÔI TRƯỜNG lành mạnh cho các TÀI NĂNG TRẺ PHÁT TRIỂN thì ta không thua kém các nước trong khu vực và sẽ vươn ra thế giới từng bước vững chắc.
Tôi là một FAN của Đội tuyển BĐQG. Tôi tin NHM có tình yêu BĐ cũng là những người yêu nước cuồng nhiêt, chưa có lúc biểu hiện mà thôi.
Tác giả MVT.có thể nói là một người lạc quan nhưng tôi sợ đó là lạc quan
dễ dãi và tếu táo.Chính vì bị chế độ kèm kẹp chặt chẽ qúa cho nên giới
trẻ đành phải dồn vui thú trong môn thể thao này thôi !
CS.đã làm mất dân khí của con cháu Tiên Rồng biến họ thành những con
người chỉ biết nghĩ tới lợi lộc tạm thời trước mắt và ngắn hạn,để biến VN.
thành thuộc địa của giắc Tàu Cộng theo kế “bất chiến tự nhiên thành” !
“Dân tộc ta vẫn đầy sức sống. Chỉ cần từ Tình yêu bóng đá, nhích lên chuyển thêm sang TÌNH YÊU MÔI TRƯỜNG SỐNG, xuống đường đòi bảo vệ môi trường sống cho hôm nay và các thế hệ mai sau, sẽ là sự kiện có ý nghĩa xã mạnh mẽ; hay trong khi xuống đường cổ vũ bóng đá, mà có hàng ngàn người trẻ mặc ÁO THUN mang dòng chữ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA của VIỆT NAM… thì đó chính là từ TÌNH YÊU BÓNG ĐÁ mà thức tỉnh LÒNG YÊU NƯỚC…” (Trích MVT ).
Người đọc hiểu ẩn ý của bác Trang. Nhưng “Yêu bóng đá và yêu nước” vẫn cứ ngăn cách nhau bởi chữ VÀ mà thôi. Vì người hâm mộ yêu bóng đá cuồng nhiệt thì chính quyền lợi dụng biến nó thành hành động chính trị, còn người yêu nước mặc áo có chữ “HS-TS-VN” thì bị bắt tù nên người ta lạnh nhạt cứ để “đảng và nhà nước lo”.
“Tôi nghĩ, không riêng dân ta, dưới thể chế nào cũng vậy thôi, dân nhiều nước cuồng nhiệt với bóng đá, nhất là với Đội tuyển quốc gia, đó cũng là một đặc điểm mang bản sắc dân tộc. Một khi VUI, BUỒN, TỰ HÀO, THẤT VỌNG… với tinh thần, phong cách và kết quả thi đấu của Đội tuyển quốc gia, ở đó gắn liền TÌNH YÊU BÓNG ĐÁ với YÊU NƯỚC”.
-Bác Mạc Văn Trang viết dòng trên là suy nghĩ riêng của Bác về “bản sắc dân tộc”, về “gắn liền TÌNH YÊU BÓNG ĐÁ với YÊU NƯỚC”. Có lẽ hành động của các fan bóng đá VN sau mỗi trận bóng phần nhiều là để thỏa mãn năng lượng dồn nén lâu ngày trong cơ thể cần phải giảm bớt. Bàn đến vấn đề yêu nước là đề tài rất rộng, đơn giản chỉ cần là mỗi ngày, trước khi làm việc gì hãy suy nghĩ, nếu nó ko đóng góp dc chút ít gì điều tốt cho cộng đồng thì nó cũng ko nên làm điều xấu cho cộng đồng. Khi đó, từng ngày trôi qua, ta sống ko cảm thấy hối tiếc. (cộng đồng: gia đình, họ hàng, hàng xóm, nhóm bạn, ….).
Người Scotland yêu bóng đá. Có đôi lần đội tuyển xứ sở của họ lọt được vào vòng chung kết WORLD CUP. Mỗi lần như vậy cổ động viên của họ đi theo đội tuyển rất đông. Sau mỗi trận đấu của đội nhà, dù thắng hay thua, họ đều đổ ra phố uống bia, nhảy múa hò hát với cả cổ động viên của đội đối phương.
Người Mỹ hình như không yêu bóng đá lắm. Nhưng họ có cái văn hóa hành xử với bên thua cuộc rất đáng suy ngẫm. Có lẽ có khá nhiều người Việt Nam ta biết sau cuộc nội chiến ở Mỹ, người miền Bắc thắng trận đã đối xử với người miền Nam thua trận ra sao. Và cả cách họ đối xử với dân Nhật, hoàng gia Nhật sau Thế chiến II thế nào để nước Nhật được như hôm nay.
Bây giờ ta hãy mở các trang mạng xem người Việt nói gì sau trận hòa loại được đội Thái lan khỏi vòng bảng một giải thể thao cấp vùng, một vùng trũng của thế giới về mọi phương diện ?
1- CS lợi dụng tinh thần thể thao của giới trẻ để hướng họ về phía “yêu đảng, yêu chế độ”.
Tác giả Mạc Văn Trang vạch rõ sự lợi dụng này để mọi người thêm hiểu rõ.
2- Mạc Văn Trang viết gì, bọn đểu bất cần đọc. Đã nhiều lần, nó cứ nhè cái tên để chửi.
Nghiem là một trong số đó.
Tôi đủ bằng chứng.
Loại ” VĂN CHƯƠNG HÒA VỐN” nhưng có tí lợi
Và nói cho rõ dạng 3 phải vì không có chính kiến, ồn ào tát nước theo mưa.
Cần phân biệt lòng yêu bóng đá và yêu quốc gia đồng bào. Tôi thấy anh Phúc và chị Ngân nghiêng ngả trên khán đài nhưng dưới con mắt thần dân anh chị này thuộc loại bán nước hay yêu nước?
Một rừng cờ đỏ và áo đỏ reo hò cổ vũ trong đó có mấy người nghe và biết về anh Trần huỳnh duy Thức chẳng hạn.
Các CĐV nước khác họ có cần đồng phục cờ và áo như mình không?, một trận bóng phe ta đá phe mình liệu có cần phả đỏ rực lên hay không?
Nhưng chắc chắn là nhà cầm quyền xoa tay vuốt râu, nghiêng áo dài thỏa mãn cơn xoa dịu lòng dân bằng môn bóng đá nam .
Tôi cũng mê như anh, không mang áo đỏ và treo cờ đỏ.
Liệu có cần thiết việc cho các em sau trận thắng vào lăng báo công với thi hài ông Hồ không?